Thiết kế logo theo phong thủy

 Những điều cần thể hiện trên logo:

- Logo có thể là tên, tên viết tắt hoặc các chữ cái đầu tên công ty được cách điệu; cũng có thể là hình ảnh đặc trưng của công ty hoặc một hình mẫu có ý nghĩa đối với công ty.

- Logo cần có một điểm tụ khí, điểm tụ khí có thể không chính tâm logo nhưng phải gần như là điểm nằm trên trục đối xứng của logo .

- Logo phải thể hiện được sự lưu thông của dòng khí, khi nhìn vào logo không có cảm giác luồng khí luẩn quẩn.

- Logo phải có tính cân bằng về âm dương ngũ hành, sự cân bằng này có thể thể hiện bằng màu sắc hay bằng hình khối (như ví dụ trên thì âm được coi là phần màu trắng còn dương được coi là phần màu xanh lá).

Những Yếu Tố Phong Thủy Trong Thiết Kế Logo

Tương sinh giữa các hành

- Thuyết âm dương ngũ hành về hình khối được quy định như sau: KIM (hình tròn, hình oval, hình elip, đường kẻ thẳng), MỘC (hình trụ tròn, hình chữ nhật), THUỶ (hình lượn sóng, hình zigzag), HOẢ (các hình có góc cạnh nhỏ hơn 900 như hình tam giác, hình chóp), THỔ (hình vuông, hình vuông có bo góc, hình chữ nhật có bo góc).
 
Tuỳ theo đặc điểm công ty, người có ảnh hưởng lớn nhất đến công ty... mà chọn các hình khối chủ đạo.

Sự tương sinh giữa các hành và các con số :
- Kim (tròn, trắng) và số 9 với thủy (zigzag, đen) và số 6.
- Mộc (chữ nhật, xanh lục) và số 8 với hỏa (tam giác, đỏ) và số 7.
- Thủy (zigzag, đen) và số 6 với mộc (chữ nhật, xanh lục) và số 8.
- Hỏa (tam giác, đỏ) và số 7 với thổ (vuông, vàng) và số 5.
- Thổ (vuông, vàng) và số 5 với kim (tròn, trắng) và số 9.

Màu sắc Phong Thủy thiết kế

Việc lựa chọn màu sắc phù hợp với sở thích, tính cách của bản thân cũng chính là màu sắc phù hợp với nguyên lý Ngũ Hành tương sinh, tương khắc. Đã có từ rất lâu đời và không thể tách rời với con người phương Đông chúng ta đó là Ngũ Hành trong phong thủy.


Màu sắc trong phong thủy chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hòa lý tưởng. Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi .
Theo nguyên lý Ngũ Hành, môi trường gồm 5 yếu tố: Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất) và mỗi yếu tố đều có những màu sắc đặc trưng.

- Màu Kim gồm: màu sáng và những sắc ánh kim

- Màu Mộc: màu xanh, màu lục

- Màu Thủy gồm: màu xanh biển sẫm, màu đen

- Màu Hỏa: màu đỏ, màu tím

- Màu Thổ gồm: màu nâu, vàng, cam

Tính tương sinh của Ngũ Hành: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc. Tính tương khắc của Ngũ Hành: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim. Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.

Việc lựa chọn màu theo sở thích hay chọn màu theo nguyên lý Ngũ Hành trong phong thủy là hai phương pháp khác nhau nhưng cùng chung một kết quả. Chúng tôi sẽ đưa ra một số ví dụ giúp bạn hiểu và hình dung thêm về màu sắc trong Ngũ Hành của thuật phong thủy được áp dụng trong nội thất kiến trúc.

Gia chủ mệnh Kim nên sử dụng tông màu sáng và những sắc ánh kim vì màu trắng là màu sở hữu của bản mệnh, ngoài ra kết hợp với các tông màu nâu, màu vàng vì đây là những màu sắc sinh vượng (Hoàng Thổ sinh Kim). Những màu này luôn đem lại niềm vui, sự may mắn cho gia chủ. Gia chủ phải tránh những màu sắc kiêng kỵ như màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa khắc Kim).

Cũng tương tự như vậy, gia chủ mệnh Thủy nên sử dụng tông màu đen, màu xanh biển sẫm, ngoài ra kết hợp với các tông màu trắng và những sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim sinh Thủy). Gia chủ nên tránh dùng những màu sắc kiêng kỵ như màu vàng đất, màu nâu (Hoàng Thổ khắc Thủy).

