Hạnh phúc của người Phật tử
Hạnh phúc, an lạc của sự giải thoát không cần phải tìm ở đâu xa hay ở thế giới nào cả, hay đợi đến bao giờ cả mà nó đang có chính ở đây, ngay bây giờ nếu chúng ta sống bằng trí tuệ...
Sinh ra và lớn lên trong thế gian này, chúng ta đã mang theo mình những hành động từ quá khư,ù để nhận lấy, rồi mất đi những kết quả trong hiện tại và tiếp tục thu thập hành trang cho đời sống vị lai. Suốt quá trình mà chúng ta được hay bị nhận lấy, mất đi và thu thập đó được gọi là đời sống, kiếp sống, kiếp người vv..Gọi là đời sống, kỳ thật chỉ là một quá trình theo tuổi thọ , bằng hếùt cả ý chí ( cetanà_tư tâm sở_ nghiệp) , bằng mọi phương tiện, chúng ta làm thoả mãn sáu giác quan của mình bằng sáu đối tượng của nó. Những đối tượng đó theo tâm lý học của Phật giáo là màu sắc hình dạng, âm thanh, mùi, vị, đối tượng xúc chạm và pháp trần( sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Cụ thể là những tiện nghi vật chất như nhà cửa, xe cộ, những phương tiện giải trí như ca nhạc, hội hoạ, bóng đá, du lịch, những món ăn, y phục thời trang, mỹ phẩm, tiền bạc, địa vị vv và vv…
Những tiện nghi ấy, những phương tiện ấy có được, do một phần là kết quả của nghiệp thiện, phước báo mà chúng ta đã làm trong quá khứ, một phần do sự lao động chân chính của chúng ta từ chất xám và đôi tay trong hiện tại. Theo Phật giáo, chúng ta hưởng thụ chúng là hoàn toàn hợp lý.
Đức Phật không hề kêu gọi người Phật tử, hay mọi người phải cam chịu sống đời nghèo khổ, không được hưởng thụ, không được làm giàu.
Đức Phật đưa ra bốn nguyên tắc đem đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho người Phật tử:
1. Đầy đủ nghề nghiệp mưu sinh_ Phương tiện cụ túc:
Có nghề nghiệp để mưu sinh, ổn định, giỏi kỹ thuật, làm một cách chuyên cần, bằng sự tư duy tự mình làm và điều khiển người khác làm để phát triển nghề nghiệp ấy, xây dựng đời sống đầy đủ về vật chất bằng phương tiện chân chính. Đối với người thanh thiếu niên thì phải học văn hoá, nghề nghiệp.
2. Đầy đủ phòng hộ_ thủ hộ cụ túc:
Đối với những tài sản làm ra được, do lao động đổ mồ hôi một cách chân chính, thu hoạch đúng pháp thì giữ gìn, phòng hộ và bảo vệ chúng, không để bị mất mát bởi vua chúa quan quyền, trộm cướp, hoả hoạn, bão lụt, hay các người con hư hỏng.
3. Làm bạn với thiện_ thiện tri thức cụ túc:
Sống ở đâu, có những người thanh thiếu niên hay người đứng tuổi, mà có những đức tính như lòng tin, có giới đức, có bố thí, có trí tuệ thì tìm cách làm quen. Đối với ai có đức tính gì thì học tâïp đức tính ấy và thực hành theo. Đây là làm bạn với thiện.
4. Sống thăng bằng điều hoà _Chánh mạng cụ túc.
Sau khi biết rõ số lượng tài sản xuất nhập của mình thì sinh sống điều hoà, không quá phung phí hay quá bỏn sẻn. Như người cầm cân biết rằng với chừng ấy cân bổng lên, với chừng ấy cân hạ xuống. Khi thu nhập ít, không sống phung phí; khi thu nhập cao không keo kiệt bỏn sẻn, cơ cực.
Có bốn cửa làm phung phí tài sản đã có: đam mê đàn bà; rựơu chè; cờ bạc; làm bạn với kẻ xấu, thân thiết với kẻ xấu, giao du với kẻ xấu.
Có bốn cửa để giữ gìn và làm cho tài sản được phát triển: không đắm say đàn bà; rượu chè; cờ bạc; bạn bè với người thiện, thân thiết với người thiện, giao du với người thiện.
