Thái ất thần kinh hay Thái Ất là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn).
Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực. Trong tam thức, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.
Theo một số sách bói kinh điển, Thái Ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái Ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao Thái Ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.
Ðối tượng dự trắc
Theo Lê Quý Ðôn (1726-1784), xem Thái Ất có bốn cách:
Tuế kế (kể năm) để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Ðó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh.
Nguyệt kế (kể tháng), để xem lành hay dữ. Ðó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị.
Nhật kế (kể ngày), để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mọi người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy.
Thời kế (kể giờ), để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương hay không, xã hội bình yên hay có giặc cướp, đều dùng Thời kế mà xem.
Lê Quý Ðôn viết:
"Thuyết ấy (Thái Ất) phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy...Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; làm tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình..."
(Bài tựa cho sách Thái Ất Dị giản lục - bản dịch của Ðặng Ðức Lương, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, Việt Nam năm 2001).
Sách Thái Ất Thần kinh tương truyền là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), (bản dịch của Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt – Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc – 2002) cũng viết:
"...Thái Ất kể ngày luận về mệnh hạn người đời. Ðo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết.
...Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Ðạo Người."
và:
"...Xem Thái Ất kể giờ chú trọng vào con toán nhất, rồi xem xét các chướng ngại (tù, giam, cấp...) được sử dụng cho công việc hàng ngày, nhất là xem cho việc binh bị, chủ khách thắng thua, nước ngoài động tĩnh, vận trù kế sách; đặc biệt xem thiên văn đổi thay, xã hội bị ảnh hưởng vì mưa nắng, bão gió, giặc cướp không."
Cách lập quẻ
Tính số cục bao gồm niên cục, nguyệt cục, nhật cục và thời cục.
Số niên cục
Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý. Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm. Để tính số niên cục của một năm, sử dụng công thức:
Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917
Tích niên chia 3.600
Phần dư của phép chia trên chia 360
Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư của phép chia này chính là số niên cục.
Có một số thuyết tính mốc tích niên từ Trung cổ, năm Giáp Dần đến năm tuổi Việt (tuổi Việt lấy năm dương lịch là năm 2879 TCN cộng với năm xem)
Từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng đến Trung cổ, năm Giáp Dần cách nhau 10.141.310 năm.
Nếu dùng mốc Trung cổ, năm Giáp Dần, những vì sao xuất phát từ Thượng cổ, năm Giáp Tý thì phải thêm số doanh sai, tính toán phiền phức.
Ví dụ năm 2006 (Bính Tuất), dương cục là: Tích niên = 2006 + 10.153.917 = 10.155.923, chia tích niên cho 3.600 được số dư 323, phần dư lại chia tiếp 360 dư 323, phần dư này chia tiếp cho 72 được số dư 35. Vậy được số niên cục dương 35.
Số nguyệt cục
Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục. Cách tính là lấy số tích tháng từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đến tháng xem, cộng thêm hai tháng Tý, Sửu vì người ta dùng lịch kiến Dần; hai tháng này gọi là Thiên Chính, Ðịa Chính.
Công thức tính:
Tính số tích tháng từ định tính so với mốc = (10.153.917 + [năm trước năm có tháng xem])*12 + 2 + [số của tháng xem]
Chia số Tích tháng tính được cho 360
Phần dư của phép chia trên chia tiếp cho 72, số dư là nguyệt cục.
Ví dụ: Tính nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)
Từ Thượng cổ Giáp Tý đến năm trước năm có tháng xem (năm 1999) có: 10.153.917 + 1999 = 10.155.916 năm, 10.155.916 * 12 = 121.870.992 tháng. Số tháng Thiên Chính, Ðịa Chính và tháng cần xem (1) là 3, nghĩa là phải cộng thêm 3 được tổng số tháng = 121.870.992 + 3 = 121.870.995. Lấy số này : 360 dư 195, 195 : 72 dư 51. Như vậy tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, có Nguyệt cục dương 51.
