Mật tông Việt Nam phần 3

VI. Nội dung của Mật Tông Việt Nam

 Trong quá khứ, ngoài những huyền thoại, lịch sử Phật giáo Việt Nam không còn lưu lại những kinh điển gì của Mật Tông. Bàn về kinh điển Mật giáo là bàn về những tài liệu xuất hiện gần đây nhất.

   Kinh điển Mật Tông ở Việt Nam

http://i76.photobucket.com/albums/j15/phamdoan/vajrapestle400.jpgNăm 1928 cụ Khánh Hòa có thỉnh ba tạng kinh của Trung Hoa, Nhật Bản đem về VN. Cho đến năm 1970, chưa có ai dịch phần Mật Giáo trong Đại Tạng, hoặc có dịch cũng rải rác không đáng kể. Hiện giờ kinh sách mật tông được Việt dịch nhiều hơn [4].

Thầy Thiền Tâm dịch Đại Bi kinh, Tôn thắng Phật đảnh kinh. Thày Thích Đồng Hạnh dịch Pháp yếu căn bản của Mật Tông, Thủ hộ quốc giới chủ đà la ni.

Cư sĩ Phi Bằng dịch Thánh cứu độ Phật mẫu tu trì pháp. Cư sĩ Hồng Đức dịch Đa rị tâm kinh, Đại phật đảnh như lai phóng quang tát đát đa bát đát ra đà la ni kinh…Thày Quảng Trí và cư sĩ Huyền Thanh là nhóm đang tích cực dịch và hiện đã hoàn tất một khối lượng đáng kể về Mật kinh, có thể tham khảo các kinh này tại trang BỒ ĐỀ TÂM.ORG

Kinh sách Đông Mật xuất nguồn từ Trung Quốc thì rời rạc không hệ thống, lại không có chú thích cần thiết, không có cao tăng luận giải và hướng dẫn, cho nên ngoài việc giúp hành giả tự tu tự chứng một số thần thông, chắc chắn không thể định hướng cho một pháp giải thoát hoàn thiện.

Từ thời đổi mới, khi thông tin được giao lưu nhiều hơn, một số sách Mật Tông được xuất bản tuy không chính thức. Lúc này là giai đoạn xuất hiện những tư liệu về Mật Tông Tây Tạng (Tây Mật). Trần Ngọc Anh đã dịch Cơ sở mật giáo Tây Tạng của Govinda. Ni sư Trí Hải dịch Giải Thoát trong lòng bàn tay của Pabongka Rinpoche, Tạng thư sống chết.

Lục Thạch dịch Kalachakra của Glenh Mullin và nhiều tài liệu khác. Khi việc xuất bản chính thức được tự do hơn, nhóm Thiện Trí thức đã có công chuyển dịch rất nhiều tài liệu Mật Tông Tây Tạng từ Anh sang Việt.

 Như vậy cho đến hết thế kỉ 20, Mật Tông Việt Nam vẫn chưa đủ duyên để lập phái, chưa có Tổ hay hệ truyền thừa. Đa số người thực hành mật Tông tại Việt Nam chỉ tin vào tính linh thiêng thần bí của các bộ kinh nhỏ rải rác, rồi sử dụng ấn chú linh phù để mong thành tựu một thần thông nào đó. Làm sao để phân biệt thật giả trong số kinh sách này.

Đối với Phật giáo công truyền, chúng ta còn chưa chắc rằng một cuốn kinh dạng phổ biến nhất lại không là do người đời sau viết ra. Với Mật tạng vấn đề còn phức tạp hơn nữa.

Người Trung quốc vốn có truyền thống không chia sẻ những vốn quí thuộc về gia đình, dòng tộc, hay quốc gia. Kinh điển Phật giáo đặc biệt là Kinh Mật vốn được coi là quốc bảo của triều đình phong kiến Trung Quốc, làm sao biết được không có sự cắt xén, và cố tình sửa đổi để bảo mật.

