Đạo: Ba kho báu - Tập 1 - (4) Trống rỗng

Đạo: Ba kho báu Tập 1
Bài nói về trích đoạn Đạo Đức Kinh của Lão Tử

4. Trống rỗng

Câu hỏi thứ nhất:

Thầy có biết tôi là ai không?

Không thưa ngài, chẳng biết chút nào. Bởi vì bạn không hiện hữu. Bạn là cái trống rỗng - anatta. Không thưa ngài. Trên bề mặt bạn có thể là ai đó, nhưng tôi không quan tâm tới bề mặt của bạn. Trong cốt lõi sâu nhất, bạn đơn giản là không ai cả, thậm chí không là không ai cả - mà là sự không ai cả. Làm sao tôi có thể biết bạn được?

Và đó là cái đẹp, bởi vì nếu tôi có thể biết được bạn thì tôi đã xác định ra bạn, tôi đã làm cho bạn bị giới hạn bởi tri thức của tôi. Nếu bạn có thể được biết, thì ngay lập tức bạn trở thành một vật, bạn không còn là tâm thức nữa. Nếu bạn có thể được biết thì bạn không thể là vô hạn được, mà như bạn hiện hữu - là vô hạn trong sự trống rỗng của bạn. Làm sao tôi có thể biết được bạn? Ngay cả bản thân bạn cũng không thể biết được. Không tồn tại cái gì giống như việc biết về cái ngã. Khi bạn đi tới nhận ra nó, nó là việc biết về vô ngã. Khi bạn đi tới lắng đọng với nó, bỗng nhiên bạn trở nên nhận biết rằng người biết và cái được biết đã biến mất - chỉ có cái trống rỗng, không gian bao la, vô thuỷ, vô chung - cái vô hạn. Đó là điều bạn là gì - làm sao điều đó có thể được biết?

Không có khả năng nào cho tri thức. Và cũng tốt là bạn không thể được biết, bằng không thì khoa học sẽ biết bạn, và một khi bị biết tới thì bạn là một vật, một thứ đồ. Thế thì bí ẩn bị mất. Đó là lí do tại sao tôi cứ nói đi nói lại rằng khoa học sẽ không bao giờ có khả năng biết được cốt lõi bên trong nhất của hiện hữu, bởi vì cốt lõi bên trong nhất là không hiện hữu. Bạn chỉ giống như củ hành - cứ bóc mãi các tầng ra. Cứ bóc mãi các lớp vỏ ra, lớp vỏ mới  tới, lớp nọ tiếp lớp kia, lớp nọ tiếp lớp kia, và thế rồi bỗng nhiên toàn bộ củ hành đi tiêu: cái trống rỗng trong tay. Đó là bạn.

Nhưng cái trống rỗng này là không tiêu cực, cho nên đừng hiểu lầm tôi. Chính từ "cái trống rỗng" có vẻ như vắng cái gì đó. Không, nó không phải vậy. Nó là sự hiện diện của cái gì đó vô hạn. Nó không phải là thiếu vắng, nó không phải là tiêu cực, nó không giống như bóng tối; nó là hiện tượng tích cực. Bạn cái vô ngã. Cái tích cực này phải được ghi nhớ bởi vì từ "trống rỗng" có thể cho bạn khái niệm sai về nó, bạn có thể nghĩ nó là sự trống rỗng đơn giản. Tôi không nói có sự thiếu vắng cái gì đó - không. Nó là tính trống rỗng, nó là chính cái trống rỗng, nó là bản thân cái trống rỗng. Cái trống rỗng được dùng như một từ tích cực; khi nó là tích cực thì nó hoàn toàn khác.

Bạn đã biết cái trống rỗng chỉ theo cách tiêu cực. Bạn đi vào trong phòng, không có đồ đạc và bạn nói căn phòng trống rỗng, không có gì. Bạn đi ra và nếu tôi hỏi bạn, bạn thấy gì trong phòng, thì bạn sẽ nói nó là trống rỗng - không đồ đạc, không tranh ảnh trên tường, chẳng có gì - rỗng tuếch. Bạn đã đi vào trong phòng nhưng bạn đã chỉ thấy phần tiêu cực. Căn phòng đầy sự rộng rãi, căn phòng có nghĩa là không gian. Cái gì đó có thể được đem vào bởi vì có chỗ, có sự trống rỗng. Đồ đạc có thể được đem vào - có không gian. Bạn đã không thấy nó theo cách đó. Bằng không thì bạn sẽ tới và bảo tôi rằng căn phòng là đầy; không có cái gì, chỉ cái trống rỗng là tồn tại, căn phòng sẵn sàng đón nhận bất kì cái gì - nó có không gian. Thế thì bạn đã nhìn vào cái trống rỗng tích cực.

Nhìn lên bầu trời. Bầu trời là cái trống rỗng tích cực khi không có mây. Nếu bạn nhìn lên trời như việc thiếu vắng mây thế thì bạn đang nhìn vào nó từ quan điểm tiêu cực. Nếu bạn nhìn nó như sự hiện diện của không gian, của cái trống rỗng mầu xanh, và từ cái trống rỗng mầu xanh đó mọi thứ đã nảy sinh, thế thì nó không thể nào tiêu cực được. Nó là cái tích cực nhất trên thế giới này, chính nền tảng của sự hiện hữu. Mọi thứ đều tới từ nó và mọi thứ dần dần đi lại vào trong nó. Bạn được sinh ra từ nó và bạn sẽ chết đi trong nó.

Làm sao tôi có thể biết bạn được? Tri thức sẽ trở thành định nghĩa còn bạn là không thể định nghĩa được. Không tôi không biết bạn. Tôi không biết bản thân mình.

Tôi muốn kể cho bạn một giai thoại. Chuyện xảy ra, và tôi thích nó, và tôi đã kể nó biết bao nhiêu lần, hàng triệu lần, nhưng bất kì khi nào tôi nhớ tới nó thì nó  mới mẻ thế và tươi tắn thế.

Bồ đề đạt ma tới Trung quốc - con người đem sự trống rỗng của Phật trong tay mình. Bồ đề đạt ma mang tinh hoa Phật giáo sang Trung quốc, để cho hiện tượng vĩ đại nhất xảy ra tại đó. Bởi qua Bồ đề đạt ma, toàn bộ quan điểm của Lão Tử - cách sống của Lão Tử - và chứng ngộ của Phật đã gặp gỡ, và một trong những điều đẹp đẽ nhất đã được sinh ra. Không có gì giống điều đó tồn tại ở bất kì đâu trên thế giới - đó là Thiền. Thiền là sự gặp gỡ, sự đan chéo giữa Phật và Lão Tử. Bồ đề đạt ma là bà đỡ, người mang hạt mầm tới bụng mẹ của Lão Tử.