Một số thuyết tính gốc Nguyệt cục là ngày mồng một (Mậu Ngọ) tháng 11 (Bính Tý), năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Nguyên Gia, vua Tống Văn Ðế nhà Tống (420-479) ở Trung Quốc thời kỳ Nam-Bắc triều (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424). Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.
Ví dụ: Tính Nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)
Từ tháng Bính Tý năm Giáp Tý (năm 424) đến tháng Ất Hợi (tháng trước tháng Bính Tý) năm Kỷ Mão (năm 1999) có: (2000-1) – 423 = 1.576 năm. Lấy số năm (1.576) * 12 được 18.912 tháng (mỗi năm 12 tháng). Từ tháng tháng Bính Tý năm Kỷ Mão (1999) đến tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) có 3 tháng. Vậy số Tích tháng = 18.912 + 3 = 18.915. Lấy số này chia cho 360 dư 195. Lấy dư số chia cho 72 dư 51. Như thế tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, dương có Nguyệt cục dương 51.
Nguyên tắc: niên cục dương thì nguyệt cục cũng dương; niên cục âm thì nguyệt cục cũng âm.
Số nhật cục
Phương pháp tính:
Sau tiết Đông chí, tìm ngày Giáp Tý đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước, lấy đó làm gốc đếm trở đi, tích cho đến ngày xem, được bao nhiêu là số tích ngày.
Chia số tích ngày đó cho 360 phần dư lại tiếp tục chia cho 72, còn dư lại bao nhiêu chính là nhật cục.
Theo sách Thái Ất thần kinh, chỉ có thời kế là có phân biệt âm cục, dương cục.
Một số thuyết áp dụng cục âm dương trong Thái Ất kể ngày. Cục âm, dương tính như sau: Từ Đông chí đến trước ngày Hạ chí, là dương cục; từ Hạ chí đến trước ngày Đông chí, thuộc âm cục (chú ý tính ngày phải xét đến cả giờ chuyển tiết, khí)
Thí dụ: Tính nhật cục ngày 14 tháng 12 năm 1992 dương lịch.
Tính Nhật cục theo Thái Ất thần kinh:
Ngày Ðông chí năm trước: 22 tháng 12 năm 1991
Ngày Giáp Tí đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước là ngày 18 tháng 02 năm 1992 (Ngày Giáp Tí (15) tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Thân)
Số ngày tích lại: 14/12/1992 - 18/02/1992 + 1 = 301 đem chia cho 360 được số dư 301. Số dư chia tiếp cho 72 được số dư là 13.
Vậy ngày 14/12/1992 có Nhật cục 13.
Có thuyết tính mốc tích ngày là ngày Giáp Tí (01) tháng Giáp Tí (11), năm Quý Hợi thuộc niên hiệu Cảnh Bình đời Tống tương ứng với ngày 19 tháng 12 năm 423 theo dương lịch.
Trước hết tính số ngày từ gốc là ngày 19 tháng 2 năm 423 tới ngày 18 tháng 2 trước ngày xét và tính được tròn số từ năm 423 tới năm xét.
Tiếp đó người ta sử dụng công thức tính làm tròn ngày tích 365,2425 ngày/năm với số năm.
Bước tiếp theo tính số ngày lẻ từ ngày 19 tháng 2 tới ngày xét.
Lấy tổng số ngày (số tích ngày) chia 360 lấy dư. Lại chia tiếp 72 lấy dư làm số Nhật cục.
Có thuyết quy định tính Tích Nhật dựa vào Tích Nguyệt. Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.
Số thời cục
Cách tính:
Cục âm dương của thời cục cũng tính như Nhật cục
Số giờ từ ngày Giáp Tí hoặc Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí năm trước đến ngày, giờ muốn tính
Chia số giờ đó cho 360, số dư lại chia tiếp 72 số dư chính là Thời cục.
Ví dụ: Tính thời cục giờ Nhâm Tý, ngày Mậu Tuất (23 tháng 1 năm 1992)
Ngày Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí là 19 tháng 1 năm 1992. Số ngày tích lại = 23/01/1992 - 19/01/1992 = 4. Số tích giờ 4*12 = 48 giờ. Cộng thêm 1 giờ của ngày Mậu Tuất là 49 giờ. 49 chia 360 dư 49, lại chia 49 cho 72 dư 49. Ngày 23 tháng 1 năm 1992 sau Đông chí thuộc dương cục. Vậy tính được Thời cục 49 Dương.
