Phong Thủy Huyền Không phần 12- Chính thần, linh thần

Chính Thần

Như chúng ta đã biết, trong Lạc Thư thì địa bàn phân bố của 9 số như sau:

http://www.phongthuyhoangdien.com/images/Post/chinhthanlinhthan/lacThu_cuu%20tinh.jpg
Vì mỗi số vừa quản thủ 1 vận (từ vận 1 tới vận 9), vừa làm bá chủ 1 khu vực, cho nên 1 khi tới vận của số nào thì số đó được coi như Chính Thần đương vận, và khu vực có số đó cai quản được coi là khu vực của Chính Thần trong vận đó.

Lấy thí dụ như vận 1 Thượng nguyên thì số 1 sẽ được coi là Chính Thần đương vận (tức vượng khí), còn khu vực phía BẮC (tức phương KHẢM) sẽ được coi là khu vực của Chính Thần trong vận đó. Tương tự như thế, khi bước sang vận 2 thì số 2 sẽ được coi là Chính Thần của đương vận, và khu vực phía TÂY NAM (phương KHÔN) sẽ là khu vực của Chính Thần trong vận đó...

Riêng đối với số 5 vì nằm tại trung cung, không có phương vị nhất định, nên khi tới vận 5 thì 10 năm đầu lấy phía TÂY NAM làm khu vực của Chính Thần, còn 10 năm cuối lấy khu vực phía ĐÔNG BẮC làm khu vực của Chính Thần.

Vì Chính Thần là khu vực có vượng khí của sơn mạch, cho nên khu vực này cần có núi cao, hoặc có thực địa vững chắc. Nếu được như thế thì nhà cửa hoặc làng mạc hay thành phố... sẽ được bình yên hay vượng phát trong nguyên, vận đó. Ngược lại, nếu khu vực của Chính Thần mà có ngã ba sông (nơi 2 con sông nhập lại), hay có ao, hồ, sông, biển lớn... thì nhà cửa hay làng mạc, thành phố đó sẽ phát sinh nhiều hung họa trong nguyên vận đó. Do đó, khu vực của Chính thần không được có thủy, nếu có sẽ chủ tai họa. Vì vậy, thủy nằm trong khu vực của Chính thần được gọi là “LINH THỦY” (thủy thất vận chủ tai họa).

Thí dụ: vào vận 8 Hạ nguyên thì khu vực của Chính thần sẽ là khu vực phía ĐÔNG BẮC (vì đó là phương vị của số 8). Cho nên nếu khu vực phía ĐÔNG BẮC của 1 căn nhà, 1 ngôi làng hay 1 thành phố... mà có núi từ xa tiến tới, hay có dải đất dài từ phía đó tiến tới thì căn nhà hoặc ngôi làng hay thành phố đó trong vận 8 sẽ được sung túc, làm ăn thịnh vượng, yên ổn. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có cửa biển, hoặc nơi tụ hội của 2 dòng sông, hay có sông lớn chảy qua... thì căn nhà hoặc ngôi làng hay thành phố đó sẽ gặp nhiều hung họa trong vận 8.

Linh thần

Là khu vực đối diện với khu vực của Chính Thần. Lấy thí dụ như trong vận 1 thì khu vực của Chính Thần là ở phía BẮC, cho nên khu vực của Linh thần sẽ là ở phía NAM. Do đó, dựa vào vị trí những khu vực của Chính thần mà ta sẽ có những khu vực của Linh Thần theo từng vận như sau:

http://www.phongthuyhoangdien.com/images/Post/chinhthanlinhthan/linhthan-chinhthan.jpg
Riêng với Vận 5 vì trong 10 năm đầu dùng khu vực phía TÂY NAM làm Chính Thần, nên lấy khu vực phía ĐÔNG BẮC làm Linh Thần. Còn trong 10 năm cuối dùng khu vực phía ĐÔNG BẮC làm Chính Thần, nên lấy khu vực phía TÂY NAM làm Linh Thần.

Một vấn đề trọng yếu trong việc xác định phương vị của Linh Thần là khu vực này cần có thủy cửa sông, hồ, cửa biển..., nếu được như thế thì những căn nhà hay những làng mạc, đô thị... sẽ trở nên phồn thịnh, sầm uất trong vận đó. Cho nên thủy nằm tại khu vực của Linh Thần lại được gọi là “CHÍNH THỦY” (tức thủy tốt hay vượng thủy). Ngược lại, nếu khu vực này lại có long hành tiến tới, hay dải đất chạy từ đó tới thì sẽ chủ suy bại hoặc có nhiều tai biến.