(xem rõ Tăng chi bộ_IV 54 Dighajanu_ bản Việt_ÐTKVN_ trang 661; Tạp A Hàm kinh 91_ Ðại chính II, trang 23 a)
Ðời sống nào dựa vào các nguyên tắc trên là đời sống đem lại hạnh phúc và ngược lại là dẫn đến đau khổ.
Những hạnh phúc mà chúng ta có được trong hiện tại, chúng ta có ý tưởng chúng là của mình, là kết quả do mình làm ra,vv..Nhưng nhìn lại, những gì mà chúng ta cho là hạnh phúc phải tuỳ thuộc rất nhiều yếu tố khác, vừa chủ quan vừa khách quan. Nhữùng yếu tố ấy là vật lý, sinh lý, tâm lý của ta, giới tính, tuổi tác, trình độ kiến thức, phong tục tập quán, xã hội, gia đình, bạn bè; có cả văn minh, văn hoá, quan điểm chính trị ở nơi ta đang cư trú. Hay nói cách khác, chúng ta không hề thật sự có hạnh phúc theo ý muốn riêng ta, mà hạnh phúc của ta luôn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác.
Nhưng, ngay từ ngữ hạnh phúc, dù với định nghĩa là thế này hay thế kia tuỳ theo quy ước của xã hội nào đó, quan niệm của người khác thì hạnh phúc ấy cũng chỉ là một khái niệm trừu tượng không thực có. Nếu hạnh phúc là những tiêu chuẩn dựa trên những khái niệm, quy định nào đó thì cùng cuộc sống như thế đối với người này thật là hạnh phúc, nhưng đối với người khác lại thật là đau khổ. Hạnh phúc thật chỉ có đối với ai đó khi chính họ cảm nhận được ngay trong hiện tại mà không tuỳ thuộc khái niệm phải như thế này hay như thế kia do xã hội nơi ấy hay người khác quy định.
Như vậy, hạnh phúc chân chính thật sự là những gì đang là mà chúng ta đang cảm nhận bằng cả thân tâm hoan hy,û hiểu biết với sự chấp nhận hoàn toàn, không tuỳ thuộc vào khái niệm nào cả. Phật giáo gọi nó là an lạc trong hiện tại.
Nhưng sự hạnh phúc thực sự ấy, cũng như tất cả các pháp khác trong đời sống luôn luôn đang bị chi phối bởi luật chuyển biến (vô thường), tồn tại do tuỳ thuộc nhau (vô ngã), không hoàn hảo tuyệt đối (khổ). Hay nói cách khác, hạnh phúc mà ta đang cảm nhận thật sự rất mong manh, luôn luôn chuyển biến, tuỳ thuộc và vẫn đang trở thành.
Sự vô thường, vô ngã, khổ ở đây, không hề có nghĩa bi quan, tiêu cực , đau khổ, thay đổi theo chiều hướng xấu như suy tàn, sụp đổ, thấùt bại, chết chóc như một số người đã ngộ nhận, ngay cả một số Phật tử cũng hiểu như thế.Vô thường là sự thay đổi, là sự thật hiển nhiên chứ không tích cực hay tiêu cực gì cả. Vô ngã là sự tuỳ thuộc để tồn tại, khổ là sự không hoàn hảo để trở thành. Như vậy, vô thường cũng có nghĩa là thay đổi tốt hơn hay xấu hơn, lớn hơn hay nhỏ hơn so với cái cũ. Sự khác nhau đó tuỳ thuộc vào các duyên trong tiến trình nhân quả.
Như trên đã nói, hạnh phúc thật sự là những hỷ lạc do các giác quan cộng hưởng với đối tượng của chúng mà chúng ta đang thụ hưởng là do nghiệp thiện, phước báu mà chúng ta đã làm ở quá khứ, cộng với lao động chân chính và nhận thức sáng suốt trong hiện tại. Như thế, thật hoàn toàn hợp lý khi chúng ta hưởng thụ chúng.
Nhưng hạnh phúc ấy vẫn đang tiếp tục thay đổi và tuỳ thuộc để trở thành. Do đó, để giữ chúng lại, với ai đó bằng sự lo lắng sợ hãi của mình, đang bằng trăm ngàn mưu kế, thủ đoạn hay cách gì đó để giữ gìn hay phát triển hạnh phúc mà mình đang thụ hưởng. Có người đang bị đau khổ vì hạnh phúc của mình đang xuống dốc và đang tan mất theo từng ngay, từng giờ. Tất cả chúng ta đều muốn giữ lại hạnh phúc theo khái niệm, ý muốn của mình bằng mọi giá. Thế là, từ hạnh phúc, chúng ta sinh ra đau khổ và sợ hãi.