Ví dụ: Chú Uế tích Kim cương nguyên thủy có 46 chữ, nhưng vua nhà Đường cho cắt bớt đi 3 chữ với một lý do để chú bớt linh khi phổ biến trong nhân dân. Vậy khi đưa Mật tạng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc có thể nào những đàn pháp, ấn chú, linh phù đã không bị sửa đổi! Nội dung một cuốn kinh Mật giáo Trung quốc chỉ là tập hợp những câu thần chú, nguyên thủy được viết bằng tiếng Bắc Phạn (Sanskrit), khi đến Trung Quốc nó được dịch ra Hán Văn.

Quan sát những bản Hán văn được dịch thành âm Hán Việt, ta thấy các câu Thần chú có nhiều sai lạc.

- Thứ nhất cách phát âm của người Trung Quốc bẩm sinh không chuẩn (ví dụ chữ Rờ bị đọc là Lờ) nên họ phiên dịch thần chú cũng không chuẩn. Tất cả chữ R phải đánh lưỡi đều bị phiên âm thành chữ L. Ví dụ: OM ROM phiên âm là Úm Lam. BRUM phiên âm thành Bộ Lâm hoặc Bột Lỗ Úng

- Thứ hai, việc phát âm sai đưa đến bản dịch của thần chú có số âm tiết không giống số âm tiết của câu chú trong bản tiếng Phạn. Ví dụ lấy một thần chú ngẫu nhiên trong Tú Diệu Mẫu Đà La Ni:

            …Nẵng mô la đát-nẵng đát-la dạ dã       (NAMO  RATNATRAYÀYA)
            Nẵng mô một đà dã                             (NAMO  BUDDHÀYA)
            Nẵng mô phộc nhật-la đà la dã              (NAMO  VAJRA  DHÀRÀYA)
            Nẵng mô bát nại-ma đà la dã                (NAMO  PADMA  DHÀRÀYA)
            Nẵng mô tát phộc cật-la ha nản_ Tát phộc thương bà lị bố la ca nản  

            (NAMO  SARVA  GRAHÀNÏAMÏ _ SARVA  A’SAMÏ  PARIPÙRAKANÏÀMÏ)…

            Trích từ: Phật thuyết Thánh Diệu Mẫu Đà La Ni kinh, Huyền Thanh dịch [5]

So sánh âm tiếng Hán Việtâm tiếng Phạn Latin hóa, ta thấy sự sai biệt khó chấp nhận được. Là người dịch rất nhiều kinh Mật Tông tiếng Hán sang tiếng Việt, Cư sĩ Huyền Thanh cũng nhận thấy có nhiều sai lạc về âm và âm tiết của những câu thần chú. Nên ông đã bỏ nhiều công sức để hiệu chỉnh các âm thần chú cho gần đúng với âm của Phạn ngữ đã Latin hóa. Do đó những kinh Mật Tông tiếng Việt của dịch giả Huyền Thanh đôi khi có chú thích: “Huyền Thanh phục hồi Phạn ngữ” là ám chỉ công việc đó.

      Tổng kết sưu tầm tài liệu Mật Tông ở Việt Nam tới nay cho thấy chỉ có những kinh điển Đông Mật dịch từ Hán Tạng sang Việt. Tất cả các kinh này đều thuộc đẳng cấp Krya và Carya (Sự Mật Tông và Hạnh Mật Tông). Nghĩa là hai loại Mật Tông được xếp là ngoại vi (outer), thấp hơn so với Anuttarayoga Tantra (Tối thượng Du già Mật Tông) là loại được xếp vào lọai nội vi (inner).

Tuy nhiên thời gian gần đây trang Bồ Đề tâm.Org có đưa lên mạng những tài liệu Đông Mật dịch từ Hán sang Việt ghi là thuộc Du già Mật Tông. Ngoài ra còn có một kinh ghi là thuộc về Tối thượng Du già Mật Tông. Vậy có chăng:

Tối thượng Du già Mật Tông (Anuttarayoga Tantra) ở Việt Nam?

http://i76.photobucket.com/albums/j15/phamdoan/vajrapestle400.jpgSách Lĩnh Nam Chích Quái, cũng như sau này ở Thiền Uyển Tập Anh đều kể một câu chuyện về tái sinh có định hướng:

Từ Đạo Hạnh đã chủ ý chết rồi hóa sinh làm con của Sùng Hiền Hầu để tạ ơn. Đây có phải là một pháp Phowa, chủ ý chuyển di thần thức để nhập thai?