Thí dụ như trong vận 8, phương vị của Linh thần sẽ nằm ở phía TÂY NAM. Do đó, nếu khu vực đó của nhà ở hay làng mạc, đô thị... mà có ao, hồ, sông, hoặc cửa biển... thì rất tốt, chủ vượng phát về mọi mặt. Ngược lại, nếu khu vực đó lại có thế núi hay thế đất tiến tới thì căn nhà hoặc ngôi làng hay đô thị đó sẽ gặp nhiều tai biến, hung họa.

Những trường hợp ngoại lệ

Vấn đề khảo sát những khu vực của Chính Thần, Linh Thần, cũng như những yếu tố chúng cần có hay không thể có... chủ yếu là dùng để luận đoán vận khí hưng, suy của 1 khu vực, 1 thành phố hay 1 quốc gia... Còn riêng với vận khí của nhà ở thì trước tiên vẫn phải xem xét khu vực của các khí sinh, vượng hay suy, tử là nằm tại phương nào? Sau đó mới phối hợp với các phương vị của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra khu vực nào nên có thủy, khu vực nào nên có núi..., chứ không nhất thiết là khu vực của Chính Thần phải có núi, còn khu vực của Linh Thần phải có thủy.

Thí dụ 1: Nhà tọa Mùi hướng Sửu, nhập trạch trong vận 8.
http://www.phongthuyhoangdien.com/images/Post/chinhthanlinhthan/ngoai_le_mui-suu-v8.jpg Nếu an tinh bàn trạch vận thì sẽ thấy hướng tinh số 8 tới phía ĐÔNG BẮC, còn hướng tinh số 5 tới phía TÂY NAM. Nếu theo những nguyên lý về Chính Thần và Linh Thần ở trên thì phía ĐÔNG BẮC cần có núi, còn phía TÂY NAM cần có thủy. Nhưng vì vượng khí (của Hướng tinh) số 8 đang chiếu tới phía ĐÔNG BẮC, nên khu vực này của căn nhà lại cần có thủy, chứ không được có núi. Nếu có núi ắt tài lộc của gia đình sẽ suy bại, còn nếu có thủy thì vấn đề làm ăn, sinh sống mới được tốt đẹp. Ngược lại, khu vực phía TÂY NAM tuy là khu vực của Linh Thần, nên theo nguyên lý thì cần Thủy. Nhưng vì khu vực này có tử khí (của Hướng tinh) Ngũ Hoàng chiếu tới, cho nên lại không được có thủy. Nếu có thủy tất chủ đại hao tán tiền bạc, kèm thêm bệnh tật hoặc tai họa nghiêm trọng cho người trong nhà. Còn nếu khu vực này có núi thì mọi sự sẽ trở nên tốt đẹp.

Thí dụ 2: Nhà tọa Ngọ hướng Tý, nhập trạch trong Vận 8.

http://www.phongthuyhoangdien.com/images/Post/chinhthanlinhthan/ngoai_le_ngo-ty-v8.jpg

Nếu an tinh bàn cho trạch vận thì sẽ thấy Hướng tinh số 7 tới khu vực phía ĐÔNG BẮC, còn hướng tinh số 1 sẽ tới khu vực phía TÂY NAM. Vì số 7 là suy khí của Vận 8, nên không thể có thủy tại nơi đó. Khu vực này cũng là khu vực của Chính Thần, cần có núi thì tốt, có thủy chủ phá tài. Cho nên khu vực phía ĐÔNG BẮC của nhà này cần có núi mới tốt, nếu có thủy thì xấu. Ngược lại, Hướng tinh 1 là sinh khí của vận 8 tới phía TÂY NAM, nên nơi này cần có thủy. Khu vực này cũng là khu vực của Linh Thần, nếu gặp thủy sẽ chủ phát về tài lộc. Cho nên khu vực phía TÂY NAM của nhà này nếu có thủy là tốt, có núi là xấu.

Cho nên đối với nhà cửa thì điều quan trọng vẫn và phương vị của các phi tinh, rồi sau đó mới phối hợp với nguyên lý của Chính Thần, Linh Thần mà tìm ra những nơi cần có núi, những nơi cần có thủy. Có như thế mới bảo đảm cho mọi sự được hoàn mỹ, tốt đẹp. Chứ không thể áp dụng những nguyên lý về Chính Thần hay Linh Thần 1 cách mày móc, vì như thế sẽ có thể phạm phải nhiều sai làm đáng tiếc mà chuốc lấy nhiều tai họa.

Nguồn tin:Chuyên gia phong thủy Bình Nguyên Quân