Cách tính số Niên cục, Nguyệt cục, Nhật cục, Thời cục gọi là Tứ kế (Tuế kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế)
An các sao chính
Thái Ất
Tiểu Du Thái Ất, Tiểu Du Thiên Mục và Đại Du.
Thái Tuế
Thần Hợp
Kể Định (Kể Mục) và Toán Định
Kể Thần
Thái Âm
Văn Xương
Thủy Kích
Toán Chủ - Toán Khách
Đại Tướng Chủ
Đại Tướng Khách
Tham Tướng (Tiểu Tướng) Chủ và Khách
Ngũ Phúc
Quân Cơ
Thần Cơ
Dân Cơ
Tứ Thần
Thiên Ất
Địa Ất
Trực Phù (Phép Tôn)
Phi Phù
Phi Lộc Phi Mã
Hạn Dương Cửu
Hạn Bách Lục – Vào quẻ
Cách đoán quẻ
Sau khi an được quẻ Ất, căn cứ vào tính lý các cung, sao, căn cứ thuyết âm dương, ngũ hành sinh khắc, quy luật sinh vượng, chú ý các trạng thái vô thường của Thái Ất, nếu có và tùy theo lập quẻ Ất kể năm, kể tháng, kể ngày hay kể giờ mà tiến hành luận đoán.
Trong trường hợp lập quẻ Ất kể ngày xem mệnh, còn phải hạn Dương cửu, hạn Bách Lục, căn cứ quẻ, hào Kiếp Sống tìm được, để dự đoán đời sống tiến lui lành dữ; căn cứ quẻ, hào Thái Tuế lưu niên tìm được, để dự đoán các việc và khi nào xảy ra trong năm ấy.
Lưu ý
Cũng mang tên môn Thái Ất còn có Thái Ất thần quẻ, là phương pháp ứng dụng Dịch lý để lập quẻ dự đoán bằng hình thức lắc hào. Quẻ gồm có năm hào, mỗi lần gieo một đồng tiền để xin Âm Dương cho từng hào, khác với môn Thái Ất này, không trình bày ở đây.
Tham khảo
Bằng tiếng Việt: Truyền lại đến ngày nay có hai bộ Thái Ất do hai soạn giả đồng thời vào thế kỷ 18:
Một bộ là Huyền Phạm tiết yếu của Phạm Ðình Hổ (1768-1840) sửa lại bộ Huyền Phạm của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Cuốn này được Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt dịch sang quốc âm năm 1972; Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót.
Bộ thứ hai là Thái Ất Dị giản lục của Lê Quý Ðôn (1726-1784). Sách này được Ðặng Ðức Lương dịch, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin in năm 2002.
Có người còn có Thái Ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang, nhưng ít thấy bán trên các hiệu sách tại Việt Nam. Bằng tiếng Trung: Thái Ất kim kính thức kinh , Thái Ất thống tông bảo giám, Thái Ất thống tông đại toàn.
Thái Ất tức là Thái Nhất, tên gọi khác của Thần Bắc cực. Trong tam thức, Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất, đến con người.
Theo một số sách bói kinh điển, Thái Ất là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần. Sao Thái Ất chủ về dự đoán gió mưa, hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao Thái Ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.
Ðối tượng dự trắc
Theo Lê Quý Ðôn (1726-1784), xem Thái Ất có bốn cách:
Tuế kế (kể năm) để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Ðó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh.
Nguyệt kế (kể tháng), để xem lành hay dữ. Ðó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị.
Nhật kế (kể ngày), để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mọi người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy.
Thời kế (kể giờ), để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương hay không, xã hội bình yên hay có giặc cướp, đều dùng Thời kế mà xem.
Lê Quý Ðôn viết:
"Thuyết ấy (Thái Ất) phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết phòng bị, ứng phó thì có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc thì, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy...Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; làm tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình..."