Ðối với nỗi đau khổ và sợ hãi ấy, chúng ta thường xử lý bằng cách chạy trốn vào những cảm giác mạnh như uống rựợu, ma tuý, tự hành hạ bản thân, trả thù đời, hay luyện tập phương pháp thần bí nào đó để làm tê liệt các cảm giác nhưng sau đó càng đau khổ hơn. Có khi, ta tìm cách quên lãng sự thật ấy như vùi đầøu vào công việc, vào tình yêu nam nữ, vào các thú vui thoả mãn các giác quan, nhưng sau đó lại càng nhớ thêm, càng quằn quại thêm, ray rức thêm, không sao quên được rồi lại sợ mất đi. Có khi, ta tìm mọi cách để chống lại đau khổ và sợ hãi bằng cách chạy theo những gì ta thích thú, trừ khử những gì ta ghét bỏ, hay bằng nhiều cách lý giải, nguỵ biện, biện minh hay giải thích để phủ nhận sự thật, hay cầu xin van vái ở các thần thánh, đềøn miếu, các cơ sở tôn giáo.Nhưng khi chống lại thì sự bất mãn xuất hiện, bất mãn tạo nên đau khổ khác càng khốc liệt hơn.
Ðối với sự thật hiển nhiên và chẳng dễ chịu chút nào này, người Phật tử có thái độ như thế nào?
Cũng như mọi ngưòi bình thường, người Phật tử vẫn có lo sợ và đau khổ khi hạnh phúc đang chia tay từng ngày từng giờ với mình, hay đã đội nón ra đi.
Tuy vẫn phải đau khổ hay sợ hãi về sự thay đổi hạnh phúc của mình, nhưng người Phật tử không xử lý chúng bằng ba cách trên mà nhìn thẳng vào nó, phân tích nó bằng trí tuệ để thấy rõ bản chất sinh diệt của đau khổ và sợ hãi, nhận rõ đâu là trọng tâm của chúng, đâu là những ảo tưởng của ta. Ðau khổ và sợ hãi cũng có chung ba trạng thái thay đổi, tuỳ thuộc, và trở thành như các pháp khác, nghĩa là chúng có đến thì chúng sẽ ra đi theo thuộc tính của chúng chứ không hề theo ý muốn của ta.
Như vậy taị sao ta đau khổ và sợ hãi? øÐược trang bị giáo lý về nghiệp, về nhân quả (khổ và tập đế) (nguyên nhân của khổ), người Phật tử hiểu rằng : chính tââm ta tự xây dựng một bức tường thành kiến và phê bình để tự bảo vệ mình, ta lại vô tình nhốt ta vào bức tường đó bằng những ưa thích vàghét bỏ của chính ta. Lệ thuộc vào sự ưa thich (hữu ái), ghét bỏ ( phi hữu ái), hay tham muốn (dục ái) nên chúng ta sợ hãi với những gì mình đang ưa thich mà mất đi ( hoại khổ), hay đau khổ với những gì ta không thích mà cứ đến với ta (khổ khổ); bất an, lo lắng với những tham muốn vô bờ bến (hành khổ)
Khi đã thấy rõ đâu là trọng tâm của đau khổ và sợ hãi, nguyên nhân và sự diễn tiến vô ngã của chúng(sự sự, vật vật), chúng ta không chống đối hay lẫn tránh mà luôn luôn tạo ra nhân tốt cho đời sống bằøng bốn pháp đem đến hạnh phúc hiện tại và tương lai: �vững lòng tin tưởng và chấp nhậïn dưới ánh của Phật bảo ta có thể giác ngộ không còn đau khổ và sợ hãi như Ðức Phật (quy y Phật), hiểu biết nhân quả thế gian và xuất thế gian và đặt mình trên đường tám chi chánh đạo (quy y Pháp); tin tưởng và nương nhờ đoàn thể tăng già thanh tịnh và hoà hợp để cùng đi trên đường an lạc, giải thoát ( quy y Tăng), thực hành năm giới, mười điều thiện không sát sinh, không trộm cắp vv làm các phước như bố thí, bố thí rộng rãi với bàn tay rộng mở, vui thích từ bỏ, vui thích chia sẻ vật bố thí phụng dưỡng cha mẹ, thương yêu gia đình, hiểu rõ và sống tuỳ thuận theo nhân quả thế gian (khổ tập đế) và xuất thế gian (Diệt đạo đế). (Kinh Tăng chi đã dẫn trên)
Bằng những nghiệp thiện như thế làm duyên , hạnh phúc hiện tại vẫn thay đổi nhưng thay đổi thành kết quả chắùc chắn tốt đẹp hơn hiện tại. Và như thế, bằng lòng tin chắc chắn vào Tam bảo, giới luật, bố thí, trí tuệ, người Phật tử luôn luôn sống trong hạnh phúc, trong bình an giữa sự thay đổi của hạnh phúc mà không hề bị chi phối bởi sợ hãi và đau khổ.