Khi ông ấy tới Trung Quốc, ông ấy đã là một nhà huyền môn rất nổi tiếng, tên tuổi ông ấy đã vang lừng khắp phương Đông. Khi ông ấy tới Trung Quốc, đích thân hoàng đế ra đón ông ấy tại biên giới. Hoàng đế hỏi vài câu hỏi. Hoàng đế hỏi, "Ta đã làm nhiều chùa chiền Phật giáo - cả nghìn chiếc. Ta có được punya nào không, công đức nào không? "

Nếu như hoàng đế nói cũng điều đó cho bất kì sư Phật giáo bình thường nào khác, người đó sẽ đáp lại, "Tâu hoàng thượng, bệ hạ đã được công đức vô lượng - cõi trời của bệ hạ là tuyệt đối chắc chắn, đảm bảo." Nhưng hoàng đế đã hỏi sai người. Bồ đề đạt ma nói, "Công đức sao? Chẳng có gì cả! Ngược lại, ông tích luỹ nhiều tội đấy."

Hoàng đế sửng sốt, ông ta không thể nào tin nổi vào điều đó. Ông ta nói, "Sao vậy? Ông nói cái gì vậy? Ta đã làm nhiều chùa chiền Phật. Ta đã cho ấn tống và phân phát lời của Phật cho hàng triệu người. Mọi ngày ta đều nuôi hàng nghìn sư Phật giáo và ông nói ta  tích luỹ tội sao? Ông muốn nói gì?"

Bồ đề đạt ma nói, "Chính ý tưởng là ông đã tích luỹ công đức là tội lỗi, nó chính là bản ngã. Địa ngục của ông là chắc chắn, thưa hoàng thượng. Ông sẽ sa xuống tầng thứ bẩy địa ngục - tầng thứ nhất thì chưa thấu."

Hoàng đế không thể nào tin được vào điều đó. Ông ta cảm thấy chút ít giận dữ nữa. Và ông ta nói, "Ta có một câu hỏi để hỏi đây. Bên trong ta là cái gì? Ta là cái gì?" - cùng câu hỏi mà bạn đã hỏi: "Thầy có biết tôi là ai không?"

Bồ đề đạt ma nói, "Sự trống rỗng bao la, cái không."

Bây giờ hoàng đế mới thực sự giận dữ. Trong cơn giận ông ta hỏi Bồ đề đạt ma, "Thế thì ông là ai? Ai đang đứng trước ta đây?"

Bồ đề đạt ma nói, "Ta không biết thưa bệ hạ."

Tôi không biết. Làm sao bạn có thể biết được cái trống rỗng? Bạn có thể là nó, nhưng bạn không thể biết nó. Việc biết nghĩa là bạn tách biệt khỏi nó, việc biết cần khoảng cách. Làm sao bạn có thể biết tới bản thân mình? Nếu bạn biết thế thì bạn bị phân chia thành hai, người biết và cái được biết. Và tất nhiên cái được biết không bao giờ có thể là bạn được, chỉ người biết, cho nên bất kì cái gì bạn biết cũng không bao giờ là bản thân bạn, người biết. Và người biết là không thể rút gọn được, nó không thể được làm thành cái được biết. Làm sao bạn có thể đặt bản thân mình ra trước bản thân mình được? Bạn không thể làm được, điều đó là không thể được. Và nếu bạn có thể làm được thế thì nó là cái gì đó khác ở trước bạn, không phải là bạn. Bạn bao giờ cũng ở sau - người biết. Bao giờ cũng là người biết, chưa bao giờ là cái được biết.

Tôi không biết bản thân mình... và đây là việc biết về cái ta. Nó có vẻ mâu thuẫn, nghịch lí, nhưng đây là cách nó hiện hữu. Chẳng điều gì có thể được làm về nó cả, đây là bản chất của mọi vật. Đó là lí do tại sao người biết về cái ta sẽ không bao giờ công bố rằng mình biết. Bởi vì ai sẽ công bố? Người đó trở nên giống như người dốt nát. Người đó nói, "Tôi chỉ biết rằng tôi không biết."

Đi vào nội tâm đi. Một ngày nào đó bạn sẽ đi tới cái trống rỗng này, cái trục của bánh xe. Cái trục là trống rỗng nhưng nó giữ cho cả bánh xe trong nó; cái trục là trống rỗng nhưng không có trục thì bánh xe sẽ biến mất, nó sẽ tan thành từng mảnh. Bạn chỉ biết mỗi bánh xe - đó là cá tính của bạn cho tới nay, nama-rupa của bạn, tên và hình của bạn; cái bánh xe của bạn mà bạn đã biết. Bạn càng đi vào sâu bên trong thì một ngày nào đó bạn sẽ đi tới cái trục: đó là anatta, vô ngã, cái trống rỗng. Nhưng nhớ: nó không là tiêu cực theo nghĩa trống rỗng cái gì đó. Nó là bản thân cái trống rỗng. Nó là cái tích cực nhất trong sự tồn tại. Nó là bản thân sự tồn tại. Người Hindus đã gọi nó là sat-chit-anand: sat - đó là sự hiện hữu; chit - đó là nhận biết; anand - đó là phúc lạc. Nhớ lấy, nó không là hạnh phúc; bằng không thì nó sẽ không trống rỗng. Nó là phúc lạc, không hạnh phúc. Bạn sẽ không được tràn đầy với phúc lạc, bạn sẽ bất ngờ thấy mình phúc lạc.

Trống rỗng có bản chất của phúc lạc, có bản chất của sự tồn tại, có bản chất của tâm thức. Không phải là tâm thức rót đầy nó: nó không giống như ngọn đèn cháy sáng trong phòng cho nên ánh sáng rót đầy căn phòng. Bạn có thể tắt đèn đi và ánh sáng ra đi; bạn không thể tắt tâm thức đi được. Nó là chính bản chất của cái trống rỗng bên trong đó - không phải là nó rót đầy cái trống rỗng. Bạn không thể phá huỷ được nó. Làm sao bạn có thể phá huỷ được cái trống rỗng? Bạn có thể phá huỷ mọi thứ trên thế giới; bạn không thể phá huỷ được cái trống rỗng. Đó là lí do tại sao bạn không thể bị sát hại, bạn không thể bị giết. Không có khả năng nào, bởi vì bạn không hiện hữu. Lưỡi kiếm có thể giết chết bánh xe, nhưng cái trục thì sao? - cái trục sẽ vẫn còn không bị động tới. Nó không thể bị phá huỷ; nó không có đó ngay chỗ đầu tiên.