(Bài tựa cho sách Thái Ất Dị giản lục - bản dịch của Ðặng Ðức Lương, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin, Việt Nam năm 2001).
Sách Thái Ất Thần kinh tương truyền là của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), (bản dịch của Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt – Nhà xuất bản Văn hoá Dân tộc – 2002) cũng viết:
"...Thái Ất kể ngày luận về mệnh hạn người đời. Ðo biết hoạ phúc, định luận không sai. Suy rõ mấu chốt, nên cẩn thận tinh tường, diệu ở huyền vi tỏ biết.
...Phép này mọi người dân gian sử dụng để đo lường hoạ phúc cho mình, vào đời dựng nghiệp lớn hay nhỏ, được hưng hay suy, biết mấu chốt mà định luận không sai về vận hạn sống trong đời sao cho hợp với đạo nhà, đạo nước và đạo học đúng nghĩa quen gọi là Ðạo Người."
và:
"...Xem Thái Ất kể giờ chú trọng vào con toán nhất, rồi xem xét các chướng ngại (tù, giam, cấp...) được sử dụng cho công việc hàng ngày, nhất là xem cho việc binh bị, chủ khách thắng thua, nước ngoài động tĩnh, vận trù kế sách; đặc biệt xem thiên văn đổi thay, xã hội bị ảnh hưởng vì mưa nắng, bão gió, giặc cướp không."
Cách lập quẻ
Tính số cục bao gồm niên cục, nguyệt cục, nhật cục và thời cục.
Số niên cục
Mỗi nguyên tý có 72 năm. Niên cục là số từ 1 đến 72 trong mỗi nguyên tý. Người ta dùng mốc tính tích niên từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng, cách năm CN 10.153.917 năm. Để tính số niên cục của một năm, sử dụng công thức:
Tính Tích niên (Tuế tích) = (số của năm xem) + 10.153.917
Tích niên chia 3.600
Phần dư của phép chia trên chia 360
Phần dư của phép thứ 2 chia 72 số dư của phép chia này chính là số niên cục.
Có một số thuyết tính mốc tích niên từ Trung cổ, năm Giáp Dần đến năm tuổi Việt (tuổi Việt lấy năm dương lịch là năm 2879 TCN cộng với năm xem)
Từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đời Thiên hoàng đến Trung cổ, năm Giáp Dần cách nhau 10.141.310 năm.
Nếu dùng mốc Trung cổ, năm Giáp Dần, những vì sao xuất phát từ Thượng cổ, năm Giáp Tý thì phải thêm số doanh sai, tính toán phiền phức.
Ví dụ năm 2006 (Bính Tuất), dương cục là: Tích niên = 2006 + 10.153.917 = 10.155.923, chia tích niên cho 3.600 được số dư 323, phần dư lại chia tiếp 360 dư 323, phần dư này chia tiếp cho 72 được số dư 35. Vậy được số niên cục dương 35.
Số nguyệt cục
Cục tương ứng với tháng gọi là nguyệt cục. Cách tính là lấy số tích tháng từ Thượng cổ, năm Giáp Tý đến tháng xem, cộng thêm hai tháng Tý, Sửu vì người ta dùng lịch kiến Dần; hai tháng này gọi là Thiên Chính, Ðịa Chính.
Công thức tính:
Tính số tích tháng từ định tính so với mốc = (10.153.917 + [năm trước năm có tháng xem])*12 + 2 + [số của tháng xem]
Chia số Tích tháng tính được cho 360
Phần dư của phép chia trên chia tiếp cho 72, số dư là nguyệt cục.
Ví dụ: Tính nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)
Từ Thượng cổ Giáp Tý đến năm trước năm có tháng xem (năm 1999) có: 10.153.917 + 1999 = 10.155.916 năm, 10.155.916 * 12 = 121.870.992 tháng. Số tháng Thiên Chính, Ðịa Chính và tháng cần xem (1) là 3, nghĩa là phải cộng thêm 3 được tổng số tháng = 121.870.992 + 3 = 121.870.995. Lấy số này : 360 dư 195, 195 : 72 dư 51. Như vậy tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, có Nguyệt cục dương 51.