Ngoài hạnh phúc ấy ra, có hạnh phúc cao thượng hơn hạnh phúc tầm thường của thế gian. Ðó là hạnh phúc của bậc thánh, không tuỳ thuộc vào các đối tượng của giác quan, chính tự mình cảm nhận ngay trong hiện tại do sự tu tập bốn tâm vô lượng (Brahma vihàra) từ, bi, hỷ,và xả.
Dù theo bất kỳ tôn giáo nào, nền văn hoá nào, nếu có tu tập bốn tâm vô lượng này thì chúng ta đều được an vui hạnh phúc.
Ðược tu tập bằøng bốn tâm vô lượng thì:
Khi xúc chạm việc đời, Tâm không động không sầu,
Tự tại và vô nhiễm, Là phúc lành cao thượng.
Kinh Hạnh phúc ( Thầy Viên Minh dịch)
1.Tâm TỪ (mettà) : tâm lý không sân hận, không thù hận, không oán thù, không bất mãn với bất kỳ chúng sinh nào. Khi ta thù ghét ai đó và đang tìm cách thực hiện theo tâm thù ghét, oán hận đó, không biết họ có bị đau khổ không, nhưng thật sự ta đang quằn quại trong đau khổ bởi tâm thù hận của mình. Như ta đang cầm một cục sắt nóng, muốn ném ai đó, chẳng biết họ có bị trúng không, có bị đau khổ không nhưng rõ ràng là ta đang đau khổ vì tay ta đang nóng cháy. Khi có mặt tâm từ có nghĩa là vắng mặt tâm sân hận (dosa) không những làm cho ta bình tỉnh, thư thái mà còn làm cho ta trở nên cao thượng, tốt đẹp. Ở đây, chúng ta cần phân biệt rõ sự khác nhau giữa tâm từ và tình yêu do luyến ái, tình đồng loại, động chí, đồng chủng, đồng hương, đồng đạo, đồng nghiệp vv
Tình ái bao gồm tình dục chiếm hữu, những tình cảm khác bị hạn chế,lệ thuộc bởi không gian và thời gian, là nguôn gốc của biết bao đau khổ và sợ hãi cho mình và người. Tâm từ không sân hận, là tình thương không tự ngã vượt lên trên các tình cảm hẹp hòi ấy, không hạn chế bởi không gian và thời gian, rãi đến tất cả mọi sinh vật ở khắp muôn phương. Có điều, chúng ta cần ghi nhận là tâm từ không có nghĩa là quên mình. Do đó, muốn niệm rải tâm từ, trước hết phải niệm rải đến chính mình.
Hận thù diệt hận thù, đời này không có được,
Tâm từ diệt hận thù, là định luật ngàn thu.
Pháp cú 5.(T Minh Châu)
2.Tâm BI (Carunà) là tâm lý không hung bạo, khinh thường, ghét bỏ, vô tình, hẹp hòi ích kỷ; độ lượng đối với những ai dưới ta, đang tuỳ thuộc ta, không bằng ta trong lĩnh vực nào đó. Khi ta có thái độ khinh thường, tự cao, vô tình, hẹp hòi, ích kỷ với nhứng ai không bằng ta thì ta đã gây ra biết bao điều tàn bạo, khủng bố cho thế gian và chính sự hung bạo ấy mà ta tự chuốc lấy phiền muộn, bực dọc cho mình, vì không có sự thông cảm với người khác, lo sợ vì họ sẽ có đựơc những gì mà ta đang có. Nguy hại hơn nữa là chính thái độ cao ngạo đó làm cản bước tiến của ta, tự mình cô lập mình, làm cho ta tụt lùi mà không biết. Tâm bi là động lực làm cho tâm ta rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, muốn xoa dịu sự đau khổ của người khác, muốn họ được an vui, hết khổ mà không hề đòi hỏi sự đền đáp gì cả. Tâm Bi có năng lực vĩ đại, không gì phá hoại được như tình yêu của người mẹ đối với đứa con một của mình. Ðối tượng của tâm bi là những người nghèo khổ, bệnh hoạn về thể xác hay tinh thần, thiếu thốn vật chất, thiếu tình thương, đang sợ hãi, ngu si, dốt nát, phóng đãng, hư hèn, thiếu văn hoá, đạo đức. Bằng tâm bi, ta tìm cách xoa dịu và hàn gắùn tất cả các vết thương ấy đang từng ngày gây đau khổ cho tha nhân, tìm mọi cách làm cho được thoát ra, được thành công, hạnh phúc như mình đang có. Ta cũng nên biết, tâm bi không bao giờ là những giọt nước mắt suông, những tình cảm uỷ mị, nhừng ý nghĩ thương hại, âu sầu, buồn bã.