Sự hiện hữu là bản chất của cái trống rỗng bên trong; tâm thức là bản chất của cái trống rỗng bên trong; phúc lạc là bản chất của cái trống rỗng bên trong. Đó là nỗi sợ mà mọi người cảm thấy khi họ đi vào trong thiền. Khi họ đi vào trong thiền họ trở nên sợ hãi, họ bắt đầu run rẩy. Run rẩy bên trong sâu sắc nảy sinh. Lo lắng và phiền não sâu sắc nảy sinh. Tại sao nó  phải như thế? Bạn đang đi tới gần trạng thái sung sướng hơn, gần tới tâm thức tỉnh táo, nhận biết hơn, gần với sự tồn tại hơn. Tại sao bạn  kinh hoàng đến chết? Bạn kinh hoàng bởi vì bạn không biết cách để là trống rỗng. Bạn chỉ biết cách được rót đầy, bạn không biết cách để là trống rỗng. Bạn không biết cách chết, cách làm chết đi cá tính, cách để vẫn còn  trong sự trống rỗng bên trong. Bạn không biết. Khi bạn đi vào nội tâm và ý nghĩ bắt đầu rơi rụng khỏi bạn, bỗng nhiên nỗi sợ nắm quyền sở hữu. Bạn đang đi đâu? Bạn cảm thấy mình đang biến mất, bạn cảm thấy giống như mình đang chết. Một loại không tồn tại nắm lấy bạn - cứ dường như bạn đang đứng cạnh vực thẳm và bạn nhìn xuống và nó  không đáy. Và bạn bắt đầu run rẩy, mồ hôi túa ra từ mọi lỗ chân lông trên thân thể. Bạn đang đương đầu với cái chết.

Nếu bạn chạy trốn từ điểm này, bạn sẽ không bao giờ có khả năng thiền nữa. Do đó thầy là cần tới. Khi bạn bắt đầu thấy sợ, thầy có thể khuyên nhủ bạn đừng sợ, thầy có thể giúp bạn: "Nhìn vào ta đây. Ta đã trải qua điều này vậy mà ta vẫn đây. Ta đã trở thành cái trống rỗng vậy mà ta vẫn đây. Và ta còn nhiều hơn ông, nhiều hơn toàn thể sự tồn tại dồn ." Ai đó được cần tới để bạn có thể nhìn vào người đó, nhìn vào mắt người đó bạn có thể có thoáng nhìn về cùng cái trống rỗng mà bạn đang tới bên trong chính mình. Và vậy mà bạn có thể thấy rằng người đó vẫn hiện hữu, và người đó là toàn bộ và tuyệt đối. Cho nên đừng sợ. Sự hiện hữu của người đó cho bạn dũng cảm, sự hiện diện của người đó cho bạn dũng cảm. Trong thực tế thầy không làm gì cả. Thầy là tác nhân xúc tác, chỉ sự hiện diện của thầy là đủ. Một khi bạn rơi vào trong cái trống rỗng đó thì bạn sẽ bắt đầu cười và bạn sẽ nói, "Không có cái chết. Mình đã sợ hãi không cần thiết, cái sợ vô căn cứ." Trải qua cái chết bạn trở thành bất tử.

Nhiều nhất điều này tôi có thể nói với bạn: bạn là vô ngã. Trở thành vô ngã đi. Và vô ngã không là trống rỗng theo bất kì nghĩa tiêu cực nào, nó là cái tích cực lớn lao nhất.

Câu hỏi thứ hai:

Thầy nói rằng thầy bao quát mọi cái đối lập trong thầy, rằng thầy không chối bỏ tội nhân hay cái ghét trong thầy. Trong một bài nói khác có lần thầy nói thầy không chối bỏ quỉ trong thầy, thầy là toàn bộ, điều này làm tôi phân vân. Tất cả mọi điều tôi cảm nhận từ thầy là một tầm yêu thương và từ bi cực kì bao la và cảm giác về lòng tốt tuyệt đối. Quỉ của thầy và cái ghét của thầy là ở đâu và khi nào?

Khi bạn là cả hai, thì quỉ được điều thiêng liêng hấp thu - bởi vì quỉ là một phần của nó. Trong thực tế đây là số học bên trong. Nếu bạn sống cuộc sống bộ phận thì bạn sẽ là quỉ, bởi vì quỉ không là gì ngoài một phần cứ công bố là cái toàn thể. Một phần công bố rằng nó là cái toàn thể - đây chính là tính quỉ là gì. Khi bạn chấp nhận nó, nó bị cái toàn thể hấp thu. Nếu bạn đánh nhau với nó, thế thì bạn sẽ đánh nhau với chính mình và bạn bao giờ cũng sẽ còn bị chia rẽ. Trong chia rẽ quỉ có thể tồn tại - nó tồn tại trong chia rẽ. Nó không thể tồn tại khi bạn là toàn thể và toàn bộ. Khi bạn bị chia rẽ thế thì trong chỗ rạn vỡ nó tồn tại; nó bắt rễ vào những chỗ rạn vỡ, vào giữa hai phần. Khi bạn chấp nhận mọi thứ, cái toàn bộ của cuộc sống như nó thế, không chối bỏ, không từ bỏ, không gọi nó bằng tên - cái này xấu và cái kia tốt - khi bạn chấp nhận cuộc sống như nó vẫn thế, dù nó là bất kì cái gì, bất kì trường hợp nào, khi bạn chấp nhận nó trong tính toàn bộ của nó, quỉ biến mất. Nó bị Thượng đế hấp thu, nó bị điều thiêng liêng hấp thu.                      

