Phong thủy phòng khách đón xuân


     phong, thuy, phong, khach, phong, thủy, phòng khách
Phong thủy tương tự như thuật châm cứu cho ngôi nhà của bạn, năng lượng có thể thịnh hay suy bởi vị trí của ngôi nhà và sự tương quan giữa các phòng ốc hoặc của những vật thể khác. Điều này đã được nghiên cứu qua nhiều thế kỷ thông qua công tác quan sát và thực hành. Phong thủy phòng khách chủ yếu bao gồm các phương diện: vị trí phòng khách, màu sắc cơ bản phòng khách, bài trí nội thất phòng khách.

Vị trí phòng khách:

Nếu có điều kiện về không gian phòng khách nên thiết kế tại mặt trước của căn nhà, như vậy sẽ đảm bảo tính tư mật và sự yên tĩnh cho phòng ngủ và phòng sách. Nếu không nên lựa chọn không gian có khí trường tốt để thiết kế phòng khách.

Trong phong thủy có khái niệm về tâm của ngôi nhà và các phòng ốc gọi là “hoàng cực”. “Hoàng cực” trong ngôi nhà được phân thành hoàng cực đại và hoàng cực tiểu.Đại hoàng cực là điểm trung tâm của cả căn nhà, tiểu hoàng cực là điểm trung tâm của một căn phòng nào đó. Nguyên tắc phong thủy là tại các “hoàng cực” tuyệt đối không bày biện những vật đặc, nặng, nước vì sẽ lấp mất “huyệt nhãn”, ảnh hưởng tới việc phát sinh khí và khí vượng. Tại hoàng cực của phòng khách nên là không gian cộng hưởng, thong thoáng giúp cho sinh khí và khí vượng thoát ra phát tán toàn bộ căn nhà.

Cửa của phòng khách bao gồm cửa sổ và cửa ra vào tuỳ vào độ rộng lớn của mặt bằng để bố trí số lượng cwar và diện tích. Nhưng không nên quá ít cửa, không gian tù túng, trệ khí nhưng cũng không nên nhiều quá nhất là cửa sổ bởi dương khí quá nhiều, dòng khí bị phân tán…cần đảm bảo nguyên tắc “thái quá bất cập” của phong thủy.


                        http://phongthuyvnn.com

Màu sắc của phòng khách:

Màu sắc có khả năng tương tác mạnh đến tâm lý của người sống trong không gian đó nên màu sắc của phòng khách phải tạo cảm giác thoải mái, tao nhã, thoáng rộng khiến cho người khách khi đến nhà có thiện cảm với chủ nhân. Màu sắc của phòng khách dù là màu gì cũng phải đảm bảo yêu cầu quan trọng là có sự biến đổi từ sàn nhà, tường nhà đến trần nhà. Trần nhà phải luôn có gam màu sang nhất, nền nhà phải luôn có gam màu sẫm nhât còn gam màu tường trung hoà ở giữa nhằm tạo cảm giác cân bằng về tâm lý đối với người ở vì theo phong thuỷ trần nhà phòng khách tượng trưng cho trời, nền nhà tượng trưng cho đất.

Màu sắc của phòng khách có tông màu gì là chính phải căn cứ vào phương vị của phòng khách và sâu hơn nữa trong phong thủy còn mang mục đích kích hoạt hay chế hoà sát khí. Thông thường chọn màu Kim trắng, Mộc xanh lá, Thủy xanh da trời, Hoả đỏ, Thổ vàng để làm màu cơ bản cần trang trí.

Phòng khách ở phương Bắc: mặt tường sơn màu xanh lá cây nhạt hoặc màu xanh nước biển, rèm cửa sổ không hợp với màu sắc sặc sỡ.

Phòng khách ở phươngNam: mặt tường sơn  vẫn dùng màu xanh lá cây nhạt, màu hoa hôngf nhạt, da cam nhạt

Phòng khách ở phươngTây, Tây Bắc: sơn màu trắng trên nền màu trắng có hoa văn màu vàng nhạt, rèm cửa sổ có thể dùng màu vàng kim đồng thời lót thêm màu trắng trong suốt của vải the.

Phòng khách ở phương Đông, Đông Nam: sơn màu xanh cây cỏ, xanh da trời nhạt, tím nhạt, rèm cửa sổ có thể chọn dùng rèm có vẽ hình hoa cỏ hoặc lá trúc xanh.

Phòng khách ở phương Đông Bắc, Tây Nam, trung cung ngôi nhà thì mặt tường sơn màu vàng nhạt, ghế sofa có thể dùng gam màu cà phê, rèm cửa sổ có thể lấy màu vàng nhạt, cà phê hoặc hoa văn màu đậm khác trừ màu đen.