Từ bi gieo cùng khắp, Cả thế gian khổ hải
Trên dưới và quanh mình, Không hẹp hòi oan trái,
Không hờn giận oán thù. Khi đi đứng ngồi nằm
Bao giờ còn thức tỉnh, Giữ niệm từ bi này
Thân tâm thường thanh tịnh, Phạm hạnh chính là đây.
Kinh Từ bi (nt)
3.Tâm Hỷ: (mudit?) là hoan hỷ, nhưng không phải là cảm giác vui cười, thích thú suông hay cảm tình riêng với ai đó, mà là tâm lý thật sự chia sẻ, hoan hỷ với nhừng thành công, tốt đẹp của người khác.
Thông thường chúng ta có thái độ ganh tị, chê bai, khó chịu với thành công của người khác với ý nghĩ tại sao họ được như vậy mà ta không được, rồi phủ nhận tất cả khả năng tốt đẹp, thật sự của người khác. Do sự ganh tỵ đó làm động lực thúc đẩy chúng ta tranh đua, giành giật môït cách bẩn thỉu, thủ đoạn, bất chấp công lý, đạo đức, hiểm nguy để đạt được những gì không phải của mình.Tâm lý đó, phát xuất từ tâm tham, không chịu thua thiệt ai. Nó tạo ra những măïc cảm tự ti và trói chúng ta vào đó,gây cho chúng ta không biết bao đau khổ
Nó mắng tôi đánh tôi, nó thắng tôi cướp tôi,
Không ôm hiềm hận ấy, hận thù được tự nguôi.
Pháp cú 4. (T Minh Châu)
4.Tâm Xả: (upekkhà) là tâm nhận định chân chính, đúng đắn, khách quan, không bị chi phối bởi thành kiến, ấn tượng, ưa thích hay bất mãn, do phi như lý tác ý (Ayonisomanasikara). Bằng tâm lý cố bám víu vào những gì ưa thích, bất mãn, những gì không đúng ý mình, ta trở nên thành kiến, cố chấp, cục bộ khi giao tiếp và nhận thức đối tượng. Chính những thành kiến, cố chấp này làm cho ta có biết bao nhận định sai lầm, đánh giá sai lầm, hiểu biết sai lầm dựa trên cảm tính, khái niệm, gây ra biết bao đau khổ cho mình và người. Khi bị khinh chê, vu oan, hiểu lầm, phỉ báng, chỉ trích, người có tâm xả luôn bình thản không bị chúng gây phiền não.
Như tảng đá kiên cố, Không gió nào lay động,
Cũng vậy giữa khen chê, Người trí không giao động.
Pháp cú 81. (T Minh Châu)
Tóm lại,Tâm từ không sân giận, thương yêu đến khắp các loài; tâm bi luôn giúp đỡ tất cả chúng sinh đang đau khổ; tâm hỷ chia sẻ sự hoan hỷ thật sự với những chúng sinh hơn mình; tâm xả bình đẳng, không bất mãn, thành kiến đối với tất cả mọi người
Như thế, bằng bốn tâm Từ, bi, hỷ xả, người phật tử đã và đang tiếp tục sống hạnh phúc an lạc như bậc thánh, xây dựng đời sống hạnh phúc ngay hiện tại mà không cần nhờ vả vào một quyền uy, lệ thuộc hoàn cảnh nào khác.Hạnh phúc ấy đang luôn có mặt với ta mà không cần phải tìm ở đâu hay đợi đến khi nào cả.