Liệu trong quá khứ Việt nam có giáo lý về các loại Mật Tông trình độ cao hay không, đó cũng là một câu hỏi cần xác định. Giả thuyết cho là Thiền sư Ấn Độ Tì Ni Đa Lưu Chi đã đem Mật Tông từ Ấn Độ vào Việt Nam ( thế kỉ thứ 6) thì phải biết rằng lúc đó Mật Tông Phật giáo chỉ mới tượng hình.

Mãi đến thế kỉ thứ 7, Ngài Long Thọ (Nagarjuna) được coi như tổ của Mật Tông, lúc đó mới xuất hiện.

Cho nên ở thế kỉ thứ 11 Từ Đạo Hạnh, nếu biết Phowa, thì chắc hẳn đã tiếp nhận bí pháp này từ một nguồn khác nữa! Tuy nhiên ngoài huyền thoại, hậu thế chúng ta không biết gì hơn. Đối với Mật Tông Trung Quốc (Đông Mật) trong một thời gian dài phát triển có thể đã nhận được phần kinh điển của Tối thượng Du già.

Nhưng tâm lý của người đời trước rất tôn trọng tính “bí mật” này của Mật kinh nên chuyện lưu giữ và truyền bá giáo pháp đương nhiên là tuyệt mật. Vì thế, dù có giáo pháp của Mật Tông tối thượng, thì Trung Quốc cũng không bao giờ để nó được truyền về các nước khác, đặc biệt các nước được gọi là chư hầu !

Nghi ngờ về tính chính xác của kinh điển Đông Mật tại Việt Nam.

Khi Kinh điển Mật Tông, được đưa vào Việt Nam từ Trung Quốc, người nghiên cứu về Phật học thấy ngay rằng có rất nhiều kinh dường như chẳng có dính dáng gì đến cứu cánh giải thoát của Đạo Phật cả. Có thần chú chỉ nhắm vào tài lộc, phúc thọ, những giá trị ảo tưởng của thế gian, như cầu quan được quan, cầu tài được tài, cầu thọ được thọ v.v…!

Chính những nội dung (đã bị thay đổi) như vậy khiến nhiều người đã hiểu sai con đường rất trí huệ của Mật Tông dựa trên triết lý Tánh KhôngBát Nhã. Trong thời gian tới đây có thể có những học giả sẽ cho ta biết chính xác về những loại kinh điển này.

Sự truyền thừa

Về mặt công khai tại Việt Nam cho đến nay vẫn không xác định được có hay không hệ truyền thừa chính thức của Mật tông từ quá khứ. Có người cho là thầy Thích Viên Thành (mất 2002) là tổ thứ 11 của Mật tông Việt Nam? Nhưng không rõ phả hệ.

 VII. Mật Tông ở Việt Nam trong thế kỉ 20

 Theo lệ thường, các chùa Việt Nam vào lúc 4 giờ sáng, cũng có trì tụng khóa bản của Mật Giáo như Đại Bi và Thập Chú, và trong các thời kinh sáng, trưa, tối, các sư ở VN đều có trì tụng kinh Đại Bi, để khởi đầu các thời kinh. Chú Đại Bi được rút ra trong Thiên Thủ Thiên Nhản Đại Bi Tâm Đà La Ni, là một bản kinh chú lớn của Mật Giáo, đả được mọi tín đồ Phật Tử tại Việt Nam biết đến và trì tụng.

Dù thế, khi được hỏi về tông phái Mật Giáo, các Phật tử gần như không biết đến mặc dù bản than vẫn trì tụng mật chú mỗi ngày!Từ thế kỉ hai mươi, đã có một số tu sĩ Phật giáo Việt Nam tu và dạy mật Tông.