Quỉ là điều thiêng liêng - theo chính từ này nữa. Quỉ (devil) bắt nguồn từ cùng gốc như điều thiêng liêng (divine) - cả hai chúng đều bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn dev. Quỉ điều thiêng liêng - đó là nghĩa gốc của thuật ngữ này. Mọi thứ đã đi chút ít lạc lối, nhưng quỉ là điều thiêng liêng. Nó phải được gọi lại, và bằng đánh nhau bạn không thể nào gọi nó quay  được. Bằng việc đánh nhau nó nó cứ đi xa mãi, và bạn bao giờ cũng sẽ bỏ lỡ một phần. Việc bỏ lỡ đó sẽ không cho phép bạn an bình. Nó phải được gọi về nhà, nó phải được hấp thu vào cái toàn thể.

Nếu bạn chấp nhận mọi thứ, bỗng nhiên yêu nở hoa, ghét biến mất. Cho nên khi tôi nói chấp nhận ghét, tôi không nói mang tính ghét; trong thực tế, tôi đang cắt bỏ đi chính gốc rễ của việc mang tính ghét. Khi tôi nói chấp nhận, trong sự chấp nhận đó tôi đang cắt bỏ đi chính gốc rễ. Bạn sẽ không bao giờ mang tính ghét nữa nếu bạn chấp nhận; nếu bạn không chấp nhận, bạn sẽ vẫn còn mang tính ghét, và yêu của bạn sẽ thiếu đi cái gì đó. Điều này cần phải được hiểu sâu sắc bởi vì nó không phải là vấn đề siêu hình, nó là sự tồn tại. Nó là vấn đề mà mọi người đều có trong mình.

Bạn ghét ai đó. Khi bạn ghét, điều gì xảy ra bên trong? Ghét là gì? Bạn muốn làm gì với người kia? Bạn muốn giết người đó, bạn muốn phá huỷ người đó. Bạn muốn tống người đó ra xa, xa nhất có thể được. Bạn không muốn thấy người đó, bạn không muốn người đó ở gần bạn. Bạn muốn người đó biến mất, không tồn tại nữa - đó là lí do tại sao bạn muốn giết và phá huỷ. Khi bạn yêu một người, bạn muốn làm gì người đó? Bạn muốn người đó bao giờ và bao giờ cũng sống, không bao giờ chết, ở gần và cận kề, luôn có sẵn. Bạn muốn bảo vệ người đó, chăm sóc người đó, và bạn không thể nào tin được rằng tình yêu của mình  bị phá huỷ bởi bất kì cái gì. Bạn sẽ muốn người yêu của mình là bất tử.

Nhìn vào cả hai hiện tượng này. Chúng là đối lập. Nhưng bạn không cảm thấy sao? - chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền. Yêu là sáng tạo, ghét là phá huỷ. Nhưng bạn có quan sát không? - không sáng tạo nào là có thể mà không có phá huỷ; không phá huỷ nào là có nghĩa chừng nào nó không phục vụ cho sáng tạo. Cho nên bây giờ: bạn có thể phá huỷ nếu bạn định sáng tạo, thế thì không có vấn đề gì. Bạn có thể phá sập một ngôi nhà nếu bạn định tạo ra ngôi nhà tốt hơn - không ai sẽ nói rằng bạn mang tính phá huỷ cả. Bạn có thể phá huỷ một xã hội nếu một xã hội tốt hơn là có thể, bạn có thể phá huỷ đạo đức để có một nền đạo đức tốt hơn - không ai sẽ nói rằng bạn là phá huỷ cả bởi vì bạn đang phá huỷ để sáng tạo, và không sáng tạo nào là có thể mà không có phá huỷ. Phá huỷ bị hấp thu bởi sáng tạo; thế thì nó là đẹp, thế thì nó là một phần của quá trình sáng tạo. Nhưng bạn phá huỷ. Bạn phá huỷ một xã hội mà chẳng có ý tưởng mình sẽ làm cái gì tiếp đó, không có ý tưởng sáng tạo nào trong đầu cả. Bạn đơn giản hưởng thú việc phá huỷ.

Bạn phá sập ngôi nhà, bạn phá huỷ đồ vật, và nếu ai đó hỏi, "Sao anh  làm điều đó?" thế rồi bạn đơn giản nói, "Tôi thích phá đi" - thế thì bạn điên, cái gì đó đã đi sai trong bạn. Phá huỷ đã trở thành toàn thể trong bản thân nó, nó đang cố gắng công bố rằng nó là cái toàn thể. Khi phá huỷ công bố rằng nó là cái toàn thể thế thì nó là quỉ; khi phá huỷ là một phần của cái toàn thể lớn hơn, sự sáng tạo, thế thì nó là điều thiêng liêng.

Khi bạn yêu một người, nhiều nhiều lần bạn sẽ phải ghét người đó nữa, nhưng thế thì nó là một phần của tình yêu. Bố yêu con mình. Nhiều lần người đó sẽ giận nữa và người đó sẽ đánh đứa trẻ. Và đứa trẻ chẳng bao giờ bị xúc phạm bởi giận dữ đó cả, không bao giờ. Đứa trẻ bị xúc phạm khi bạn đơn giản giận dữ mà chẳng nguyên nhân gì, khi bạn mang tính phá huỷ mà chẳng nguyên nhân gì. Khi đứa trẻ không thể hiểu được tại sao, thế thì nó không thể tha thứ được cho bạn. Nếu nó có thể hiểu được tại sao - nó đã làm hỏng đồng hồ, bây giờ nó hiểu rằng bố nó sẽ đánh nó, và nó chấp nhận điều đó. Trong thực tế, nếu người bố không đánh nó thì nó sẽ mang mặc cảm và điều đó mang tính rất phá huỷ. Nó sẽ liên tục sợ rằng một ngày này hay ngày khác mọi người sẽ biết rằng nó đã làm hỏng chiếc đồng hồ đeo tay hay đồng hồ để bàn quí giá hay cái gì đó và vết thương sẽ còn đó. Nó muốn điều đó được xoá bỏ đi, nó muốn điều đó được chấm dứt, và cách duy nhất để điều đó có thể được chấm dứt là ở chỗ người bố trở nên giận dữ - bây giờ mọi thứ được quân bình. Nó đã phạm phải điều gì đó sai, bố nó trở nên giận dữ, nó bị phạt: mọi sự chấm dứt. Nó trong sạch. Bây giờ nó có thể đi mà không bị nặng gánh.