Gia chủ mệnh Mộc nên sử dụng tông màu xanh ngoài ra kết hợp với tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen sinh Mộc). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu trắng và sắc ánh kim (Màu trắng bạch kim khắc Mộc).
Gia chủ mệnh Hỏa nên sử dụng tông màu đỏ, màu hồng, màu tím ngoài ra kết hợp với các màu xanh (Thanh Mộc sinh Hỏa). Gia chủ nên tránh dùng những tông màu đen, màu xanh biển sẫm (nước đen khắc Hỏa).
Gia chủ mệnh Thổ nên sử dụng tông màu vàng đất, màu nâu, ngoài ra có thể kết hợp với màu hồng, màu đỏ, màu tím (Hồng Hỏa sinh Thổ). Màu xanh là màu sắc kiêng kỵ mà gia chủ nên tránh dùng (Thanh Mộc khắc Thổ).
Nắm được các quy luật trên kết hợp cùng nhà thiết kế, bạn sẽ có được đúng màu sắc hợp với Ngũ Hành của mình.
Một đời sống an lành phải đạt được sự cân bằng và hài hoà giữa âm và dương.

IDIBRAND-phongthuy1

Một mẫu thiết kế, một bức tranh hoàn mỹ phải áp dụng luật cân bằng âm dương.

Vì vậy màu sắc cũng được phân loại thành màu Âm và màu Dương và nó cũng được vận dụng trong thuyết ngũ hành.
Các màu nóng như Đỏ - Cam – Vàng là màu Dương ( Trong vòng tròn màu cơ bản nó là các màu từ 01 đến 48)
Các màu lạnh như Xanh dương – Xanh lá cây là màu Âm ( Từ các màu 49 đến 96)

Màu sắc tương thích trong thuyết ngũ hành có thể giải thích được tất cả

Kim = tượng trưng cho màu trắng.
Mộc = Xanh lục.
Thuỷ = Đen.
Hoả = Đỏ.
Thổ = Vàng.

IDIBRAND-phongthuy2

Bất cứ hành nào trong ngũ hành cũng đều tương quan với các hành khác theo quan hệ tương sinh hay tương khắc

Các hành tương sinh và có thể phối hợp với nhau

Thủy và Mộc = Đen và Xanh lục. 
Mộc và Hoả = Xanh lục và Đỏ.
Hoả và Thổ = Đỏ và Vàng.
Thổ và Kim = Vàng và Trắng.
Kim và Thủy = Trắng và Đen. 

IDIBRAND-phongthuy3

Các hành tương khắc và không thể phối hợp

Thổ và Thuỷ = Vàng và Đen.
Thủy và Hoả = Đen và Đỏ.
Hoả và Kim = Đỏ và Trắng.
Kim và Mộc = Trắng và Xanh lục.
Mộc và Thổ = Xanh lục và Vàng.

Tương tự như vậy khi phối màu từ 02 màu trở lên người ta cũng áp dụng các nguyên tắc tương sinh và tương khắc

IDIBRAND-phongthuy4

Phối hợp ba hành để có sự tương sinh
• Kim - Thuỷ - Mộc = Trắng – Đen – Xanh lục.
• Mộc - Hoả - Thổ = Xanh lục - Đỏ - Vàng.
• Thổ - Kim - Thủy = Vàng - Trắng – Đen …

 Những điểm cần tránh khi thiết kế logo:

- Logo không chứa các cạnh sắc nhọn chĩa thẳng vào tên công ty, tên người, hoặc tên các văn bản liên quan... Có thể sử dụng các góc cạnh sắc nhọn nhưng các góc cạnh đó phải toả ra nhiều hướng, tạo sự cân bằng trong các hướng. Nhìn chung xu hướng thiết kế logo có chứa các góc cạnh sắc nhọn nên hạn chế, trừ phi đó là một ý tưởng tuyệt vời.

- Không thiết kế logo quá nhiều màu, số màu thường không quá 3, tốt nhất chỉ từ 1 - 2 màu. Tuy vậy có một số công ty sử dụng nhiều màu nhưng đó thường là sự hội tụ của 7 sắc cầu vồng.

- Không nên thiết kế logo có dạng 3D (cần phân biệt hình 3D với hình nổi), các hình 3D thường tạo nên luồng khí "quẩn", khó lưu thông, tạo cảm giác bí bách.
Các bài viết khác