Trước năm 1975, thày Thích Viên Đức có dịch một số kinh sách Mật Tông như Hiển Mật viên thông, Đại thừa trang nghiêm bảo vương, Chuẩn Đề Đà la ni hội thích, Mạt pháp nhất tự Đà la ni. Tất cả gom lại xuất bản thành một Bộ Mật Tông, với lời giới thiệu rất uyên bác của giáo sư Ngô Trọng Anh, được xuất bản tại Sài gòn. Thầy Thích Viên Đức còn dịch các quyển khác như:

Quán thế âm thập nhất diện thần chú, Tạp tập Đà la ni, Tô tất địa. Tuy nhiên nội dung các sách chỉ là tập hợp những thần chú, ấn khế linh phù. Ngoài ra, sách không giúp người đọc hình dung được về bất cứ triết lý hay hệ thống tu tập nào cả. Với nội dung như vậy, có lẽ Mật Tông Việt Nam chỉ là Krya Tantra, tức phần thực hành đơn giản và thấp nhất của Kim cương thừa Ấn Độ hay Tây Tạng.

   1. Hòa thượng Nhẫn Tế

   Photobucket  Có thế danh là Nguyễn văn Tạo (Nguyễn tấn Tạo) sinh năm Kỷ Sửu (1889) tại làng An Thạnh (tức Búng), Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương.) Nguyên là một viên chức trong ngành y tế, chán cảnh đua tranh danh lợi và nung nấu ý nguyện cầu Đạo giải thoát, ngài đã xin thôi việc và chú tâm vào việc tu hành.

Ngài xuất gia với Hòa Thượng trụ trì chùa Sắc tứ Thiên Tôn tự tại Búng (Bình Dương), được đặt Pháp hiệu là Nhẫn Tế. Sau này ngài cầu Pháp với Hòa Thượng Thích Huệ Đăng ở núi Thiên Thai (Bà Rịa) và được nhận Pháp hiệu là Minh Tịnh.

Sau đó cảm thấy không thỏa mãn thầy lại tìm học tại Ấn Độ (1935), sau đó theo đoàn Lạt Ma tây Tạng đang chiêm bái thánh tích tâi Ấn Độ để đi Tây Tạng . Đến Lhasa tháng 6 năm 1936. ngài được Đại Thượng Tọa Lama Nhiếp Chính (có thể là Đạt Lai Lat ma thứ 13) ban Pháp danh là Thubten Osall Lama. Thày về đến Việt nam ngày 20 tháng 6 năm 1937. Hòa Thượng Nhẫn Tế là người Việt Nam đầu tiên đi tới Tây Tạng trong bối cảnh đất nước này còn chính sách hạn chế sự hiện diện của những con người và văn minh ngoại quốc trên xứ sở của họ.

Chùa Tây Tạng Bình Dương : Vào khoảng 1928-1930, các ông Cao Minh, Huyện Trường cùng một số các vị có đaọ tâm đã vận động để xây một ngôi chùa đặt tên là Bửu Hương tự. Đến năm 1937 chùa mời được hòa thượng Minh Tịnh lúc đó vừa đi Tây Tạng về làm trù trì, Thày Minh Tịnh đổi tên chùa thành Tây Tạng Tự. Kế thừa hiện nay là thày Tịch Chiếu.

Chùa được xây cất vào khoảng năm 1930 trên đường Thích Quảng Đức thị xã Thủ dầu Một. Kiến trúc và bố trí theo kiểu chùa Tây Tạng. Không chắc là từ thời Minh Tịnh đã có chính thức truyền dạy Mật Tông. Vì rằng thời gian lưu trú của thày Minh Tịnh ở Lhasa quá ngắn, mà thời gian tu học của một Lạt ma hay của bất cứ một dòng phái Mật Tông nào thì cũng quá dài. Không biết thày Minh Tịnh tức Thubten Osall Lama đã học với dòng phái nào ở Tây Tạng, và pháp Mật Tông này có được truyền lại hay không ? 

