XEM CHỈ TAY
NHỮNG GÚT MẮT Ở NGÓN TAY
Bàn tay có mắt gút 1: Hay cãi vã, đa sự, đa nghi, tự phụ. Nam giới sẽ gặp nhiều trở lực trong việc làm. Nếu nữ giới sẽ gặp nhiều hậu quả tai hại do tính kiêu hãnh của mình.
Mắt gút thứ hai: Có óc thứ tự, tài ba, mưu trí dễ thành công.
Ở ngón vuông: người chánh trực, cương nghị.
Ở ngón chè bè: Hay bênh kẻ yếu, sống chỉ vì lý tưởng.
Ở ngón nhọn: nổi tiếng văn chương mỹ thuật.
Ở ngón vuông: giỏi về thương trường, thành công về kinh tài.
Ở ngón chè bè: người hiền, nếu nữ giới gian truân.
ĐƯỜNG VÂN, KHU ỐC Ở NHỮNG NGÓN TAY
Điểm uốn tụ nằm theo chiều dọc ngón: Tinh thần ngang bằng vật chất.
A. Điểm tụ theo chiều dọc ngón cái: Mê say đạo đức, có thể xuất gia lúc chưa già, càng già càng có tiền của.
Điểm tụ theo chiều ngang ở ngón cái: Gặp nhiều trở ngại trong việc khuyếch trương lớn nhưng thành công dễ ở việc khuyếch trương nhỏ.
Điểm tụ theo khu ốc: Chỉ huy giỏi, có sức mạnh thế, thế lực.
Nếu điểm tụ ở ngón cái loan xộn phức tạp: Đau khổ về ái tình.
B. điểm tụ ở ngón trỏ theo chiều dọc: May mắn trong công việc May mắn Hoạnh tài loạn óc.
Nếu đóng khu ốc và ở gò Mộc tinh có ngôi sao hay hình vuông sẽ gặp của hoạnh tài. (Thời gian tính theo sự đậm lạt của ngôi sao hay hình vuông).
Nếu đóng theo chiều ngang: Thành công trong việc tìm tòi khảo cứu.
Nếu đóng phức tạp lộn xộn lại gặp một ngôi sao ở trí đạo: Loạn óc.
C. Điểm tụ theo chiều dọc ngón giữa: Sống trên 80 tuổi.
Điểm tụ quyện thành khu ốc ở ngón giữa: Đề phòng tù tội khoảng trên 40 tuổi, ngoài ra còn chỉ sự tự lượng sức mình.
Điểm tụ theo chiều ngang ngón giữa: Thảnh thơi, nhưng rất chật vật về tiền bạc.
Điểm tụ lộn xộn phức tạp: Sa ngã trong tứ đổ tường.
D. Điểm tụ theo chiều dọc ở ngón áp út: Được hưởng của phụ ấm to taut.
Điểm tụ quyện thành khu ốc: gặp duyên bất ngờ với hàng danh gia vọng tộc, có khả năng mỹ thuật.
Điểm tụ lộn xộn phức tạp: Tiền và của đi đôi, tiền hết thì người chết.
E. Điểm tụ theo chiều dọc ngón út: có cơ hội ra nước ngoài.
Nếu quyện theo khu ốc: Tuyệt tự, hay tìm tòi khám phá.
Điểm tụ theo chiều ngang ngón út: Kết hôn với người bà con gần.
Điểm tụ lộn xộn: Đề phòng rủi ro đi đường.
Dạng thể các đường vân xoắn ốc trên đầu ngón tay:
- Đường xoắn ốc tập trung vào giữa ngón cái: Có khả năng đứng ra làm việc, có tài điều khiển công việc, tự tin, khéo léo.
- Đường xoắn xiên, ngang: Có trở ngại.
- Đường xoắn bất định, lệch lạc: Có trở ngại, khó thành công.
- Ở ngón trỏ, đường xoắn tụ ở trung tâm: Nhiều may mắn và có được hoạnh tài.
- Nếu đường xoắn tụ ở giữa ngón áp út: Có khả năng về mỹ thuật, có quả sản về sau.
- Nếu ở giữa ngón út (ngón của giao tế và thương mãi) thì sẽ phát triển công danh sự nghiệp lúc ở nước ngoài.
Cần lưu ý về ý nghĩa của các ngón trên bàn tay để suy đoán tương lai. Ví dụ ngón cái thuộc về ý chí và lý trí. Ngón trỏ chỉ tài điều khiển, quyền uy. Ngón giữa xác định thêm về tâm linh, ý chí.