Tại phương Tây, bởi các nhà tâm lí trong thế kỉ này, nhiều điều ngớ ngẩn đã xảy ra trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Và một trong những điều ngớ ngẩn mà họ đã dạy là: đừng bao giờ giận dữ với con bạn, đừng bao giờ đánh nó, đừng bao giờ ghét nó. Bởi việc dạy dỗ này mà bố mẹ đã trở nên sợ hãi. Đây là điều gì đó mới. Trẻ con bao giờ cũng sợ bố mẹ, nhưng bây giờ ở Mĩ bố mẹ  sợ con cái. Cái gì đó có thể đi sai về mặt tâm lí và thế rồi con cái họ có thể điên khùng hay phát điên hay trở nên phân liệt hay chia chẻ - loạn thần kinh, bệnh tâm thần, cái gì đó có thể xảy ra trong tương lai và họ sẽ chịu trách nhiệm. Cho nên điều gì xảy ra? Người bố, nếu người đó yêu con, cảm thấy giận - vậy người đó sẽ làm gì? Người đó sẽ kìm nén cơn giận. Và điều đó đứa trẻ không bao giờ có thể tha thứ được, bởi vì khi người bố kìm nén cơn giận thì giận dữ trở thành lạnh.

Cố hiểu điều này. Bất kì khi nào giận dữ trở thành lạnh thì nó là của quỉ; bất kì khi nào giận dữ là nóng thì nó là của Thượng đế. Giận dữ nóng là đẹp, sống động; giận dữ lạnh là chết, mang chất độc.

Khi người bố thực sự nóng, vã mồ hôi, đỏ mặt, và đánh đứa con, đứa con biết rằng bố nó yêu nó, bằng không tại sao  bận tâm nhiều thế? Nhưng khi bố lạnh lùng, mỉa mai, không giận, nhưng biểu lộ sự giận dữ của mình theo cách tinh tế - theo cách lạnh lùng, cái cách ông ấy đi, cách cách ông ấy vào nhà, cái cách ông ấy nhìn vào đứa trẻ hay không nhìn vào đứa trẻ... Lạnh lùng này chỉ ra rằng người bố không yêu nó, không yêu nó đủ để giận dữ nóng nảy.

Và điều đó đã tạo ra lỗ hổng thế hệ ở phương Tây, không gì khác. Con cái đi theo cách của chúng; bố mẹ vẫn còn trong xúc động chết, lạnh lẽo, bị cầm tù. Khoảng cách bao la đã xuất hiện. Không có trao đổi. Bố không thể nói với con được bởi vì bố sợ nếu mình nói - trao đổi thực sự, trở nên nóng - thì giận dữ sẽ tới. Cho nên tốt hơn cả là không nói: tránh tình huống, không trao đổi.

Cùng điều đó đã xảy ra giữa vợ và chồng ở phương Tây, và bây giờ nó đang xảy ra ở phương Đông - bởi vì trong thực tế phương Đông đang biến mất. Đến cuối thế kỉ này, cả thế giới sẽ là phương Tây. Sẽ không có phương Đông, điều đó sẽ là nỗi luyến tiếc. Phương Đông đang biến mất - nó sẽ có đó về mặt địa lí, nhưng trong tâm thức con người nó sẽ không có chỗ.

Điều gì đã xảy ra ở phương Tây? Cũng cùng điều đó - nếu bạn yêu vợ mình, làm sao bạn có thể ghét cô ấy được? Nếu bạn yêu vợ mình, làm sao bạn có thể đánh cô ấy được? Nếu cô ấy yêu bạn, cô ấy yêu hai mươi bốn giờ một ngày, thường xuyên. Bạn đang đòi hỏi điều không thể được.

Trong cuộc sống mọi thứ đều có nhịp điệu. Chỉ trong cái chết mọi thứ mới là tuyệt đối và không có nhịp điệu. Trong cuộc sống có nhịp điệu - ngày tới thế rồi  đêm. Heraclitus nói: Thượng đế là mùa hè và mùa đông, ngày và đêm, đói và thoả mãn, sống và chết. Cuộc sống là nhịp điệu, hiện tượng rung động thường xuyên giữa hai cực. Bạn không thể yêu một người hai mươi bốn giờ một ngày được; nếu bạn cố gắng, tình yêu sẽ trở thành chết. Bạn có thể yêu một người mãnh liệt trong vài khoảnh khắc, thế rồi bạn phải di chuyển bởi vì bạn phải thảnh thơi. Bằng không thì tình yêu sẽ trở thành cơn sốt thế - trạng thái sốt thế, làm sao bạn có thể vẫn còn trong nó trong hai mươi bốn giờ được? Ngày phải được tiếp nối bởi đêm, nghỉ ngơi, thảnh thơi. Yêu là kích động. Bạn không thể vẫn còn bị kích động mãi được. Bạn phải yêu và bạn phải ghét cùng một người, và chẳng cái gì sai nếu bạn yêu. Nhớ lấy, đó là vấn đề cần được ghi nhớ: nếu bạn yêu thì chẳng có gì sai. Yêu làm thần thánh hoá mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm thuần khiết mọi thứ, ngay cả ghét. Yêu làm cho mọi thứ thành thiêng liêng, ngay cả ghét. Bạn yêu vợ mình thế rồi bạn ghét cô ấy, cô ấy yêu bạn và cô ấy ghét bạn. Điều này làm cho cuộc sống thành nhịp điệu. Nó không phải là đơn điệu chết. Có thay đổi tâm trạng, thay đổi mùa vụ. Và việc thay đổi là tốt, bởi vì thay đổi là hiện tượng sống; bằng không, nếu ai đó yêu bạn và yêu bạn và yêu bạn, thì thậm chí tình yêu cũng sẽ trở thành nhàm chán. Và không ai có thể yêu như thế, yêu hai mươi bốn giờ một ngày chỉ có thể là giả vờ.

Cố hiểu điều này: nếu bạn giả vờ yêu thế thì bạn có thể giả vờ hai mươi bốn giờ một ngày, nhưng thế thì nó là giả. Chỉ hoa nhựa mới không phai nhạt, chỉ hoa nhựa mới không chết. Nếu bạn thực sự sống thì bạn sẽ chết nữa; đó là một phần của cuộc sống. Và chẳng có gì sai trong đó cả. Nó trở thành tội lỗi chỉ khi nó trở thành cái toàn thể. Nếu nó được bao quanh bởi tình yêu... hòn đảo của ghét được bao quanh bởi đại dương tình yêu là đẹp. Nó là đẹp: nó đem căng thẳng cho yêu, thảnh thơi cho yêu. Nó đem nhịp điệu cho yêu, nó làm cho cuộc sống thành một toàn thể hài hoà. Nghĩ về một thế giới nơi mặt trời không bao giờ lặn và bạn phải thức hai mươi bốn giờ một ngày - trong vòng ba tuần tất cả các bạn sẽ phát điên. Và đó là điều đã xảy ra trong tình yêu - tất cả các bạn đều đã phát điên, giả vờ, những bộ mặt giả, mặt nạ, đạo đức giả, biểu lộ những cái không có đó...

