Pháp Thượng Trí lúc Cận Tử hay Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc

Như chúng ta đã biết chân trí, hay là thượng trí là những nhận thức chân thật. Vô minh và hữu ái là những pháp cần phải đoạn tận. Pháp Chỉ và Quán cần phải tu tập. Chỉ có nghĩa là đình chỉ, quán là quán đạt. Như vậy chỉ quán là đình chỉ vọng niệm để quán đạt chân lý. Khi cơ thể ngừng nghỉ là “Chỉ,.” vô thời gian. Khi tâm đang nhìn thấy một cách rõ ràng là “Quán," thấy và biết như thật như chân. Được Minh Tâm và Giải thoát khỏi Vô minh đó là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí. Thấy con bò liền biết con bò và xa lià cái biết đó thì ta có Thượng Trí. Nói khác đi là nhận thức niệm đầu (Thấy) một đối tượng để có giác thức nguyên sơ. Tri nhận (Biét) giác thức (hình ảnh thấy) là ta có Chân Trí hay Thượng Trí.

1) Trọng Bệnh: khổ đau cần chịu đựng, kham nhẫn.

Khi con người lâm vào trọng bệnh thì đau đớn khổ sở không sao chịu được. Đó quy luật tự nhiên. Chúng ta biết rằng hiện tượng vô thường của sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại. Rõ ràng chúng có sanh ra thì có lúc phải hủy diệt vì lẽ có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường chung quanh. Trong vật lý học, việc bảo tồn năng lượng cho biết năng lượng không sanh ra và không biến đi mà chỉ có thể thay đổi. Khi sự giao lưu năng lượng và vật chất của mỗi hữu thể với bên ngoài, hữu thể đó tạm thời ổn định cân bằng vì phải tiêu tán năng lượng và vật chất, nên thay cũ đổi mới để tồn tại. Sự trao đổi vật chất và năng lượng của hữu thể trong không gian là lịch trình sanh trụ hoại diệt. Sự giao lưu vật chất và năng lượng của xác thân con người với bên ngoài được tạm thời hiện hữu là lịch trình sanh lão bịnh tử. Sự vật hiện hữu do duyên họp, khi duyên tan thì hoại không, theo lý nhân duyên. Bệnh là sự suy thoái của thể xác, sự đau đớn và khổ sở là điều tất nhiên. Nhưng sự hỏi thăm an ủi và lời khuyên kham nhẫn trọng bệnh và chịu đưng khổ đau là cần thiết.

Như kinh viết:

"Lúc bấy giờ, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc gọi một người:

-- Hãy đến đây, này Bạn. Hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, nhân danh ta, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch như sau: "Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi đi đến Tôn giả Sariputta (Xá-lợi-phất), sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Cấp Cô Ðộc xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, lành thay, nếu Tôn giả Sariputta vì lòng từ mẫn, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc".

-- Thưa vâng, Tôn giả.

Người ấy vâng đáp cư sĩ Cấp Cô Ðộc, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ chân Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh. Xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn.

Rồi người ấy đi đến Tôn giả Sariputta, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả Sariputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, người ấy thưa với Tôn giả Sariputta:

-- Thưa Tôn giả, cư sĩ Cấp Cô Ðộc bị bệnh, khổ đau, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ Tôn giả Sariputta và thưa như sau: "Thưa Tôn giả, tốt lành thay, nếu Tôn giả Sariputta vì lòng từ mẫn đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc".

Tôn giả Sariputta im lặng nhận lời. Rồi Tôn giả Sariputta đắp y, cầm y bát, cùng với Tôn giả Ananda là thị giả, đi đến trú xứ của cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi đến liền ngồi lên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Tôn giả Sariputta nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc.

-- Này Cư sĩ, ta mong rằng Ông có thể kham nhẫn; Ta mong rằng Ông có thể chịu đựng. Ta mong rằng khổ thọ được giảm thiểu, không gia tăng, sự giảm thiểu được rõ rệt, không có gia tăng.

-- Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Sự khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như một người lực sĩ chém đầu (một người khác) với một thanh kiếm sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, những ngọn gió kinh khủng thổi lên đau nhói trong đầu con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người lực sĩ lấy một dây nịt bằng da cứng quấn tròn quanh đầu rồi xiết chặt; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, con cảm thấy bị đau đầu một cách kinh khủng. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, như một người đồ tể thiện xảo hay đệ tử người đồ tể cắt ngang bụng với một con dao cắt thịt bò sắc bén; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một ngọn gió kinh khủng cắt ngang bụng của con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những khổ thống của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu. Thưa Tôn giả Sariputta, ví như hai người lực sĩ, sau khi nắm cánh tay của một người yếu hơn, nướng người ấy, đốt người ấy trên một hố than hừng; cũng vậy, thưa Tôn giả Sariputta, một sức nóng kinh khủng khởi lên trong thân con. Thưa Tôn giả Sariputta, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Những thống khổ của con gia tăng, không có giảm thiểu; sự gia tăng rõ rệt, không có giảm thiểu."