Ngón áp út tài năng của chính mình và ngón út giao tế, thương mãi, du lịch...
* Đường xoáy ốc Nếu bạn chỉ có vài xoáy ốc, thì bạn không nên mơ mộng những chuyện xa
xôi nữa, mà hãy thực tế.
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM Ở MÓNG TAY
Về bàn tay, các nhà nghiên cứu không những quan sát long bàn tay, ngón tay, màu sắc, nhiệt độ, các đường chỉ tay mà còn để ý đến móng tay nữa. Vì thế khi khảo cứu bàn tay không nên bỏ qua móng tay một phần mà từ Hippocrate đã cho rằng có một giá trị lớn lao trong việc chẩn đoán bệnh lý. Các sách y học cổ xưa cũng đã có một vài chương ghi chú về vấn đề này. Vì thế trước khi tìm hiểu về toàn bộ bàn tay tưởng nên biết qua về móng tay đã.
Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu về móng tay cũng như một số bác sĩ lưu tâm đến ngón tay thì ngón tay liên quan đến các bộ phận chính trong cơ thể như sau:
- Ngón cái liên hệ đến chức phận của não thùy.
- Ngón trỏ liên hệ đến gan.
- Ngón giữa liên hệ đến ruột, dạ dày.
- Ngón áp út liên hệ đến tim và phổi.
- Ngón út liên hệ đến gân, cơ bắp, thần kinh hệ.
Tổng quát thì hiện nay giới y học chỉ định thời gian móng tay từ phao đến đầu ngón như sau:
- Ở ngón cái là 140 ngày.
- Ở ngón trỏ, giữa và áp út là 124 ngày.
- Ở ngón út là 121 ngày.
Căn cứ vào sự nảy nở, dấu hiệu trên móng tay để suy đoán bệnh có thể trong bốn hay năm tháng về sau. Điều đáng ghi nhận là khi bệnh phát thì móng tay sẽ ngưng mọc.
Khi bệnh hoành hành thì móng tay sẽ chùng lại, vì thế mới có vết gờ nhô lên.
- Nằm dưới móng tay thì mới vừa bị bệnh.
- Nằm giữa móng tay thì bị bệnh cách nay 80 ngày.
- Nằm trên móng tay thì bị bệnh cách nay 160 ngày.
Những bệnh hay lây như bệnh sốt đỏ da, bệnh thương hàn, bệnh cúm, ngoài thương (gãy tay gãy chân) đều có khả năng làm xuất hiện làm xuất hiện các đường beau. Trong thời thế giới đại chiến lần thứ nhất (1914 1918), các nhà phẫu thuật đều dùng đường beau để xác định ngày bị thương của người lính. Một số tác giả còn cho rằng những cơn khủng hoảng thần kinh cũng làm xuất hiện lên đường beau. * Móng tay của người bị đau ruột và phong thấp: những đường dọc trên móng tay còn thường gặp hơn những đường beau. Chúng sinh ra từ những bệnh kinh niên nên xuất hiện rất lâu trên móng tay, có khi tới hàng năm. Hễ còn bệnh là chúng còn hiện diện (hình). Tôi đã có dịp quan sá thấy chúng nơi những người bệnh kết tràng viêm (tức là sưng ruột) lâu năm. Trong trường hợp bệnh nặng, những đường dọc này phân nhánh ở đầu. Triệu chứng này thường gặp vào nửa đời người (50 tuổi) chứng tỏ bệnh phong thấp với những chỗ bị nhiễm độc ở chân răng, trong ruột. Những đường dọc này có tính di truyền, báo hiệu cả gia đình có thể bị phong thấp.
Móng tay của người bị bệnh cấp phát và ngoại thương: một loại móng tay khác cũng danh tiếng không thua gì loại móng tay Hippocrate là ngón tay có một hay nhiều đường beau. Sở dĩ chúng đựơc đặt tên như vậy vì bác sĩ người Pháp tên là Beau đã mô tả loại móng tay này lần đầu tiên vào năm 1846. Đường beau là những đường name ngang, xuất hiện nơi rễ móng tay và mỗi ngày một tiến lên trên cho đến đúng 160 ngày sau thì biến mất (vì móng tay lúc đó được đổi mới hoàn toàn). Như vậy nhìn theo chiều dọc thì móng tay có dạng "dợn sóng" (hình). Khi vừa bị mace bệnh thì tế bào dưới móng tay ngưng phát triển làm xuất hiện đường beau. Vì đường beau di chuyển dần từ dưới lên trên theo thời gian nên ta có thể đoán biết đích xác lúc nào thì bị bệnh.
