Lưu hành Lịch vạn niên


      Phải thừa nhận rằng trong những năm đầu có cuốn được viết nghiêm túc, lại hợp với tâm lý thị hiếu quần chúng lúc bấy giờ, nên mặc dầu sách “in chui” vẫn bán chạy.

Dần dần các năm sau, chạy theo đồng tiền, sách rởm ra nhiều, thậm chí có cuốn mầu mè tô vẽ rất đẹp, nhưng bên trong chép lại y nguyên một cuốn của năm trước, chỉ đổi ngày, miễn sao sách bán được trót lọt. Người đọc thắc mắc muốn được giải đáp, nhưng sách không có tên tác giả, không có nhà xuất bản, chẳng ai biết hỏi ai.


      Riêng năm Quý dậu (1993) chúng tôi được xem 8 cuốn lịch Vạn sự. Tám cuốn đó chèo chống nhau nhiều, cùng một ngày, cuốn X ghi: “nên xuất hành, giá thú...”, cuốn Y ghi: “ kỵ xuất hành, giá thú”. Có cuốn ghi: Tháng giêng, ngày Sửu trực Kiến. Tháng 2,3,4... cho đến tháng chạp vẫn ngày Sửu trực Kiến. Nếu ngày Sửu trực Kiến, ngày Dần trực Trừ, ngày Mão trực Mãn....Suốt năm 12 trực trùng với 12 chi cố định, vậy thì ai đặt trực làm gì cho thêm phiền phức. Khảo sát một cuốn lịch năm ất Hợi riêng vấn đề kỵ an táng: Có trên chục trường hợp, liên tục 8-10 ngày liền kỵ an táng. Thí dụ: từ 11 đến 21 tháng 8 kỵ an táng. Tưd 3 đến 13 tháng 8 nhuận kỵ an táng. Thử hỏi nếu người ta không chịu chọn ngày mà chết, nhỡ chết vào những ngày đầu kỳ ( như 11/8 hay 2/8 nhuận) vậy phải đợi đến bao giờ mới chôn.

      Đặc biệt gần đây, như dư luận và báo chí đã nêu, năm Bính Tuất (2006) hầu hết “Lịch Vạn sự” đều lấy theo lịch Trung Quốc, cụ thể là 1 tháng 6 âm phải là ngày 25/6 dương lịch, thì lại ghi vào ngày 26/6, tức là chậm một ngày! Và sự sai lệch này kéo dài suốt cả tháng 6 âm lịch, đến tận ngày 29 tháng 6 âm (24/7/2006)!

      
      Hơn nữa, để câu khách, một số “ Lịch Vạn sự” còn cài thêm những nội dung không dính dáng gì đến lịch, thí dụ : cách giải hạn sao Thái Bạch dùng bùa phép như thế nào, dùng giấy màu vàng hay xanh, đốt mấy ngọn nến, đốt cắm ở đâu? Hoặc nam nữ tuổi nào lấy được nhau, tuổi nào không hợp không nên lấy...


      Chính vì vậy những cuốn được mệnh đanh là “Lịch Vạn sự” dần dần mất tín nhiệm, nhiều người thấy lạ mua về mới xem qua đã phải bỏ đi. Vì “danh bất chính nên ngôn bất thuận”, những người biên soạn thận trọng, nghiêm chỉnh cũng phải chịu chung số phận với những kẻ làm ăn cẩu thả, vô trách nhiệm.

Các bài viết khác