Khái niệm về lịch

Khái niệm về lịch


      Mỗi sự kiện, biến cố xẩy ra trong tự nhiên xã hội đều diễn ra trong không gian, thời gian nhất định và ghi chép thời gian đã là nhu cầu của con người từ rất xa xưa. Theo một số từ điển bách khoa thì: Lịch là một hệ thống tổ chức, ghi chép thời gian theo cách thuận tiện cho việc điều tiết cuộc sống dân sự, các lễ nghi tôn giáo cũng như cho các mục đích lịch sử và khoa học.



      Trong một số ngôn ngữ châu Âu thì từ lịch (Calendar, calendrier…) bắt nguồn từ chữ Calendae (Kalendae) tiếng Latin có nghĩa là ngày đầu tiên của tháng La mã, ngày người ta công bố thời biểu tổ chức các phiên chợ, lễ hội hay các sự kiện khác.


Vậy lịch xuất hiện từ khi nào?


      Hiện chúng ta biết rất ít về việc đo đạc, ghi chép thời gian trong thời tiền sử, nhưng từ các di vật khảo cổ ở mọi nền văn hoá đều phát hiện thấy dấu vết của việc này. Sau đây là một số tư liệu về sự hình thành lịch ở một số vùng trên thế giới:


      Châu Âu :
thời kỳ băng hà cách đây hơn 20 nghìn năm các thợ săn ở châu âu đã khắc các vạch lên thân gỗ và xương, có thể bằng cách này họ dùng để đếm các ngày trong tuần trăng. Các cột đá tại nước Anh (Stonehenge) được xây dựng cách đây hơn 4000 năm có lẽ đã được sắp xếp nhằm xác định một số thời điểm đặc biệt liên quan đến mùa và hiện tượng thiên văn như ngày chí, nguyệt thực… Tại Hy Lạp các bản di vật bằng đất sét thế kỷ 13 trước c.n hay những ghi chép của Homer và Hesiod cho thấy người cổ Hy Lạp sử dụng lịch mặt trăng ( lịch âm), các thangs bao gồm 29 và 30 ngày xen kẽ nhau. Đến thế kỷ thứ 6 trước c.n các nhà thiên văn học Hy Lạp đã đề nghị một lịch chính xác hơn bằng cách chèn thêm 3 tháng vào mỗi chu kỳ 8 năm. lịch chu kỳ 8 năm này vẫn tiếp tục được sử dụng ở Hy Lạp mặc dù sau đó đã có thêm hai pháy hiện đáng chú ý : Khoảng năm 433 trước c.n nhà thiên văn học Meton ở Aten tìm thấy 19 năm mặt trời (chu kỳ meton) vừa bằng 235 tuần trăng và vào năm 130 trước c.n Hipparchus quan sát thấy năm mặt trời không phản ánh chính xác bằng 365.25 ngày. ở La Mã vào khoảng Thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8 trước c.n nhà cai trị thành Rome đầu tiên là Romulus đưa vào sử dụng loại lịch gồm 10 tháng, 6 tháng 30 ngày và 4 tháng 31 ngày, tổng cộng 304 ngày, năm khởi đầu vào tháng 3. 


      Sau này lịch La Mã tiếp tục được cải tiến dưới các thời Numa Pompilus (715-613 trước c.n) và Etruscan Tarquinius Priscus (năm 616-579 trước c.n) và có tên là lịch cộng hoà La Mã. Tuy ở lịch này năm (365.25 ngày) dài hơn năm mặt trời một ngày nhưng nhiều yếu tố của lịch cộng hoà La mã đã được đưa vào lịch Gregorius thông dụng hiện nay.