Nói rõ hơn thì:
Nếu:
- Dấu hiệu xuất hiện ở 1/3 móng (kể từ phao ra) là biến chứng xảy ra từ sáu đến bảy tuần.
- Dấu hiện xuất hiện ở 2/3 là biến chứng xảy ra từ mười hai đến mười bốn tuần.
- Dấu hiệu xuất hiện ở phần cuối móng là biến chứng xảy ra từ mười tám đến hai mươi mốt tuần.
Móng tay của người bình thường:
Móng tay bất bình thường là những móng tay kém phát triển hay phát triển khác thường. Một móng tay bình thường có chiều dài trung bình từ 12 đến 13 mm, còn chiều ngang thì thay đổi theo từng ngón một. Hình 1 và hình 2 cho thấy móng có kích thước trung bình. Móng tay dài trên một bàn tay dài cũng là điều thông thường. Rễ mọc sâu vào bên trong. Thân móng tay cũng phát triển theo cùng một mức độ, có một vết trăng hình lưỡi liềm dài từ 1 đến 3 mm trên ngón tay trỏ.
Móng tay của người bị bệnh:
* Móng tay của người đau tim và đau phổi: Móng tay bất bình thường mà tiến sĩ Charlotte Wolte nêu lên ở nay là một trường hợp cổ điển mà các sinh viên y khoa đều biết. Đó là móng tay của Hipocrate. Người ta gặp loại móng tay như vậy nơi những người bị lao phổi, sưng phổi, đau tim kinh niên. Người ta cũng gặp loại móng tay như vậy nơi những ngón tay dạng dùi trống,
thường thường màu xanh và có triệu chứng rối loạn trong sự lưu thông của máu. Móng tay của Hipocrate (3) -(4), có thể so sánh với mặt kính đồng hồ vì nó tròn và có một vết trắng hình lưỡi liềm to, chứng tỏ có sự khiếm khuyết trong chất lượng và hình dạng của móng tay (hình).
Castello đã gặp nhiều trường hợp người bệnh phổi có móng tay trở lại bình thường sau khi hết bệnh. Điều này chứng minh cho mối tương quan giữa móng tay loại Hippocrate với bệnh lao phổi. ippocrate nơi những người bị lao phổi. Tác giả còn kể thêm một loại móng tay khác cũng thường gặp nơi những người bị bệnh phổi: đó là những móng tay dài, hẹp, có trắc diện (tức la khi nhìn nghiêng) lồi, giống như móng vuốt của thú vật. Ta gặp những móng tay như vậy nơi bàn tay xương xẩu có ngón dài.
Móng tay của người bị bệnh nội khoa: Theo tiến sĩ Charlotte Wolfe thì hình dáng móng tay của người bị bệnh nội khoa có một tầm quan trọng đặc biệt và bổ sung thêm kinh nghiệm riêng của mình vào những kết luận của Pedro Castello để làm sáng tỏ phép chuẩn đoán bệnh bằng móng tay. Trong sách này ông không trình bày một cách có hệ thống các tình trạng sức khỏe mà chỉ đề cập đến một số bệnh có liên quan đến bàn tay trong đó có các bệnh nội khoa. Ông đã từng ghi nhận nhiều trường hợp có bệnh về tuyến giáp trạng và não thùy.
Bệnh về tuyến giáp trạng: Tuyến giáp trạng nằm trên khí quản ngay dưới sụn thanh quản.
Tuyến hoạt động yếu thì:
- Xương không phát triển (lùn không cân đối), ngu đần, cơ quan sinh dục yếu không phát triển.
- Ở người lớn sẽ bị bệnh niêm thủy chủng: nước tụ ở da nên mắt, lưỡi sưng, nhiệt độ cơ thể hạ, mạch chậm, bải hoải.
Khi quan sát móng tay mặc dù người bệnh không có triệu chứng nào khác. Sau đó lần lần các triệu chứng xuất hiện và những xét nghiệm chuyên khoa chứng minh là đúng.