Một số thuyết tính gốc Nguyệt cục là ngày mồng một (Mậu Ngọ) tháng 11 (Bính Tý), năm Giáp Tý, năm đầu niên hiệu Nguyên Gia, vua Tống Văn Ðế nhà Tống (420-479) ở Trung Quốc thời kỳ Nam-Bắc triều (Tương ứng với ngày 7 tháng 12 năm 424). Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.
Ví dụ: Tính Nguyệt cục của tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000)
Từ tháng Bính Tý năm Giáp Tý (năm 424) đến tháng Ất Hợi (tháng trước tháng Bính Tý) năm Kỷ Mão (năm 1999) có: (2000-1) – 423 = 1.576 năm. Lấy số năm (1.576) * 12 được 18.912 tháng (mỗi năm 12 tháng). Từ tháng tháng Bính Tý năm Kỷ Mão (1999) đến tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) có 3 tháng. Vậy số Tích tháng = 18.912 + 3 = 18.915. Lấy số này chia cho 360 dư 195. Lấy dư số chia cho 72 dư 51. Như thế tháng Mậu Dần năm Canh Thìn (2000) thuộc nguyên Nhâm Tý, dương có Nguyệt cục dương 51.
Nguyên tắc: niên cục dương thì nguyệt cục cũng dương; niên cục âm thì nguyệt cục cũng âm.
Số nhật cục
Phương pháp tính:
Sau tiết Đông chí, tìm ngày Giáp Tý đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước, lấy đó làm gốc đếm trở đi, tích cho đến ngày xem, được bao nhiêu là số tích ngày.
Chia số tích ngày đó cho 360 phần dư lại tiếp tục chia cho 72, còn dư lại bao nhiêu chính là nhật cục.
Theo sách Thái Ất thần kinh, chỉ có thời kế là có phân biệt âm cục, dương cục.
Một số thuyết áp dụng cục âm dương trong Thái Ất kể ngày. Cục âm, dương tính như sau: Từ Đông chí đến trước ngày Hạ chí, là dương cục; từ Hạ chí đến trước ngày Đông chí, thuộc âm cục (chú ý tính ngày phải xét đến cả giờ chuyển tiết, khí)
Thí dụ: Tính nhật cục ngày 14 tháng 12 năm 1992 dương lịch.
Tính Nhật cục theo Thái Ất thần kinh:
Ngày Ðông chí năm trước: 22 tháng 12 năm 1991
Ngày Giáp Tí đầu tiên gần nhất sau Ðông chí năm trước là ngày 18 tháng 02 năm 1992 (Ngày Giáp Tí (15) tháng Nhâm Dần, năm Nhâm Thân)
Số ngày tích lại: 14/12/1992 - 18/02/1992 + 1 = 301 đem chia cho 360 được số dư 301. Số dư chia tiếp cho 72 được số dư là 13.
Vậy ngày 14/12/1992 có Nhật cục 13.
Có thuyết tính mốc tích ngày là ngày Giáp Tí (01) tháng Giáp Tí (11), năm Quý Hợi thuộc niên hiệu Cảnh Bình đời Tống tương ứng với ngày 19 tháng 12 năm 423 theo dương lịch.
Trước hết tính số ngày từ gốc là ngày 19 tháng 2 năm 423 tới ngày 18 tháng 2 trước ngày xét và tính được tròn số từ năm 423 tới năm xét.
Tiếp đó người ta sử dụng công thức tính làm tròn ngày tích 365,2425 ngày/năm với số năm.
Bước tiếp theo tính số ngày lẻ từ ngày 19 tháng 2 tới ngày xét.
Lấy tổng số ngày (số tích ngày) chia 360 lấy dư. Lại chia tiếp 72 lấy dư làm số Nhật cục.
Có thuyết quy định tính Tích Nhật dựa vào Tích Nguyệt. Sách Thái Ất dị giản lục có ghi cách tính này.