Có người cho rằng sự truyền thừa này vẫn tiếp diễn nhưng lại ở bên ngoài chùa Tây Tạng của thày Tịch Chiếu và thế hệ thứ ba? Thày Minh Tịnh đương thời có 03 đệ tử: Tịch Chiếu, Không Chiếu và Thường Chiếu. Thày Tịch Chiếu tiếp tục tu tại cùa Tây Tạng. Thầy Thường Chiếu lấy đạo danh là Như Như Thích Thường Chiếu đạo nhân, tu tại một chùa nhỏ ở Gò Vấp.

Thầy gầy gò ăn mặc xuyềnh xoàng, người trong xóm chỉ quen gọi là bác sáu thợ may. Năm 1998 tôi có gặp, trông thày đã yếu lắm, nhưng cũng cố gắng đứng để đánh một hồi trống rất dài trong khi chúng tôi đứng chắp tay ngay đấy im lặng để lắng nghe. Một bà trong chùa nói rằng thầy ít tiếp khách và chỉ đánh trống khi …cảm thấy “vui”. Thày mất sau đó khoảng hai tháng. Thày Thường Chiếu cũng chỉ nói về Thiền tông khi đàm đạo, không thấy nhắc gì đến mật Tông!

Ngoài chùa Tây tạng Bình Dương có thể thuộc về hệ Tây Mật (?) vì Hòa Thượng có qua Tây tạng một thời gian ngắn, còn lại tất cả những khu vực khác của Mật Tông Việt Nam đều là Đông Mật tức Mật Tông hành trì qua sách vở kinh điển truyền đến từ Trung Hoa.

    2. Sa môn Thích Quảng Trí

  PhotobucketThầy Thích Quảng Trí tên thật là Phạm Thuyên sinh năm 1948 tại Quảng Nam. Thày ưa thích và tìm hiểu Mật giáo từ nhỏ. Năm 1960 Thầy xuất gia với bổn sư hòa thượng Thích Minh Thể và được đặt pháp danh là Quảng Trí. Năm 1964, Đức bổn sư viên tịch nên thày đến Phật học viện Long Tuyền và cầu xin hòa thượng Thích Chơn Phát làm y chỉ sư. Trong giai đoạn này vì kinh điển thiếu thốn nên việc tìm học nghiên cứu rất khó khăn.

Năm 1970 thầy vào Sài Gòn tiếp tục tu tập và cùng thày Thích Viên Đức tham cứu, phiên dịch và lưu hành kinh Điển Mật giáo dưới dạng đánh máy. Năm 1981 gia đình cư sĩ Liên Hoa phát tâm ấn tống một số kinh điển do thầy dịch.

Năm 2.000 thầy hướng dẫn cư sĩ Huyền Thanh sưu tập và biên dịch các kinh điễn Mật giáo và cho lưu hành các tập “Mật Tạng Phật giáo”. Đến 2005 ở Việt Nam đã lưu hành được 6 tập dưới dạng photocopy. Trong thời gian này hai tập “Mật Tạng Phật giáo Việt Nam” đã được ấn tống và đang lưu hành trên nước Mỹ. Sự cần mẫn và kiên trì của Thày Quảng Trí khi cống hiến cho công trình chuyển ngữ bộ Mật Tạng là một công đức lớn lao cho nền Phật học Việt Nam. Cuộc sống và công việc âm thầm của Thày chính là Mật Hạnh trong truyền thống Mật Tông.  

3. Thầy Thich Viên Đức

   PhotobucketHiện chưa có tư liệu về nhân thân. Thày Thích Viên Đức được Hòa Thượng Vạn Ân và Từ Thạnh ở Phú Yên trao truyền Ấn Khế Bí Mật, là người dạy và phổ biến Mật Tông (Đông Mật) tại Việt Nam từ cuối thế kỉ trước. Thày cũng dịch rất nhiều bản kinh Mật Tông từ Hán sang Việt, trong đó có Bộ Mật Tông gồm nhiều bộ kinh Mật rất phổ biến và quan trọng. Rất tiếc vì sự nghiệp thày quá ngắn ngủi!

4. Hòa Thượng Thích Phổ Ứng tại Linh Quang Tịnh xá, đường Nguyễn Khoái, Khánh Hội, có công khai chữa bệnh tà ma, cho nên cũng có thể hiểu ông là người hành trì Mật Tông.  