2. Pháp Không Chấp Thủ.

Sự không cháp thủ vào lục căn, và không có thức y cứ vào lục căn. Sự không chấp thủ vào lục trần và thức y cứ vào lục trần. Sự không chấp thủ vào lục thứ và thức y cứ vào lục thức. Khi học tập không chấp thủ lục căn xúc và sẽ không có thức y cứ vào lục căn xúc. Sự không chấp thủ sắc thọ tưởng hành thức do lục căn sanh khởi, và sẽ không có thức y cứ vào sắc thọ tưởng hành thức do lục căn sanh khởi. Sự không chấp thủ vào địa giới, hỏa giới, thủy giới, phong giới, hư không giới, thức giới, và có thức y cứ vào địa hỏa thủy phong không thức ... giới. Sự không chấp thủ hư không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ,phi tưởng phi phi tưởng xứ va không có thức y cứ vào hư không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, thức vô biên xứ. Sự không chấp thủ thế giới ở đây, không chấp thủ thế giới khác và không có thức y cứ vào thế giới ở đây và thế giới khác.

Do vậy, hãy học tập như sau: "Sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)".Hãy học tập như vậy.

Như kinh viết:

"-- Do vậy, này Cư sĩ hãy học tập như sau: " Tôi sẽ không chấp thủ con mắt, và tôi sẽ không có thức y cứ vào con mắt". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ tai, và tôi sẽ không có thức y cứ vào tai". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ mũi... y cứ vào mũi... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ lưỡi... y cứ vào lưỡi.... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ thân... y cứ vào thân... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ ý... y cứ vào ý... hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ hình dạng, và tôi sẽ không có thức y cứ vào hình dạng". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ tiếng... y cứ vào tiếng... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ hương... y cứ vào hương... hãy học tập như vậy. Do vậy.... không chấp thủ vị... y cứ vào vị... hãy học tập như vậy. Do vậy... không chấp thủ xúc... y cứ vào xúc... hãy học tập như vậy. Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ pháp, và tôi sẽ không có thức y cứ vào pháp". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ thức... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ thức... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt thức... Tôi sẽ không chấp thủ thân thức... Tôi sẽ không chấp thủ ý thức, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý thức". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ nhãn xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào nhãn xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ nhĩ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ tỷ xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thiệt xúc... Tôi sẽ không chấp thủ thân xúc.. Tôi sẽ không chấp thủ ý xúc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào ý xúc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhãn xúc sanh khởi, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do nhãn xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ do nhĩ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do tỷ xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thiệt xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do thân xúc sanh khởi... Tôi sẽ không chấp thủ thọ do ý xúc sanh khởi và tôi sẽ không có thức y cứ vào thọ do ý xúc sanh khởi". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ địa giới, và tôi sẽ không có thức y cứ vào địa giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thủy giới... Tôi sẽ không chấp thủ hỏa giới... Tôi sẽ không chấp thủ phong giới... Tôi sẽ không chấp thủ hư không giới... Tôi sẽ không chấp thủ thức giới và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ sắc, và tôi sẽ không có thức y cứ vào sắc". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thọ... Tôi sẽ không chấp thủ tưởng... Tôi sẽ không chấp thủ hành... Tôi sẽ không chấp thủ thức và tôi sẽ không có thức y cứ vào thức giới". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ Hư không vô biên xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Hư không vô biên xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ Thức vô biên xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Vô sở hữu xứ... Tôi sẽ không chấp thủ Phi tưởng phi phi tưởng xứ, và tôi sẽ không có thức y cứ vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới ở đây và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới ở đây". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy. Do vậy... "Tôi sẽ không chấp thủ thế giới khác, và tôi sẽ không có thức y cứ vào thế giới khác". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy.

Do vậy, này Cư sĩ, hãy học tập như sau: "Tôi sẽ không chấp thủ những gì được thấy, được nghe, được cảm thọ, được nhận thức, được hy cầu, được tư sát với ý, và tôi sẽ không có thức y cứ vào các pháp (nói trên)". Này Cư sĩ, hãy học tập như vậy."

3. Pháp Quả.

Khi người trọng bệnh sắp chết, tuệ tri được bệnh tình của mình, an nhiên quan sát thật trạng và nghe bài học tập không chấp thủ mọi sự vô thường, khổ và biến hoại của luật sanh lão bệnh tử và chấp nhập mọi hậu quả của trọng bệnh lúc cận tử. Chánh trí tuệ ấy đưa thần thức người trọng bện sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cõi trời Đâu- suất.