Sách y học và sach của Pedro Castello chỉ cung cấp vài chi tiết sơ sài và có phần mâu thuẫn về móng tay của người bị bệnh nội khoa. Những chi tiết được đề cập phần lớn liên quan đến các bệnh về tuyến giáp trạng và não thùy. Tiến sĩ Charlotte Wolfe đã quả quyết cho rằng các bệnh này có liên hệ mật thiết đến móng tay. Theo Pedro Castello thì móng tay thiếu vẻ bóng và có vạch trên đó là triệu chứng của bệnh tuyến giáp trạng và bệnh niêm thủy thủng (Myxoedème) (kèm theo triệu chứng da đầu khô và ruing tóc). Những móng tay mỏng, dễ gãy, hình dạng như móng tay con nít là những móng tay bị yếu, phát triển rất chậm. Đôi khi chúng rất mềm và có dạng như cái quạt. Theo một tác giả khác thì móng tay loại như con nít kém phát triển là triệu chứng của cơ quan sinh dục bị suy nhược. Theo Hollander thì móng tay quá lớn là triệu chứng bệnh não thùy kém phát triển, nhưng tôi thì không nhận thấy vậy bao giờ. Tiến sĩ Charlotte Wolfe cho rằng (mà Pedro Castello cũng đồng ý như vậy) là não thùy và tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường thì móng tay cũng phát triển nhanh theo, láng bóng và mọc ra rất nhanh.
Nếu tuyến giáp hoạt động mạnh tiết hydroxine vào máu và gay bệnh basedow hay nóng nảy, giận
ữ, người gầy đi.
Bệnh não thùy là một tuyến nhỏ bằng hạt đậu xanh nằm trong mặt dưới não. Não thùy có những kích thích tố có nhiệm vụ giúp cơ thể tăng trưởng. Nếu tuyến hoạt động kém sẽ lùn (nhưng cân xứng), nếu tuyến hoạt động mạnh cơ thể tăng trưởng quá mức (khổng lồ), nếu sau khi trưởng thành mà tuyến phát triển thì đầu ngón tay, ngón chân sẽ to lớn dị thường, cằm và mũi cũng to (chứng đầu triển), ngoài ra tuyến giáp trạng còn giúp cơ thể giảm lượng nước tiểu (gay tái hấp thụ), tăng huyết áp... thần kinh. Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận thấy người bị bệnh tâm thần có móng tay phát triển quá mức nhưng chưa xác định được các đặc điểm của chúng. Nơi người bệnh tâm thần phân biệt thì móng tay dài và phát triển rất nay đủ. Còn những người bệnh loại tâm thần hưng trầm cảm thì có móng tay mang đủ sắc thái của sự phát triển quá mức bình thường. Tuy
nhiên cho đến nay, chưa có được một bản thống kê đủ.
Trường hợp người bị yếu thần kinh thì móng tay không phát triển quá mức mà có chiều hướng kém phát triển. Ít khi gặp nơi họ những móng tay phát triển nay đủ với vết trắng hình lưỡi liềm: tiến sĩ Charlotte Wolfe chỉ đếm được có 10% trong số 650 bàn tay đã nghiên cứu.
Những móng tay kém phát triển này đều nhỏ một cách khác thường mà ông tạm gọi là móng tay "thô sơ" và gặp chúng trong 25% những người bị yếu thần kinh. Theo Pedro Castello thì dạng móng tay này có mang tính di truyền và rất hiếm có. Sở dĩ chúng hiếm như vậy là vì Pedro Castello chỉ quan sát móng tay của người bị da liễu mà thôi.
Móng tay "sơ cấp" là một loại móng rộng và cụt, không có vết trắng hình lưỡi liềm, thường gặp nơi người bị yếu thần kinh. Thật khó mà cho rằng những móng này khác thường, nhưng chắc chắn là chúng phát triển không nay đủ. Những người bệnh thường bị đau thần kinh nhẹ cũng thường có loại móng này. Tôi nhận thấy là những người bị yếu thần kinh thường có móng tay phẳng hơn là cong. (xem hình).
Chúng ta không cho là quá đáng nếu bảo rằng móng tay phát triển khong nay đủ là một trong những nét đặc trưng nhất của bàn tay người bị yếu thần kinh. Móng tay hẹp, bóng có vết trắng hình lưỡi liềm to, đục, chứng tỏ tuyến giáp trạng phát triển quá mức. Loại này giống với móng tay của người bị lao phổi nhưng khác ở chỗ là khi nhing nghiêng thì trắc diện của nó phẳng chứ không cong, còn thân móng tay thì sạch và bóng. Người ta gặp hai loại móng tay này nơi bàn tay xương xẩu có ngón dài của những người vừa bị lao, vừa có tuyến giáp trạng phát triển quá mức bình thường. Những người này có móng dài và vết trắng hình lưỡi liềm to vì các biến hóa trong cơ thể gia tăng cường độ. Cần nên nhớ là người mắc bệnh này lại rất thông minh và bàn tay họ thuộc loại xương xẩu (xem hình).