5. Hòa Thượng Thiền tâm cũng được biết có hành trì Mật Tông và đã dịch vài kinh về mật giáo.

VIII. Mật Tông Việt Nam hiện tại 

Trong nước

1. Hòa Thượng Thích Viên Thành và dòng truyền thừa Drukpa

PhotobucketDòng truyền thừa Drukpa đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ năm 1992 do cố Thượng Tọa Thích Viên Thành, viện chủ chùa Hương và chùa Thày.

Theo lời mời riêng của Ngài John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ), thày đã viếng thăm Bhutan với mục đích đề cao giáo pháp dòng Drukpa và mong đem sự thực hành này để phát triển tâm linh cho tăng ni phật tử trong nước.

Tháng 09 năm 2006: Các cao tăng của dòng Drukpa đã đến hà Nội để làm các pháp quán đảnh Đức văn Thù, A Di Đà, Dược Sư và Quán Thế Âm.

Tháng 12, ngày 7, 8, 9 năm 2007: Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII cùng các vị Nhiếp chính và cao tăng đã sang Việt Nam để làm lễ quán đảnh cầu quốc thái dân an cho Việt Nam . Nhân dịp, cũng là kỉ niệm 800 năm dòng truyền thừa Drukpa và 15 năm Drukpa có mặt tại Việt Nam. Đoàn đã đến Hà Nội ( Chùa Quang Ân, chùa Vạn Niên) Hà Tây (Chùa Hương) và Vĩnh Phúc (Chùa Hà Tiên). Xem thông tin về lễ quán đảnh tại Link này             

Dòng truyền thừa Phật Giáo Drukpa khởi nguồn từ Đức Phật Vajradhara (Kim Cương Trì), truyền không gián đoạn xuống các bậc Đạo sư giác ngộ Tilopa, Naropa, Marpa, Milarepa, Gampopa, Rechunpa, Phagmo Drukpa và Lingchen Repa. Ngài Lingchen Repa là thầy của Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ I, và là thày của Tsangpa Gyare – hiện thân của Đại Bồ Tát Quán Thế Âm, hoá thân chuyển thế của Đức Vua Songsten Gampo – vị hoàng đế theo đạo Phật đầu tiên của Tây Tạng.                    

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa hiện nay được tin là hoá thân chuyển thế từ đời thứ XII Photobucketngười đứng đầu đồng thời nắm giữ dòng truyền thừa Drukpa ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác.

Mật Tông đang phát triển. Cũng trong những ngày tháng hiện tại tốt đẹp cho sự phát triển này, sẽ thiếu sót nếu không nói về công trình chuyển đổi từ chữ Siddham của Kinh điển Mật Tông sang dạng chữ Phạn Latin hóa.

Tống Phước Khải  và Dương Đức Thịnh đã cùng nhau hoàn thành phần mềm bộ gõ Siddhamkey 2.0 [6] để có thể chuyển những văn bản cổ chữ Siddham sang văn bản chữ Phạn được Latin hóa. Hiện giờ, với phần mềm này, các câu thần chú viết bằng chữ Siddham đã có thể chuyển sang chữ Latin nhanh chóng. Sự phát âm do đó chính xác hơn nhiều so với thần chú âm Hán Việt trước đây. Phục hồi Phạn chú bây giờ chỉ còn là những cái click chuột đơn giản.

Tống Phước Khải sinh năm 1974, chuyên viên tin học độc lập, từng là tác giả của bộ gõ font chữ Hán Nôm (Hanokey 2.0). Dương Đức Thịnh và Tống Phước Khải cũng vừa hoàn thành một bia đá lớn khắc thần chú Thủ Lăng Nghiêm bằng chữ Siddham tại chùa Viên Thông Tp Hồ Chí Minh.