Số thời cục
Cách tính:
Cục âm dương của thời cục cũng tính như Nhật cục
Số giờ từ ngày Giáp Tí hoặc Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí năm trước đến ngày, giờ muốn tính
Chia số giờ đó cho 360, số dư lại chia tiếp 72 số dư chính là Thời cục.
Ví dụ: Tính thời cục giờ Nhâm Tý, ngày Mậu Tuất (23 tháng 1 năm 1992)
Ngày Giáp Ngọ gần nhất sau Ðông chí là 19 tháng 1 năm 1992. Số ngày tích lại = 23/01/1992 - 19/01/1992 = 4. Số tích giờ 4*12 = 48 giờ. Cộng thêm 1 giờ của ngày Mậu Tuất là 49 giờ. 49 chia 360 dư 49, lại chia 49 cho 72 dư 49. Ngày 23 tháng 1 năm 1992 sau Đông chí thuộc dương cục. Vậy tính được Thời cục 49 Dương.
Cách tính số Niên cục, Nguyệt cục, Nhật cục, Thời cục gọi là Tứ kế (Tuế kế, Nguyệt kế, Nhật kế, Thời kế)
An các sao chính
Thái Ất
Tiểu Du Thái Ất, Tiểu Du Thiên Mục và Đại Du.
Thái Tuế
Thần Hợp
Kể Định (Kể Mục) và Toán Định
Kể Thần
Thái Âm
Văn Xương
Thủy Kích
Toán Chủ - Toán Khách
Đại Tướng Chủ
Đại Tướng Khách
Tham Tướng (Tiểu Tướng) Chủ và Khách
Ngũ Phúc
Quân Cơ
Thần Cơ
Dân Cơ
Tứ Thần
Thiên Ất
Địa Ất
Trực Phù (Phép Tôn)
Phi Phù
Phi Lộc Phi Mã
Hạn Dương Cửu
Hạn Bách Lục – Vào quẻ
Cách đoán quẻ
Sau khi an được quẻ Ất, căn cứ vào tính lý các cung, sao, căn cứ thuyết âm dương, ngũ hành sinh khắc, quy luật sinh vượng, chú ý các trạng thái vô thường của Thái Ất, nếu có và tùy theo lập quẻ Ất kể năm, kể tháng, kể ngày hay kể giờ mà tiến hành luận đoán.
Trong trường hợp lập quẻ Ất kể ngày xem mệnh, còn phải hạn Dương cửu, hạn Bách Lục, căn cứ quẻ, hào Kiếp Sống tìm được, để dự đoán đời sống tiến lui lành dữ; căn cứ quẻ, hào Thái Tuế lưu niên tìm được, để dự đoán các việc và khi nào xảy ra trong năm ấy.
Lưu ý
Cũng mang tên môn Thái Ất còn có Thái Ất thần quẻ, là phương pháp ứng dụng Dịch lý để lập quẻ dự đoán bằng hình thức lắc hào. Quẻ gồm có năm hào, mỗi lần gieo một đồng tiền để xin Âm Dương cho từng hào, khác với môn Thái Ất này, không trình bày ở đây.
Tham khảo
Bằng tiếng Việt: Truyền lại đến ngày nay có hai bộ Thái Ất do hai soạn giả đồng thời vào thế kỷ 18:
Một bộ là Huyền Phạm tiết yếu của Phạm Ðình Hổ (1768-1840) sửa lại bộ Huyền Phạm của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Cuốn này được Nguyễn Ngọc Doãn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt dịch sang quốc âm năm 1972; Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc phát hành với tên gọi Thái Ất Thần kinh ghi tên tác giả là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Năm 2002, Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc cho tái bản sách Thái Ất Thần kinh được sửa chữa, bổ sung thêm những phần thiếu sót.
Bộ thứ hai là Thái Ất Dị giản lục của Lê Quý Ðôn (1726-1784). Sách này được Ðặng Ðức Lương dịch, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin in năm 2002.
Có người còn có Thái Ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang, nhưng ít thấy bán trên các hiệu sách tại Việt Nam. Bằng tiếng Trung: Thái Ất kim kính thức kinh , Thái Ất thống tông bảo giám, Thái Ất thống tông đại toàn.
.