                        http://phongthuyvnn.com

Bài trí nội thất trong phòng khách:

Phòng khách – living room là nơi mọi người tụ họp, nghỉ ngơi nên không gian cần tạo cảm giác thoáng rộng, dòng khí phải được lưu thông, đủ ánh sáng  tự nhiên. Đồ bày trong phòng khách tuyệt đối không quá nhiều, đường đi lối lại phải thuận lợi. Bàn ghế bài trí theo thế “ngưỡng khí” còn gọi là thế “ngưỡng khách”, thế thu vào “thôi tài” thế hưởng lợi đặc biệt là ghế của chủ nhân tuyệt đối không ngồi quay lưng ra cửa chính. Nếu quay lưng ra cửa sổ phải kéo kính, kéo rèm tránh rơi vào thế bị động, thế bất ổn.

Trong phòng khách nếu có quá nhiều dầm xà nên làm trần giả che dầm xà, tránh kê bàn ghế dưới dầm xà.

Phòng khách nếu kết hợp thờ cúng thần vị thì phải sắp đặt theo những điểm chính trong cách bài trí ban thờ riêng. Phải dựa trên tinh thần: Kính thần như thần đang có thật, tránh sắp đặt qua loa, thái đọ phải thành khẩn, tôn kính.

Két sắt không thích hợp bày biện trong phòng khách dù là két sắt chỉ đựng giấy tờ.

Bồn cây, bể nước không nên quá nhiều và phải được thay nước sạch sẽ tránh tù đọng, ẩm thấp, âm thịnh dương suy.

Tránh chơi cây có gai, cây thân rỗng trong nhà với cây thân rỗng nếu chơi phài buộc dây đỏ lên cây.

Khi phòng khách nằm ngay mặt trước nhà giá tủ để giày dép đặt phía tay phải cửa ra vào và không nên quá cao, độ cao thông thường dưới hông người lớn.

Tranh ảnh treo có nội dung tích cực màu sắc tươi sáng, phù hợp với không gian tường treo.

Tránh bài trí những tượng, đồ vật có hình dáng quái dị gây phản cảm hoặc sợ hãi trong phòng khách.

Các hình tượng vật phẩm, linh vật cát tường mà người  Á Đông thường bài trí trong phòng khách:

Thuyền lớn nhập cảng:

Tàu thuyền trong tranh hoặc những mô hình tàu thuyền chất đầy vàng bạc châu báu với mũi thuyền quay vào nhà là nhằm chỉ “ tài lộc nhập gia”.

Nước chảy vào trong:

“Thủy chủ tài” nên phải đổ vào trong, không đổ ra ngoài cửa xuất hiện nhiều ở các sản phẩm phong thủy luân. Đơn giản hơn các bình đựng nước có vòi tuyệt đối không để vòi hướng ra cửa.

Bài trí tranh ảnh hoặc tượng rồng phải để đầu rồng chầu về phía nước hoặc phun nước.

Bài trí kiếm dù là kiếm gỗ hay kiếm bằng kim khí cũng đều nên có tua màu đỏ ở phía tay cầm để trở nên mềm mại tránh tạo sát khí.

Ngựa tượng trưng cho tài lộc đi với khỉ mang ý nghĩa nhanh chóng thang quan tiến chức nên hay được bày trong phòng khách, nhưng cần chú ý đầu ngựa hướng ra ngoài, đầu ngựa hướng ra ngoài để cầu tài cầu lộc.

Riêng bày hươu thì phải quay đầu vào trong bởi “Hươu” âm Hán Việt là “ Lộc”, đầu hươu quay vào có nghĩa là “Lộc đáo gia”

Năm nay năm Quý Tị hình tượng là Rắn trong cỏ - Thảo trung chi xà. Hình tượng rắn tượng trưng cho trí tuệ, sự khôn ngoan, trong tín nghưỡng phồn thực Rắn biểu tượng cho sự sinh sản. Phật thoại đã mô tả cuộc đời của Đức Phật từ khi ngài mới đản sinh cho đến khi nhập cõi Niết Bàn đều có liên quan ít nhiều đến rắn Naga. Câu chuyện đầu tiên khi hoàng hậu Maya hạ sinh ngài tại vườn Lâm Tì Ni, Thái tử Tất Đạt Đa được một vua rắn Naga chín đầu phun nước tắm, điển tích này được người Trung Hoa mô tả bằng đề tài điêu khắc là hình tượng chín con rồng bao quanh Đức Phật sơ sinh, mà người ta quen gọi là “Tượng Cửu Long”. Loại tượng này rất dễ tìm thấy trong các ngôi chùa Phật giáo Bắc tông (Mahayana Buddhism). Một câu chuyện khác lại kể rằng, rắn Naga chính là vị thần Hộ pháp (Dvarapala) canh giử viên ngọc của mọi điều ước, viên ngọc ấy cũng tượng trưng cho Tam Bảo của nhà Phật (Buddha: Phật; Dahma: Pháp, Sangha: Tăng). Trong tập Bổn Sanh Kinh (Jataka) cũng có những câu chuyện kể về tiền kiếp của Đức Phật Gautama (Cồ Đàm) trong kiếp hóa thân của một con rắn Naga. Song có lẽ câu chuyện nổi tiếng nhất có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc của người Khmer và người Môn là câu chuyện về Đức Phật tọa thiền trên mình rắn Naga. Trong sự tích này kể về “Bảy ngày tu đầu tiên của Đức Phật”, khi ngài đang đang tọa thiền dưới cội Bồ Đề (Boddhi) thì một cơn mưa trái mùa như trút nước dội xuống thân thể ngài, đúng lúc đó một vị vua rắn Naga liền bò ra khỏi nơi trú ẩn của mình, cuộn mình thành bảy vòng tròn, nâng Đức Phật lên khỏi dòng nước đang chảy xiết và dùng bảy chiếc đầu của mình làm thành một chiếc táng che chỡ cho Đức Phật. Kiểu tượng “Phật ngồi trên mình rắn Naga” cũng là một phong cách điêu khắc phổ biến trong thời kì văn hóa Angkor (thế kỷ 10 – 13).
Rắn là loài phúc linh đặc biệt hợp với những người tuổi Dậu, tuổi Sửu trong bộ tam hợp Tị - Dậu - Sửu. Khi bài trí tượng Rắn chỉ cần chú ý không bài trí tại Sơn Hợi – la bàn đo từ tâm nhà có toạ độ 322,5-337,5 ( thuộc 24sơn) mà thôi. Tượng Rắn nếu ngậm viên châu thì không để nhìn ra cửa mà chầu mặt chủ. Còn nếu tượng Rắn miệng có lưỡi, miệng rỗng thì cho nhìn ra cửa hoặc nhìn ngang nhà, không đặt tượng Rắn chầu chủ lúc này. Tuyệt đối không được đặt tượng Rắn nhìn đối diện với bàn thờ với những phòng khách có kết hợp không gian thờ tự.
Không bài trí tượng Rắn gần tượng Chim ưng, Đại Bàng, Điểu...