Rắc rối thực là ở chỗ khi bạn giận dữ và bạn không biểu lộ nó, thì dần dần cơ chế kìm nén này trở thành bắt rễ sâu đến mức mọi thứ trở thành giả. Bạn sẽ không cảm thấy yêu mà bạn vẫn cứ biểu lộ nó, bạn sẽ không cảm thấy từ bi và bạn sẽ cứ biểu lộ nó - thế thì cuộc sống của bạn là không chân thực, không trung thực. Cuộc sống trung thực là giống như dòng sông: nó thay đổi, nó chuyển động. Đôi khi là mùa hè và dòng sông đã hoàn toàn biến mất, chỉ lòng sông khô bị bỏ lại. Và đôi khi là mùa mưa và dòng sông ngập lụt tràn khắp đôi bờ, và lan khắp mọi nơi, trở thành đại dương.

Cố nhìn xem: trong cuộc sống có nhịp điệu giữa các cực, và nhân loại bị mắc bẫy bởi vì chúng ta đã quyết định vẫn còn ở một cực. Bạn không thể vẫn còn ở đó được; bạn sẽ di chuyển bên trong, chỉ trên bề mặt bạn cố gắng ra vẻ. Thế thì toàn bộ cuộc sống trở thành bị đầu độc. Thế thì mọi thứ đi vào trong mọi thứ khác. Trong yêu của bạn cái ghét ẩn kín, bởi vì khi có ghét bạn cố gắng mỉm cười và ra vẻ; bây giờ nó ở trong máu bạn và khi bạn yêu thì nó được hoà lẫn vào đó. Con người bây giờ là hiện tượng pha trộn, không thuần khiết. Và điều này đã xảy ra bởi vì những giáo lí sai của cái gọi là người tôn giáo hay nhà đạo đức của bạn. Họ tất cả đều cố gắng để làm cho bạn sống trên một cực. Cực đó họ gọi là Thượng đế, từ bi, tình yêu - tất cả những cái là tốt, tất cả những người lên mặt đạo đức. Cực kia họ gọi là quỉ, tất cả những cái xấu.

Lão Tử hay tôi - chúng tôi không thiên về phân chia này, phân đôi này, phân liệt này. Chúng tôi ủng hộ cả hai. Và thế thì biến đổi bất thần xảy ra: phá huỷ trở thành một phần của sáng tạo - nó hiệu hữu! - và ghét trở thành một phần của yêu. Yêu là lớn hơn ghét, sáng tạo là lớn hơn phá huỷ. Cuộc sống là lớn hơn cái chết, và cái chết nên là một phần của nó. Và nếu cái chết là một phần của nó, điều đó là đẹp. Nhớ lấy điều này, và thế thì dần dần bạn sẽ thấy rằng thậm chí ghét của bạn đã mang mầu sắc của yêu; phá huỷ của bạn đã lấy hình dáng của xây dựng, sáng tạo, tính sáng tạo; giận dữ của bạn có từ bi trong nó.

Jesus đã giận dữ. Người Ki tô giáo đã không thể nào giải được câu đố đó mãi cho tới giờ bởi vì họ nghĩ, "Làm sao Jesus có thể giận dữ được?" Ông ấy phải luôn luôn mỉm cười như một chính khách. Làm sao ông ấy có thể giận dữ được? Ông ấy đã giận dữ; ông ấy đã giận đến chết. Ông ấy đi vào đền thờ ở Jerusalem và ông ấy giận dữ thế, ông ấy tấn công, tấn công về mặt vật lí vào những người đổi tiền. Ông ấy phải đã thực sự cực kì giận dữ bởi vì ông ấy có một mình và ông ấy phá rối nhiều kẻ đổi tiền. Và ông ấy tống họ ra, cả bàn ghế và tất cả mọi thứ, ông ấy săn đuổi họ ra khỏi ngôi đền, một mình. Khi một người thực sự giận dữ thì người đó có sức mạnh của cả trăm người.

Bạn cũng có thể đã cảm thấy điều đó. Khi bạn giận dữ, bạn có thể ném một tảng đá lớn một cách dễ dàng, khi bạn không giận bạn không thể nào thậm chí lay chuyển được nó. Giận dữ là năng lượng, năng lượng tập trung. Giận dữ là sự tập trung sâu sắc của hiện hữu: một điểm, toàn bộ sự tồn tại bị quên mất, mọi năng lượng thu hẹp  một điểm.

Jesus phải đã thật đẹp vào khoảnh khắc đó. Người Ki tô giáo che giấu sự kiện này, họ cố gắng né tránh câu chuyện này. Jesus, mà giận dữ sao? - người nói rằng nếu ai đó tát vào má này của bạn thì chìa nốt má kia ra cho tát, mà  giận dữ sao? Con người này mà giận dữ sao? Điều đó có vẻ mâu thuẫn. Con người nói nếu ai đó giật lấy chiếc áo khoác của bạn thì cho luôn cả chiếc áo sơ mi của bạn nữa - con người này mà giận dữ sao? Điều đó không hợp.