Móng tay dài rất phát triển, bóng bề ngang rộng (khác với trường hợp trên) có vết trắng hình lưỡi liềm dài và rộng (hình) là triệu chứng của người có não thùy phát triển quá mức. Những loại móng tay như vậy thường gặp nơi những ngón tay rắn rỏi. Loại móng này hoàn toàn khác với móng người mang bệnh tuyến giáp trạng phát triển quá mức.
Móng tay của người bị yếu thần kinh: tất cả những tác giả đã viết về móng tay đều đề cập đến những đổi thay nơi móng tay của người bị yếu thần kinh. Móng tay của người bị yếu thần kinh mất vẻ bóng thường lệ, vết trắng hình lưỡi liềm trở nên đục, thân móng tay dễ gãy. Triệu chứng thông thường nhất là sự xuất hiện các đốm trắng. Theo Pedro Castello, người ta gặp những đốm trắng này nơi bàn tay của 85% đàn ông và 75% đàn bà. Các chuyên gia đều đồng ý rằng loại móng tay đó chứng tỏ bệnh yếu thần kinh và các đốm trắng biến mất khi tinh thần trở lại bình thường.
Những đốm trắng có thể chứng minh cơ thể thiếu chất vôi (thiếu chất vôi có thể do tuyến phó giáp trạng yếu) (calci) có công dụng làm dịu bớt tính cảm ứng của day thần kinh, vì thế khi calci ở máu (cơ thể) giảm, day thần kinh dễ cảm ứng nên cơ thường co giật) như ta thường gặp nơi các móng tay mềm và dễ gãy. Ta thường gặp các đốm trắng nơi true nhỏ và người trưởng thành bị thiếu chất vôi. Vì chất vôi có ảnh hưởng đến thần kinh hệ nên các đốm trắng báo hiệu cơ thể vừa thiếu chất vôi vừa bị yếu thần kinh.
Trước hết cần xác định rõ là một sự phát triển không nay đủ của móng tay nơi một số người trong gia tộc, kèm theo rụng răng và rụng tóc chỉ có ý nghĩa là sức khỏe kém.
Nhưng móng tay suy nhược hoàn toàn là chuyện khác. Loại móng tay này rất hiếm có và chỉ gặp nơi những gia đình thật là bất thường. Người ta chỉ nhận thấy nó trong trường hợp người có móng tay thừa, triệu chứng của sự thoái hóa mà chỉ thỉnh thoảng mới gặp được. Tiến sĩ Charlotte Wolfe đã quan sát được hai trường hợp, cả người đều bị yếu thần kinh.
Cũng là trường hợp hiếm có. Nó that thường không phải vì móng tay có kích thước nhỏ mà còn là do ở vị trí của nó nữa. Thay vì nằm trên lưng ngón tay thì nó lại nằm phía bên long bàn tay. Nhiều người bị yếu thần kinh đều có hình ảnh và vị trí này.
Bệnh giang mai thường đi đôi với hiện tượng móng tay phát triển quá mức hay kém phát triển là nguyên nhân di truyền của bệnh phong và yếu thần kinh. Bệnh này có dấu hiệu là móng tay mềm, ngắn, có trắc diện lõm (hình mà người ta thường gọi là "móng tay hình cái muỗng" các nhà nghiên cứu đã gặp loại móng này nơi nhiều người bị yếu thần kinh. Trong nhiều trường hợp cả gia đình đều bị giang mai trong trường hợp khác thì không có, khó mà có một bản thống kê chính xác vì cha mẹ của người bệnh thường không thừa nhận là có bị giang mai.
Móng tay dễ gãy hình cái quạt: rất thường gặp nơi những bàn tay khác thường. Điều này chứng tỏ một sự thoái hóa thần kinh có tính cách di truyền nơi các tuyến nội tiết trong cơ thể. Người ta gặp loại móng đó nơi người bị yếu thần kinh kèm theo bệnh niêm thủy thủng.
Theo bác sĩ V.Pardo Costello thì móng tay có dấu hiệu như những hạt gạo trắng nổi là cơ thể thiếu muối khoáng, thiếu chất vôi, suy nhược, bực bội, đầu óc căng thẳng, khó ngủ.