Khác vơi các tôn giáo khác, Phật giáo không tìm cầu sự an lạc chỉ trong cõi người hay thiên giới mà mục đích là đạt đến sự hạnh phúc an lạc của giác ngộ , giải thoát không còn bị lệ thuộc trong ba cõi. Sự an lạc đó là kết quả của quá trình tu tập do thấy Pháp, thấy pháp là nhân cũng là kết quả giải thoát và giác ngộ.
Theo Phật giáo, sự giải thoát, giác ngộ tuy được thực hiện bằng nhiều pháp môn khác nhau nhưng vẫn tuân theo nguyên lý giới, định và tuệ, khai triển thành tám chi chánh đạo.
Giới luật (sila, vinaya) có nghĩa là hộ trì, bao gồm chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Giới luật là nền móng của sự tu tập. Giới luật không chỉ là những điều nên làm, không nên làm như luật pháp hay đạo đức, luân lý xã hội, mà là các luật nghi (samvara) bao gồm những điều học (sikkhà pada _học xứ) bằng tự nguyện để vững vàng đi trên thánh đạo. Luâït pháp thì được xây dựng bằng những quy định mang tính cách xãø hội, bị giới hạn bởi không gian và thời gian, nếu vi phạm thì hậu quả sẽ là chiếc còng hay nhà tù do chính quyền đại diện cho nhân dân ở đất nước đó đặt ra. Ðạo đức thì chỉ dành riêng cho loài người.Luân lý thì tuỳ theo dân tộc, địa phương. Giới luật của Phật giáo là hệ thống giáo dục vô ngã được xây dựng trên từ bi và trí tuệ, không bị giới hạn bới không gian và thời gian, không chỉ mang tính cách xã hội, mà bao gồm cả mặt thánh đạo định và tuệ, là nền tảng cho sự tu tập. Giới tại gia có công năng hộ trì thân và khẩu nghiệp người cư sĩ không hành động theo nghiệp ác, không bị đoạ vào cảnh giới địa ngục, ngã quỷ, súc sinh. Giới cụ túc của tỳ kheo có công năng hộ trì cả thân miệng ý người xuất gia luôn luôn sống ít muốn biết đủ ( thiểu dục, tri túc),chánh niệm tỉnh giác đứng vững trong thánh đạo một cách an lạc, tiến thẳng đến mục đích giải thoát, giác ngộ.
Ðịnh (samàdhi) bao gồm chánh tinh tấn, chánh định và chánh niệm. Aùnh nắng mặt trời chiếu trên mặït chiếc đĩa thì nhiệt lượng chỉ làm khô mặt đĩa ấy. Nếu dĩa ấy là mộït kính lúp, thì chỉ với diện tích ấy, năng lượng mặt trời cũng đủ để đốt cháy vật bên dưới.. Căn phòng bị mở hết sáu cửa thì gió sẽ lùa vào và ngọn lửa sẽ không đứng yên. Nếu đóng hết các cửa thì ngọn lửa sẽ đứng yên sẽ cho ta nhiệt lượng rất cao và thấy rõ mọi vật.
Trong đời sống bình thường, tâm ta bị ngoại cảnh chi phối, với sự hỗ trợ của các tâm sở phiền não như tham sân si, làm phân tán các năng lượng của nó, làm cho tâm không ghi nhận được sự thật về đối tượng. Do đó, chúng ta luôn nhận thức , hành động, nói năøng, suy nghĩ theo cảm tính, quán tính của mình . Ðây là nguyên nhân dẫn chúng ta đến đau khổ.
Như mái nhà vụng lợp, mưa gió thấm dột vào,
Cũng vậy tâm vụng tu, tham dục sẽ xâm nhập.