Nhưng tôi nói với bạn rằng chỉ duy nhất con người này mới có thể giận dữ được bởi vì giận dữ của ông ấy sẽ là một phần của từ bi; chỉ con người này mới có thể thực sự giận dữ được bởi vì ông ấy biết từ bi là gì. Ông ấy đã biết cực này, ông ấy cũng biết cả cực kia nữa và ông ấy có thể di chuyển, ông ấy sống động, ông ấy không chết. Ông ấy không phải là một vật cố định, ông ấy không phải là một vật; ông ấy là chuyển động sống - sống động, rộn ràng - ông ấy có thể chuyển sang cực khác. Và ông ấy ném những kẻ đổi tiền ra khỏi đền bởi từ bi. Ông ấy giận dữ bởi vì từ bi. Ông ấy từ bi thế, và đôi khi tôi cảm thấy rằng từ bi của ông ấy còn sâu sắc hơn từ bi của Mahavira và Phật bởi vì nó chân thực và sống động thế. Mahavira và Phật trông giống nhiều với tranh ảnh - cố định. Có thể đấy là bởi vì các mô tả của đệ tử của các ông ấy, có thể chuyện thật đã không được ghi lại, bởi vì ở Ấn Độ quan niệm rằng một người chứng ngộ không thể nào giận dữ được là rất cổ. Nó không như vậy ở Jerusalem. Thượng đế của người Do Thái cũng có thể giận dữ cho nên không có sợ hãi về người chứng ngộ giận dữ. Không sợ hãi. Ngay cả Thượng đế của người Do Thái cũng có thể giận dữ. Ông ấy hành xử theo cách rất con người. Thượng đế của người Do Thái hành xử theo cách con người, nhưng những người Jaina giáo và Phật giáo thì bao giờ cũng được mọi người trông đợi hành xử như một Thượng đế chết. Có thể đó là lí do tại sao các đệ tử  thêm bớt các kiếp sống của Phật và Mahavira. Họ đã chọn vài phần này và bỏ đi những phần khác. Điều đó dường như là như vậy; có cơ sở cho người ta nói như vậy.

Có hai giáo phái của Jaina, hai giáo phái của những tín đồ của Mahavira: Svetambaras và Digambaras. Digambaras trong câu chuyện về các kiếp của Mahavira nói rằng ông ấy chưa bao giờ lấy vợ, rằng ông ấy vẫn còn tuyệt đối brahmachari, vô dục, từ chính thời niên thiếu của ông ấy. Svetambaras nói rằng ông ấy đã lấy vợ; không chỉ lấy vợ, ông ấy còn có con gái. Bây giờ vấn đề là gì? Tại sao Digambaras  nói rằng ông ấy đã không lấy vợ? Họ sợ rằng hôn nhân là hiện tượng quá con người. Mahavira mà  đi yêu phụ nữ sao? Không! Điều đó không hợp với quan niệm của họ về tirthankara - Mahavira không chỉ trong tình yêu với một phụ nữ và lấy vợ, mà còn làm tình với người phụ nữ đó, bởi vì con gái đã được sinh ra. Họ không thể quan niệm nổi về Mahavira trong tư thế giao hợp. Không thể được! Họ đơn giản vứt bỏ đi toàn bộ vấn đề bởi vì điều đó là nguy hiểm. Mahavira chưa bao giờ lấy vợ cả.

Câu chuyện của phái Svetambaras có vẻ đúng hơn. Tại sao tôi  nói vậy? Bởi vì nếu đấy mà không là trường hợp xảy ra thì ngay cả phái Svetambaras cũng sẽ không thêm điều đó vào. Nếu đấy đã không là trường hợp là ông ấy đã lấy vợ và con gái đã được sinh ra cho ông ấy, thì phái Svetambaras đã không bịa thêm ra nó; nếu thế thì là chống lại qui tắc, họ sẽ không bịa ra điều đó. Cho nên khả năng duy nhất là ở chỗ phái Digambaras đã vứt bỏ ý tưởng này. Và về sau phái Digambaras đã vứt bỏ toàn bộ ý tưởng về cuộc sống của Mahavira - cuộc sống là cuộc sống, nó nhất định có cả hai cực trong nó. Cho nên phái Digambaras nói rằng câu chuyện cuộc sống thực đã biến mất, bởi vì con người trong thời đại này không có khả năng hiểu nó. Cho nên kinh sách gốc đã biến mất, chúng bị mất - không có chuyện về cuộc sống của Mahavira. Họ hoàn toàn phủ nhận cuộc sống của ông ấy theo cách này. Cho nên bạn có thể tạo ra ý tưởng về ông ấy - ông ấy là bức tranh sáp ong, không phải là con người thực, không có tiểu sử con người, không có sinh học con người.

Phái Digambaras nói ông ấy chưa bao giờ vã mồ hôi. Làm sao Mahavira vã mồ hôi được? Chỉ những người bình thường yếu đuối mới vã mồ hôi. Làm sao Mahavira có thể vã mồ hôi được? Ông ấy chưa bao giờ vã mồ hôi.

Điều đó có vẻ ngu xuẩn, có vẻ mù quáng, nhưng đây là cách chúng ta ấn định mọi thứ và thế thì chúng ta cố gắng để làm ra các ý tưởng từ chúng - các ý tưởng giả tạo - thế thì nhân cách giả được tạo ra quanh họ.

Người Ki tô giáo không thể làm được điều đó. Họ không thông minh được đến thế. Họ đã không biết rằng về sau điều đó sẽ thành khó khăn. Cuộc đời của Jesus dường như thực hơn, mang tính lịch sử hơn, nhưng thế thì có rắc rối. Với tôi thì không có rắc rối gì. Với tôi đây là cách thức mọi việc phải thế. Chỉ một Jesus mới có thể thực sự giận dữ, nhưng giận dữ của ông ấy là bởi vì từ bi. Bạn nghĩ: Làm sao ông ấy có thể giận dữ được nếu ông ấy từ bi? Còn tôi nói: Ông ấy có thể giận dữ chỉ bởi vì ông ấy từ bi. Thế thì từ bi bao giận dữ - thế thì nó thay đổi chính phẩm chất của giận dữ, bởi vì nó trở thành một phần sống của từ bi. Một khi bạn hấp thu cả hai, bạn có một phẩm chất khác của hiện hữu. Ghét trở thành cũng là một phần của yêu, giận dữ là một phần của từ bi.

Đừng cố gắng chọn lựa. Thay vì thế vẫn còn vô chọn lựa và tạo ra hài hoà, trở thành hài hoà. Đừng tạo ra bất kì xung đột nào bên trong bạn - dù bạn là bất kì cái gì, bạn đều đẹp. Bạn có tất cả các chất liệu để tạo ra hài hoà. Nếu bạn loại bỏ cái gì đó, về sau bạn sẽ hối hận bởi vì phần bị loại bỏ đó một ngày nào đó sẽ được cần tới. Một ngày nào đó bạn sẽ bỏ lỡ nó và thế thì bạn sẽ thấy rằng nó là cần thiết. Nó đã có đó, và bạn đã loại bỏ nó. Đừng loại bỏ cái gì cả. Dùng mọi thứ mà Thượng đế đã trao cho bạn, làm ra hài hoà từ nó. Hài hoà nên là mục tiêu.

