Cà tím vị thuốc bạn chưa biết

Cà tím hay còn gọi là cà dái dê được trồng khắp nơi ở nước ta với tên khoa học Solanum melongena có đường kính từ 5-8cm.

Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm. Trong ẩm thực, cà tím thường được biết đến là món ăn giàu dinh dưỡng như: cà tím bung, xào cần tỏi, om tôm thịt, tẩm bột rán, làm dưa muối xổi... Không chỉ thế, trong thành phần của cà tím còn có 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid và các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002, có tác dụng điều trị các bệnh về tim mạch, huyết áp cao, nhuận gan, chữa phong tê thấp, táo bón, giúp răng chắc khỏe... Dưới đây là một số bài thuốc từ cà tím mà dân gian vẫn dùng:

ca tim 1.jpg

Chữa các bệnh về tim mạch:


Theo giới chuyên môn, trong 1000g cà tím có chứa tới 72g vitamin P. Đây là loại vitamin chủ yếu trong việc làm tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu và giảm bớt lượng cholesterol, cũng như giúp phòng ngừa được bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch. Vì thế, ăn cà tím là biện pháp hàng đầu để giảm cholesterol trong máu.


Chữa cao huyết áp:


Lấy vỏ cà tím hong khô và nghiền nhỏ, khi uống pha với nước ấm. Mỗi ngày nên uống một thìa cà phê trước khi ăn.


Thần kinh căng thẳng:


Những người dễ bị kích động tâm thần được khuyên là nên uống một ly nhỏ nước ép cà tím mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng.


Chữa đau dạ dày:


Trong thành phần của cà tím có nhiều lượng chất nhầy giúp hỗ trợ tốt trong điều trị bệnh dạ dày. Vì thế, nếu bị đau dạ dày thì lấy cà tím thái nhỏ, đem phơi khô, sắc lấy nước uống sẽ thấy giảm đau. Uống liền trong một thời gian bệnh có thể khỏi.


Ngăn ngừa ung thư:


Trong nước ép cà tím có nhiều thànhphần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày. Vì thế, nên dùng nước ép cà tím khi xạ trị và sau phẫu thuật ung thư.


Chữa phong thấp:


Đem cà tím thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, ngâm với rượu. Xoa tại các cùng đau nhức.


Chữa đau bụng:


Khi phụ nữ bị mắc chứng đau bụng thì lấy cà tím phơi khô, thái nhỏ với quả me chín lượng bằng nhau, cho vào một lít nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 30 phút, lọc lấy nước uống nóng thì sẽ khỏi.


Chữa viêm gan vàng da:


Nếu bị vàng da do viêm gan thì lấy 300g cà tím, 50g gạo. Cà cắt nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục trong vài ngày.


Chữa viêm phế quản cấp, táo bón: Cà tím 500g, gừng tươi bốn lát, tỏi ba củ. Cà thái dọc, tỏi và gừng nghiền nhuyễn. Tất cả trộn với nước tương, dầu, muối, đường, chưng cách thủy. Nên ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, ăn liền 5-7 ngày sẽ có kết quả.


Răng, lợi:


Muốn răng và lợi vững chắc thì lấy một thìa vỏ cà tím sấy khô, nghiền nhỏ, đổ thêm nước và đun sôi lấy nước cốt. Sau đó, pha thêm một thìa nhỏ muối, dùng để súc miệng hàng ngày.

.

Nguồn tin: Theo SK&ĐS