Kinh pháp cú 13
Thiền định như tấm kính lúp, như đóng hết các cửa lại làm tập trung năng lượng của tâm. Khi được tập trung cao độ thì năng lực của tâm có thể xử lý tất cả đối tượng của nó.(Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện_ kinh Di Giáo). Mục đích của thiền định là kiểm soát tâm, trao dồi tâm, tập trung năng lượng của tâm để phát sinh trí tuệ. Thiền định tập trung năng lượng của tâm ta lại, làm cho tâm nhận định đúng với đối tượng như nó đang là. Ðối tượng của thiền định là pháp tục đế (Panõnõatti), là khái niệm dựa trên 40 đề mục để tập trung tâm lại nhằm thấy rõ thật tại của đối tượng
Tuệ (panõnõa) bao gồm chánh kiến và chánh tư duy là trí tuệ phân tích đối tượng, thấy rõ thực tại của đối tượng do sự tu tập thiền quán (Vipassanà)theo tiến trình văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ.Thiền định tập trung tâm lại để thấy rõ đối tượng, nhưng để biết rõ đối tượng đó là gì thì phải nhờ vào công năng của thiền quán. Trong năm uẩn, tưởng uẩn (sanõnõa_tri giác) có vai trò nhận thức đối tượng.Nhưng hạn chế của tưởng là chỉ biết trên bề mặt của đối tượng, bằng khái niệm để hình dung và đặt tên cho đối tượng chứ không thấy được sự thật về đối tượng. Ðang cầm cái bánh và ăn với ý nghĩ đang ăn bánh, ta sẽ thích thú hay khó chịu với cái bánh ấy. Nhưng trong thực tế thì bánh chỉ là một khái niệm, danh từ, làm sao ăn, và không hề có ngon dỡ??!! Vậy thật tế ta đang ăn gì?? Ta đang phá vỡ hình dáng, màu sắc của vật chất ấy, đang cảm nhận sự cứng mềm, mùi, vị và châùt bổ của vật chất đó (như ấy bột, đường,trứng, bột thơm
mà ta đang ăn), chứ không hề có cái bánh nào bị ăn cả. Bánh chỉ là khái niệm và ngôn ngữ, biểu tượng.Khi ta thấy rõ thực tại c?a cái bánh chỉ là màu sắc, hình dáng, mùi, vị, chất bổ
.thì ta vẫn ăn, vẫn thưởng thức, vẫn cảm nhận ngon dỡ nhưng không hề bị lệ thuộc vào khái niệm cái bánh, vào ưa thích và chán ghét cái bánh nữa. Khi chưa thấy được thực tại (pháp), ta nhận thức đối tượng bằng tưởng, bằng khái niệm. Như vậy, ta chỉ thấy bề mặt không hề thay đổi của đối tượng, rồi từ đó sinh ra đau khổ với đối tượng mà ta không thích, lo sợ đối tượng ta ưa thích mất đi, trong khi đó đối tượng lại đang luôn thay đổi.Chúng thay đổi và tồn tại theo thuộc tính của chúng chứ không hề theo ý muốn của chúng ta.
"Ngoài sự sinh diệt ra, thế gian này như hoa đốm giữa hư không, không thật có" (Thế gian ly sinh diệt, du như hư không hoa_ kinh Lăng già tâm ấn) Hay nói cách khác, thế gian này chỉ là sự sinh và diệt của lục căn và lục trần. Khi chưa thấy được pháp, mà chỉ thấy hình bóng pháp theo khái niệm thì ta vẫn bị tham sân si chi phối, đưa đến đau khổ, sợ hãi.
Khi một người thân như cha mẹ ta qua đời, ta sẽ đau khổ, khóc lóc vv..trong khi đó, ta vẫn học: "Thấy năm uẩn là không vượt tất cả khổ ách. (Bát nhã tâm kinh) Vậy tại sao, thấy người chết là thấy vô thường, ta đã không vượt khổ ách mà lại càng đau khổ thêm??"
Vấn đề ở đây là, chúng ta chỉ thấy người thân như cha , mẹ, người thân ta chêùt chứ có thấy năm uẩn sinh diệt đâu??!! Khi đối tượng của ta là người thân, thì tham ái phát sinh rồi ta bị tham ái ấy trói lại làm cho ta đau khổ. Như em bé đưa tay vào lọ kẹo, nắm chặt nắm kẹo thì sẽ bị giữ tay trong lọ kẹo. Ai giữ tay em trong lọ kẹo??chính là lòng tham ái đã giữ tay em lại. Cha, mẹ, người thân chỉ là khái niệm, khái niệm đâu có thật mà chết với sống. Ta đau khổ vì ta không thấy thật tại, thấy pháp mà chỉ tưởng về người thân, về sự chết băøng khái niệm, lệ thuộïc vào tham ái
vì vậy ta đau khổ. Trên thực tại, người thân của ta đang sống, cũng chính là đang chết. Vậy tại sao đối với họ, ta không khóc, không đau khổ mà khi họ chết ta lại đau khổ. Bởi vì, chúng ta luôn sống và nhân thúc bàng khái niệm, bị khái niệm chi phối nên ta khổ. Nếu ta thấy rõ đươc thực tại của người thân là 5 uẩn đang sinh diệt thì ta có còn lệ thuộc vào sự chết để bị khổ nữa không??!!. Khi chúng ta thấy rõ thật tại của cha hay mẹ chỉ là đương thể của năm uẩn, mà năm uẩn thì sinh diệt từng ngày, từng giờ
, sống mỗi phút, mỗi ngày là chết đi mỗiõ ngày thì sự tham ái sẽ không phát sinh và đau khổ sợ hãi không còn lý do để tồn tại.