(xem link về bia Thủ Lăng Nghiêm)

Tại hải ngoại:

Sau năm 1975, nhiều người Việt Nam đã ra hải ngoại và đã có nhiều cơ hội gặp gở và được quán đảnh bởi nhiều vị Sư Mật Giáo Tây Tạng, Trung Hoa, Thái Lan …nên đã có sự tiến bộ đáng kể. Ngoài ra đã có nhiều cơ hội tiếp xúc kinh điển, sách vở về sự tướng lẩn giáo tướng. Nhiều trung tâm Mật Giáo Việt Nam được xây dựng và hoằng hóa Mật Giáo cho người Việt tại hải ngoại, nhờ thế giới tu học Mật Tông Việt Nam tại hải ngoại có nhiều lợi duyên để tu học dể dàng hơn.
Khoảng thập niên 90, tại Mỹ, có:

- Hội Ái Hữu Mật Giáo, đoàn Mật Giáo Virgina – 3628 Annadale rd – Annadale VA 22003.

- Mật Giáo Colorado – 917S . Ventura St – Aurora , CO 80017, do cư sĩ Triệu Phước, pháp danh Bửu Sơn, pháp hiệu Đức Quý thành lập. Hội nầy ấn hành các bản kinh như : Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa Yếu Lược, Mật Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển trung, Tông Phật Giáo Tinh Hoa quyển thượng, Phật Giáo Thánh Kinh, Kinh Chuẩn đề Đà La Ni Hội Thích, Tập San Mật Giáo …

- VietNalanda ( Vietnalada.org) trước đây là Viet_Vajra foundation

 Trụ sở Maryland. Gồm hai bộ phận: Viet Lotsawa Institute và Viet Tibet house

  Thày Thích Trí Siêu 

PhotobucketThầy Thích Trí Siêu sinh năm 1962 tại Sàigòn. Năm 1985 nhập chúng tu học tại Tự Viện Linh-Sơn, tỉnh Joinville-le-Pont, Paris . Năm 1987 thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thích Huyền-Vi.


Tuy xuất thân từ Ðại Thừa, nhưng thầy đã không ngần ngại du phương tham vấn và tu học với nhiều truyền thống khác như :

Nguyên Thủy, Zen, Kim Cang Thừa Tây Tạng. Thầy đã có những cuốn sách viết rất am hiểu về Mật Tông Tây Tạng, ví dụ cuốn Đại Thủ Ấn (Mahamudra)

Sư Tuệ Năng (Lobsang Tenzin)

Thế danh là Lê Bá Hy, sanh năm 1933, tại Hương Thủy, Thừa Thiên. Thọ giới tỳ kheo dòng Gelug Mật Tông Tây Tạng với pháp danh Lobsang Tenzin . Được sư phụ Lobsang Nyima Rinpoche cho về Bắc Ấn nhập thất tự tu. Một thời gian sau sư về Bồ Đề đạo tràng nhập thất ở Việt Nam Phật Quốc. Tại đây sư gặp viện trưởng một tu viện Miến Điện và lại có duyên được giới thiệu về Yangon gặp Hòa thượng thiền sư Mahashi để học hỏi thêm và thọ đại giới lần hai cùng Đạo Phật Nguyên Thủy với pháp danh Ukumara.

   PHAM Donald (Kusho Konchog Osel )

http://i76.photobucket.com/albums/j15/phamdoan/kusho-Ca.jpgDonald Phạm, con một nha sĩ người Việt, sống cùng gia đình tại Laguna Niguel, quân Cam, California. Xuất gia từ năm 16 tuổi, và theo học trình Geshe tại một tu viện của Mật Tông phái Gelug, tức phái của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện giờ. Học trình Geshe là tiến sĩ Phật học của mật Tông Tây Tạng, rất gian khó và kéo dài khoảng 20 năm.