Bài trí tất cả các loài chim như chim ưng, chim đại bang…đầu chim hướng ra ngoài vì tránh “ chim sa cá nhảy”.

Các linh vật:

1.Hình tượng ba loài vật là Tỳ Hưu, Kỳ Lân, Long Mã thì phải đặt hướng đầu về phía của chính hoặc cửa sổ vì tương truyền ăn tài khí của bốn phương, trừ tà, chiêu tài, hoạch tài…:

Tỳ hưu (còn được gọi là: Tịch tà, Thiên lộc) là loài thú có 1 sừng, mình có lông dài, xoắn quăn có nhiều công dụng trừ tà (tịch tà), mang lại tài lộc( thôi tài)… dễ sử dụng


                        http://phongthuyvnn.com


 Nghê : không có sừng, lông uốn xoăn, hàm răng nanh sắc nhọn thường được sử dụng để trấn sát, trừ tà, mang tính bảo vệ chủ nhân là chính. Nếu để trên bàn, con đực đặt bên trái, con cái đặt bên phải (từ ghế ngồi nhìn ra bàn).

Long Mã (ngựa rồng ) là sự kết hợp của hai hình tượng ngựa và rồng với đầu rồng, thân ngựa biểu thị khát vọng lớn, tinh thần cạnh tranh, sức khoẻ tốt, tính kiên trì và danh tiếng mang tính hỗ trợ cho chủ nhân.





                        http://phongthuyvnn.com

2.Hình tượng ba loài vật: Tam cước thiềm thừ,Voi, Cá (cá chép hoặc long ngư) thì ngược lại phải quay

đầu hướng vào nhà không hướng ra của sổ hay cửa chính.

Tam cước thiềm thừ (cóc ba chân) (còn gọi là Kim thiềm) là một loài cóc có ba chân, linh thú này trên lưng cõng Bắc đẩu thất tinh, đầu đội thái cực lưỡng nghi, chân đạp nguyên bảo sơn miệng ngậm hai xâu tiền theo tương truyền linh thú này thổ tiền nên phải quay đầu vào.


Cá chép, long ngư (cá đầu rồng) là hình tượng mang tài lộc sự giàu sang, tiền bạc và sự phát triển mạnh mẽ…


Voi là hình tượng biểu trưng cho sự vững mạnh, linh thú này là một trong bảy báu vật của đạo Phật tiếp them sưc mạnh và quyền lực cho chủ nhân…



Ngoài ra còn có các loài vật khác như tê giác tượng trưng sức mạnh (quay đầu ra), lạc đà tượng trưng cho sự kiên nhẫn và khả năng kiềm chế cũng như khả năng tích trữ, cầm cự (quay đàu vào)…

 

 

 


Riêng hình tượng loài rùa hay hình tương quy long (rùa đầu rồng) dù đây là vật phẩm cát tường biểu thị cho khát vọng, trí thông minh, địa vị , tuổi thọ, sự hoà thuận nhưng tuyệt đối không nên bài trí trên mặt bàn làm việc..



Chúng chỉ có thể bầy trên bàn làm việc khi kết hợp với hình tượng gậy như ý, đồ hình bát quái, lưỡng nghi.

Bài viết đăng trên Tạp chí Đàn Ông

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà

Chuyên viên đào tạo phong thủy cao cấp

Trưởng ban biên tập chuyên trang Phong thủy Tạp chí Đàn Ông