Làm sao để thấy được thực tại, thấy được năm uẩn?? Ðây chính là thiền quán với đối tượng là chân đế_ paramattha, Bằng thiền quán, ta sẽ thấy rõ được pháp, pháp chính là thực tại đang là vơi ba trạng thái của nó là luôn đang thay đổi, tuỳ thuộc nhau và không hoàn hảo (Vô thuờng, vô ngã, khổ). Ở đây, chúng ta cần ghi nhớ, trí tuệ thấy pháp là kết quả tu tập thiền quán theo tiến trình văn tuệ, tư tuệ, tu tuệ chứ không thể thành tựu chỉ do kiến thức, học vấn.
Ðức Phật dạy: "Ai thấy được lý duyên khởi người ấy thấy được pháp, ai thấy được pháp thì thấy lý duyên khởi." (Trung bộ kinh_ kinh28_trang 191_T Minh Châu dịch)
Bằng sự tu tập thiền quán, người Phật tử thấy được pháp_ thực tại đang là của đối tượng_ chỉ là hiện tượng đang thay đổi_ tuỳ thuộc mâu thuẫn để tồn tại_ không hoàn hảo để trở thành_ thì không bị chi phối bởi ba ảo giác là khổ khổ, hành khổ và hoại khổ. Sống trong đời sống sinh diệt nhưng giải thoát, giác ngộ hoàn toàn không bị chi phối bởi đau khổ hay sợ hãi. Thấy pháp tức là thấy Phật, là giác ngộ như chính Ðức Phật đã tuyên bố: “Nếu thấy pháp là thấy Ta (Phật), nếu thấy Ta là thấy pháp.Tại sao? Vì thấy pháp nên thấy Ta, vì thấy Ta nên thấy pháp” (Nguyên thuỷ PGTTL trích Vinaya III, trang 120_T Quảng độ dịch)
" Những gì thuộc về hiện tượng (tướng) đều hư vọng, nếu thấy các tướng chẳng phải là tướng thì thấy được Như lai" Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như lai_kinh Kim cương)
Như vậy, hạnh phúc, an lạc của sự giải thoát không cần phải tìm ở đâu xa hay ở thế giới nào cả, hay đợi đến bao giờ cả mà nó đang có chính ở đây, ngay bây giờ nếu chúng ta sống bằng trí tuệ chứ không lệ thuộc khái niệm về đối tượng. Pháp chính là thực tại hiện tiền (sanditthika), không bị hạn chế bởi thời gian (akàlika) , tự chứng (ehipassika), hướng thượng (Opanàyika). Khi bằng tuệ tri thấy pháp_ thực tại đang là_ thì hạnh phúc an lạc đang có mặt với chúng ta.
Sống với thế giới quanh ta, đã bao lần nhìn sợi dây mà ta thấy là con rắn. Từ đó, đau khổ, sợ hãi phát sinh. Ta tìm cách chạy trốn, hay quên lãng hoặc xua đuổi chống lại con rắn ở trước ta để thoát khỏi nỗi sợ hãi đau khổ trong ta. Những phương cách để chống lại con rắn càng làm cho chúng ta mệt mỏi, đau khổ và sợ hãi thêm mà không hề có kết quả, vì "nó chỉ là sợi dây.Bằng trí tuệ do thiền quán vipassanà, ta thấy rõ _thực tại đang là_ sợi dây thì sự đau khổ sợ hãi con rắn không còn tồn tại. Ðiều này đã từng được Ngài Huệ Năng nói lên: "Xưa nay không một vật, Thì bụi bám vào đâu" (Trí Hải dịch) (Bản lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai_ Ðàn kinh)
Hạnh phúc an lạc tuyệt đối do giác ngộ thật tại_pháp_ đã được Ðức Phật tuyên bố:
Ôi người làm nhà kia, Nay ta đã thấy ngươi
Ngươi không làm nhà nữa, Ðòn tay ngươi bị gãy,
Kèo cột ngươi bị tan,Tâm Ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.
Pháp cú 154_(TMC)
Nha trang, Long sơn, mùa Hạ