"Khi nghe nói vậy, cư sĩ Cấp Cô Ðộc khóc và chảy nước mắt. Rồi Tôn giả Ananda nói với cư sĩ Cấp Cô Ðộc:

-- Này Cư sĩ, Ông đang gượng lên mà sống, hay chìm xuống (cõi chết)?

-- Thưa Tôn giả Ananda, con không gượng lên mà sống, con đang chìm xuống cõi chết. Dầu cho bậc Ðạo sư được con hầu hạ đã lâu và dầu các vị Tỷ-kheo, tu tập ý lực con chưa từng được nghe một thời thuyết pháp như vậy.

-- Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy không nói cho các hàng cư sĩ mặc áo trắng. Này Cư sĩ, thuyết pháp như vậy nói cho các hàng xuất gia.

-- Vậy thưa Tôn giả Sariputta, hãy thuyết pháp như vậy cho hàng cư sĩ mặc áo trắng. Thưa Tôn giả Sariputta, có những Thiện gia nam tử sanh ra với cấu uế không nhiều, nếu không được nghe pháp, sẽ bị đọa lạc; nhưng họ không thể biết được (Chánh) pháp.

Rồi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda sau khi giảng dạy cho cư sĩ Cấp Cô Ðộc với bài thuyết giảng, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi cư sĩ Cấp Cô Ðộc, sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Ananda ra đi không bao lâu, sau khi thân hoại mạng chung liền sanh lên cõi Tusita (Ðâu-suất thiên).

Truớc khi mạng chung Cấp Cô độc với Cháng Trí còn nói lên bài thơ sau đây:

"Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc, khi đêm đã gần mãn, sau khi chói sáng toàn cảnh Jetavana (Kỳ-đà-Lâm) với dung sắc thù thắng đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn và đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói lên với Thế Tôn bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,
Tốt đẹp phước lành này,
Ðược chư Thiên, chúng Tăng,
Thường lui tới an trú,
Ðược Pháp Vương trú trì,
Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,
Giới, tối thượng sanh mạng,
Chính nhờ các pháp trên,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải do giai cấp,
Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy rõ mục đích mình,
Suy tư pháp chân chánh,
Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sariputta,
Về tuệ, giới, tịch tịnh,
Bất luận Tỷ-kheo nào,
Ðã tới bờ bên kia,
Hãy đạt được tối thắng
Trong những pháp kể trên.

Ánh sáng của trí tuệ hiện lên đảnh lễ Phật là một hiện tượng diệu hữu, chiếu sáng cõi ta bà với dung sắc thù thắng. Đó là bài học của Pháp Thượng Trí lúc cận tử vậy.

"Thiên tử Cấp Cô Ðộc nói như vậy. Bậc Ðạo sư tán đồng. Rồi Thiên tử Cấp Cô Ðộc suy nghĩ: "Bậc Ðạo sư tán đồng ta." Sau khi đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

Rồi Thế Tôn, khi đêm ấy đã mãn, gọi các Tỷ-kheo:

-- Này các Tỷ-kheo, đêm nay, một vị Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, chiếu sáng toàn cảnh Jetavana với dung sắc thù thắng đã đi đến Ta, sau khi đến đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy nói lên với Ta bài kệ sau đây:

Rừng Jetavana,
Tốt đẹp phước lành này,
Ðược chư Thiên, chúng Tăng,
Thường lui tới an trú,
Ðược Pháp Vương trú trì,
Ban hoan hỷ cho ta.

Nghiệp, minh và Chánh pháp,
Giới, tối thượng sanh mạng,
Chính nhờ các pháp trên,
Khiến chúng sanh thanh tịnh,
Không phải do giai cấp,
Không phải do tài sản.

Do vậy bậc Hiền giả,
Thấy rõ mục đích mình,
Suy tư pháp chân chánh,
Ðược thanh tịnh ở đây.

Như Sariputta,
Về tuệ, giới, tịch tịnh,
Bất luận Tỷ-kheo nào,
Ðã tới bờ bên kia,
Hãy đạt được tối thắng
Trong những pháp kể trên.

Nói vậy xong, này các Tỷ-kheo, vị Thiên tử ấy suy nghĩ: "Bậc Ðạo sư tán đồng ta, " sau khi đảnh lễ thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, có phải vị ấy là Thiên tử Cấp Cô Ðộc chăng? Bạch Thế Tôn, cư sĩ Cấp Cô Ðộc có lòng tịnh tín bất động đối với Tôn giả Sariputta.

-- Lành thay, lành thay, Ananda! Những gì có thể thành đạt được bởi suy tư đã được đạt đến, này Ananda. Chính Cấp Cô Ðộc là vị Thiên tử ấy, không một ai khác.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy."

Tham khảo

Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc. HT. Thích Minh Châu Việt dịch đăng trong websie Trung Tâm PG, các Chùa Việt Nam, Texas: www.vnbc.org

 Phổ Nguyệt