Nếu vết trắng lan rộng thì nên lưu ý đến phổi. Ngoài ra móng tay nổi hạt gạo trắng là biểu hiện của thiếu sinh tố A, D, B. Cần phải bồi bổ ngay cho cơ thể.
- Móng tay giống như bị moon: người có hệ thần kinh mất thăng bằng. Thiếu muối khoáng hoặc cơ thể có nhiều chất độc chưa được loại bỏ.
- Móng ngắn, rộng, chè bè, vuông: Người hấp tấp, nóng nảy, nhiều ham muốn, hiếu chiến, dễ bị kích động.
- Móng dày, cứng, cộm lên: Người có sức khỏe, có sức chịu đựng, ích kỷ, tham.
- Móng dài, rộng: Người giàu tưởng tượng, dễ bị bệnh phổi, cơ thể yếu.
- Móng tay phẳng mặt: nếu ở phụ nữ là biểu hiện của sự tổn thương hay yếu kém ở buồng trứng.
- móng tay có những lằn ngang nổi cục rõ: tê bại. Thường có những bệnh khi phát ra thường làm móng tay ngừng mọc cho đến khi hết bệnh mới tiếp tục mọc lại và khi đó lằn ngang nổi cục mờ dần.
- Móng tay màu sắc xanh: nếu ở móng tay nữ giới thì có thể kết luận là kinh nguyệt không đều. Nếu ở nam giới thì bộ tuần hoàn yếu.
- Nếu móng xanh và cạnh móng có quầng đỏ sẫm: Chất độc tụ trong người mà gan không thải nổi.
- Nếu móng ngắn, hẹp, có màu xanh xám và uốn cong: người có sự rối loạn về các hạch tuyến trong cơ thể.
- Nếu móng ngắn, rộng, láng: Người có sức khỏe tốt.
- Móng tam giác: người hay cáu kỉnh, cộc tính.
- Móng khum như miếng ngói: coi chừng chứng bệnh về động mạch.
- Móng màu tím nhạt: người bạc nhược, lờ đờ, dã dượi, dễ bị sung huyết.
- Móng có hình lưỡi liềm nổi lên ở các móng: huyết áp cao.
- Móng tay có lưỡi liềm ở gốc (các móng) là cơ thể đang độ sung sức. Các võ sĩ, các vận động viên thường được các nhà chuyên môn về bảo vệ sức khỏe lưu ý các dấu hiệu này.
Tuy nhiên hiếm có người nào trên các móng đều đồng loạt xuất hiện các hình lưỡi liềm ở gốc móng. Nhưng điều đáng ghi nhớ là móng có sắc hồng và ở móng ngón cái có dấu hiệu lưỡi liềm thì mới chắc là cơ thể khỏe mạnh, sung mãn. Khi máu tăng thì hình lưỡi liềm ở nhiều móng của các ngón. Người nào mà ở ngón cái cũng không có dấi hiệu này nghĩa là hình lưỡi liềm lặn mất là cơ thể suy nhược đến trầm trọng.
- Móng tay quá mềm: coi chừng bị bệnh đái đường.
- Móng dài, hẹp có đường sọc dọc: người yếu thận, sưng khớp xương, nhiễu loạn sinh lý.
- Móng thật ngắn: người tiết kiệm, sống thọ.
- Móng dài bầu dục: người có tạng yếu, thiếu máu, có bệnh phổi. Nếu sắc xanh là thiếu máu nặng.
- Nếu móng có hình bầu dục ngắn và không có vành trắng (lưỡi liềm): người bệnh tim.
- Trên móng tay có đốm trắng: người bực bội khó chịu, gắt bẳn, cáu kỉnh.
Theo bác sĩ Ranald và nhà nghiên cứu bàn tay Litzka Raymond thi đối với trẻ em, cha mẹ nên lưu ý đến các dấu hiệu trên móng tay con trẻ. Nếu thấy có những đốm trắng xuất hiện thì nên định giờ nghỉ cho chúng.
- Móng tay nứt, gãy, dòn: cơ thể thiếu chất sắt, lưu huỳnh...
- Móng tay có màu sậm, đen, là dấu hiệu sắp lên cơn sốt.
- Móng tay nhạt màu: thiếu máu.
- Móng tay mỏng, xòe như cái quạt: có sự rối loạn ở bộ máy tiêu hóa.