      Trung cận đông: tại Ai Cập cách đây hơn 10 nghìn năm, vào thời kỳ đầu nền văn minh của mình, người Ai Cập cổ đã sử dụng lịch bao gồm 12 tháng mỗi tháng 30 ngày (một năm dài 360 ngày). Nhưng sau đó họ nhận ra rằng sao Thiên Lang (Sirius) ở chòm sao Đại Khuyển (Canis Major) cứ sau 365 ngày thì mọc cạnh mặt trời, lúc sông Nin bắt đầu chu kỳ ngập lụt hàng năm, dựa trên điều này Ai Cập làm ra lịch 365 ngày, lịch này có lễ bắt đầu vào năm 4236 trước c.n năm được ghi nhận sớm nhất trong lịch sử. Còn ở vùng Lưỡng Hà, thung lũng sông Tigris- Euphrate (IRăc), cách đây 5 000 năm người xume dùng lịch chia năm thành các tháng 30 ngày, chia ngày thành 12 khoảng (tương đương với 2 giờ) và mỗi khoảng này chia ra 30 phần (bằng 4 phút). Cũng ở I Rắc, vào khoảng 2000 năm trước c.n người Babylon sử dụng lịch mặt trăng gồm 12 tháng xen kẽ 29 và 30 ngày . Sau đó, khoảng năm 380 trước c.n lịch này trở nên tinh xảo hơn khi trong lịch đã có sự kết hợp giữa tuần trăng với thời tiết. Điều này được thực hiện bằng cách chèn thêm 7 tháng nhuận ào chu kỳ 19 năm , chu kỳ 19 năm trùng với chu kỳ Meton của nhà thiên văn học người Hy lạp. Không rõ người Babylon cùng tìm ra chu kỳ Meton hay tiếp thu nó từ người Hy lạp, tuy nhiên lịch này được chấp nhận ở Hy Lạp, tuy nhiên lịch này được chấp nhận ở Hy Lạp và các thuộc địa của La Mã cho đến năm 75 sau c.n. Lịch sớm nhất của người Do Thái có lẽ là lịch Gezer ở thời kỳ vua Solomon, khoảng cuối thế kỷ thứ 10 trước c.n, sau đó người Do thái cổ sử dụng lịch của người Babylon (587 trước c.n).


      Nam Á và Viễn Đông:
ở Việt Nam hiện còn lưu giữ một thứ lịch của người mường gọi là lịch tre, lịch này gồm 12 thanh tre ghi lại 12 tháng và trên mỗi thanh tre khắc các vạch ký hiệu ngày, tháng và các hiện tượng khác. Phải chăng đây là một thứ lịch cổ dùng ở nước ta trước khi lịch âm dương được du nhập từ Trung Hoa sang? ở ấn Độ theo ghi chép thì lịch cổ nhất có vào năm 1000 trước c.n . một năm lịch có 360 ngày chia thành 12 tháng Âm bao gồm 27 hoặc 28 ngày, số ngày thiếu được bù bằng cách chèn tháng nhuận sau mỗi 60 tháng. Còn ở Trung Quốc, lịch âm dương có từ Thế kỷ 14 trước c.n (đời thương), theo truyền thuyết thì sớm hơn nữa vào thời Tam Hoàng Ngũ Đế (năm 2637 trước c.n) đã có lịch do hoàng đế sáng tạo ra. Đáng chú ý là đời nhà Thương người Trung Hoa đã biết đến độ dài năm là 365.25 ngày và tuần trăng dài 29.5 ngày.


      Trung Mỹ : người Maya ở Trung Mỹ không chỉ dưạ trên mặt trăng, mặt trời mà cả sao Kim để tạo ra lịch 260 và 365 ngày. Nền văn hoá Maya hưng thịnh từ khoảng 2000 năm trước c.n đến năm 1500 sau c.n, các chu kỳ thiên văn ghi lại cho thấy họ tin là thế giới được sáng ra vào năm 3114 trước c.n . Các lịch của họ sau này trở thành một phần của lịch đá Aztec.


    (Theo Lịch Việt Nam Thế kỷ XX-XXI, tác giả Thạc sỹ Trần Tiến Bình, ban lịch nhà nước)
Các bài viết khác