Cùng với sự kiện nhiều người Việt nam tu học Mật giáo Tây Tạng, kỳ duyên đưa cậu bé Việt nam đến với dòng Gelug của Đức Đạt lai Lạt Ma, lúc tuổi còn rất trẻ, làm cho chúng ta có thể nghĩ đến một phong trào Mật Tông đang lớn lên tại cộng đồng Phật tử hải ngoại.


http://phatgiaovnn.com/upload1/phatgiaovnncom/Kusho-lati.jpg

 Lati Rinpoche, trái, vị thầy được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma giao nhiệm vụ dạy kèm các vị tái sinh,trong đó có Thầy Don, phải. (Photo Việt Báo)

Tóm lược:

Từ một Mật Tông “bên ngoài” tức cấp độ thấp, trong suốt một quá trình dài phát triển, bị kềm chế vì nhiều yếu tố khách quan, chúng ta đang tiến tới một Mật Tông với giáo pháp toàn diện và hoàn chỉnh, nhờ tiếp xúc với Mật Tông thế giới, đặc biệt như Mật Tông Tây Tạng và Mật Tông Bhutan. Những bản kinh Mật Tông xưa cổ với chữ Siddham giờ đây có thể xuất hiện trên Internet nhờ cố gắng của nhiều chuyên gia tin học.

Riêng ở Việt Nam bộ gõ Siddham 2.0 sẽ giúp những Thần chú không còn bị phiên âm sai lạc nữa. Nhiều năm qua có nhiều người Việt ở hải ngoại đã thọ lễ quán đảnh và chính thức tu tập với các dòng phái Mật Tông Tây Tạng. Hiện nay dòng truyền thừa Drukpa đã chính thức đến Việt Nam. Sách vở Mật Tông đủ loại không còn hiếm hoi như trước đây nữa. Cả Đông Mật lẫn Tây Mật sẽ cùng phát triển trong tương lại gần.

Dù là một pháp tối thượng thừa rất khó học khó tu do lệ thuộc nhiều điều kiện khắt khe, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn có rất nhiều người yêu thích Mật Tông. Có lẽ cơ hội và thời điểm đã đến cho những ai có duyên với pháp môn này.

Phạm Doãn, hiệu chỉnh lại tháng mười 2008

                Quang Võ biên tập

Viếng chùa Tây Tạng (Bình Dương)

Chùa Tây Tạng, tọa lạc trên đường Thích Quảng Đức, Thị Xã Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương cách tp Hồ Chí Minh 30km.

imageTrong những năm gần đây chùa là địa chỉ hành hương không thể nhắc đến của tín đồ Phật Tử xa gần khi về thăm Bình Dương.

Chùa do Hòa Thượng Chơn Phổ - Nhẫn Tế khai sơn sau khi ngài vân du tham học ở Ấn Độ và Tây Tạng trở về.

Nằm dưới rừng đại thọ, chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân.

Chính điện thiết kế thờ phượng như một pháp hội khi Phật còn tại thế. Ở giữa điện thờ Phật Thích-Ca (tượng cao thiền tọa 2m3). Chung quanh gồm chư Phật ở các vị trí như tầng dưới thờ Địa Tạng, Di Lặc; tầng kế thờ Phổ Hiền, Văn Thù; tầng trên là Quan Âm, Thế Chí...

Sau lần đại trùng tu vào năm 1992, chùa có dáng dấp gần giống như một ngôi chùa Tây Tạng. Chính điện cấu trúc hình khối vuông, chính giữa là ngôi tháp (stupa), tứ giác có chiều cao trên 15 mét.

Cách thiết kế tầng thượng ở mặt bằng nốc chùa... năm điện thờ năm vị gọi là ‘ngũ trí Như Lai.

Chùa công phu và hành trì theo truyền thống Mật Tông.

alt

 alt

 alt

 alt

 alt

Tượng Tổ Bồ Đề Đạt ma bằng tóc và sáp ong

http://www.daophatngaynay.com/vn/files/images/2010/quy2/garr_chutonduc_chuataytang_30052010_(1).jpg

alt

Lối lên Đại Tháp

alt

Tượng Phật Đại Nhật trên tháp

alt

Tượng Phật trên Bảo tháp

alt

Tôn tượng Bồ Tát trước sân chùa

alt

 alt

 alt

 alt

 alt

 alt

 alt

Tranh và các hoa văn Mật tông trang trí trong chùa đều do các thiền sư tự vẽ

               Quang Võ biên tập lại
Các bài viết khác