Câu hỏi thứ ba:

Thầy nói rằng chỉ ở trong sự hiện hữu của bậc thầy đã chứng ngộ sẽ làm biến đổi. Trước khi tới thầy tôi cảm thấy ít nhiều độc lập. Từ khi ở với thầy tôi dường như đã trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào thầy. Thầy là ánh sáng trong cuộc đời tôi. Khi tôi nghĩ thầy sẽ ra đi tôi bị lâm vào kinh hoàng. Đây có phải là giai đoạn tự nhiên sẽ tự nó trôi qua hay cái gì đó sai?

 

Đấy là giai đoạn tự nhiên nếu bạn cho phép nó trôi qua. Nếu bạn níu bám lấy nó, thế thì cái gì đó đi sai.

Có ba bước trong trưởng thành tâm linh - bước hay giai đoạn. Chúng có thể khác nhau cho từng cá nhân nhưng bao giờ cũng có ba. Một là độc lập. Đó là trạng thái bản ngã: bạn muốn độc lập với tất cả những cái giả, là không thể được bởi vì bạn không độc lập, bạn không thể thế được. Bạn là một phần của cái toàn thể bao la này, của vũ trụ này. Làm sao bạn có thể độc lập được? Bạn phải phụ thuộc vào hàng triệu, hàng triệu thứ. Bạn phải phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời, vào cuộc sống theo mặt trời, bạn phải phụ thuộc vào cuộc sống theo không khí, theo ô xi, bạn phải phụ thuộc vào cây cối lấy làm thức ăn. Làm sao bạn có thể độc lập được? Bạn không thể thế được. Đó là nỗ lực bản ngã và nhất định thất bại.

Khi độc lập thất bại, bỗng nhiên phụ thuộc nảy sinh; bạn chuyển sang cực bên kia. Bởi vì bạn không biết cách ở giữa và cách tạo ra hài hoà, nên bạn chuyển sang cực bên kia. Thế thì bạn trở thành bị phụ thuộc. Thế thì bạn trở nên sợ hãi rằng nếu đối tượng của sự phụ thuộc của bạn bị mất đi, điều gì sẽ xảy ra cho bạn? Thế thì có hoảng hốt. Nhưng đây là trạng thái thứ hai: độc lập là giả, phụ thuộc cũng là giả.

Thế rồi có điểm thứ ba phải được đạt tới, điều tôi gọi là hài hoà. Đó là tương thuộc - cảm giác về tương thuộc - bạn phụ thuộc vào cái toàn thể, và không chỉ điều đó, cái toàn thể phụ thuộc vào bạn. Tôi nhớ tới một nhà huyền môn Do Thái, nhà huyền môn Hassid, Zusiya, người hay nói với Thượng đế trong mọi lời cầu nguyện: "Con biết Thượng đế, rằng con phụ thuộc vào ngài, nhưng ngài cũng phải biết rằng ngài phụ thuộc vào con. Con biết rằng không có ngài con không thể tồn tại được, nhưng xin để con nhắc ngài rằng không có con thì ngài cũng không thể hiện hữu được."

Làm sao Thượng đế có thể có đó mà không có bạn? - không thể được.

Các nhà khoa học nói rằng cây cỏ, cây cối, toàn bộ thực vật trên trái đất, đều phụ thuộc vào mặt trời, không có mặt trời, chúng không thể hiện hữu. Nhưng bây giờ họ đã bắt đầu hoài nghi rằng ý tưởng này về lưu thông một chiều phải sai ở đâu đó, bởi vì trong cuộc sống bao giờ cũng là lưu thông hai chiều, chưa bao giờ là lưu thông một chiều. Nếu cây cỏ phụ thuộc vào mặt trời, bằng cách nào đó mặt trời phải phụ thuộc vào cây cỏ, bởi vì đấy là việc cho và nhận lẫn nhau. Họ đã bắt đầu hoài nghi, và chẳng chóng thì chầy họ sẽ phát hiện ra cách mặt trời phụ thuộc vào cây cỏ.

Mọi thứ đều phụ thuộc vào mọi thứ khác. Bạn cảm thấy hạnh phúc khi bạn nhìn vào một đoá hoa, bông hồng - hạnh phúc của bạn được tạo ra bởi hoa hồng. Bây giờ các nhà khoa học đã chứng minh rằng khi bạn hạnh phúc thì hoa hồng cũng cảm thấy hạnh phúc. Nó phụ thuộc vào bạn, nó chờ đợi bạn tới và nếu bạn không tới thì nó cũng giống hệt người yêu, cảm thấy rất buồn. Không, đấy là một sự kiện khoa học chứ không phải thơ ca. Bây giờ điều đó đã được chứng minh hoàn toàn rằng khi một người yêu tới một bụi hồng thì cả bụi hồng xúc động, mở hội; điều đó phụ thuộc vào bạn. Bây giờ họ nói rằng nếu bạn yêu bụi hồng thì nó sẽ lớn nhanh hơn, nó sẽ tạo ra hoa to hơn bởi vì ai đó có đó để chăm sóc và yêu và nhìn. Và ai đó chờ đợi. Làm sao bụi hồng có thể phản bội bạn được? Nó phải tạo ra đoá hoa lớn hơn. Nếu không ai yêu, và vườn bị quên lãng, và không ai bận tâm, chỉ người hầu tới và tưới nước cho cây cỏ mà không có chăm sóc gì, thế thì bụi hồng đem tới hoa to hơn để làm gì, cho ai? Thế thì hoa nhỏ cũng đủ; thậm chí không có hoa cũng chẳng hại gì. Ra hoa cho ai? Nở hoa cho ai? Bụi hồng phụ thuộc vào bạn.

Đừng bao giờ đi qua cây mà không nói lời chào trong tim bạn; đừng bao giờ đi qua cây mà không nhìn vào nó với chăm nom và quan tâm sâu sắc. Điều đó chẳng tốn phí gì. Và nhớ: nếu bạn có thể làm cho cây hạnh phúc, cây sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Bạn có thể thử thực nghiệm này, nó là đơn giản - chẳng cần gì tới những dụng cụ thí nghiệm to lớn cho nó. Đấy đơn giản chỉ là một thực nghiệm. Bạn chọn một cây, một cây trong vườn nhà bạn hay trong vườn cây công cộng. Tới cây đó hàng ngày, nói với nó, trở nên thân thiết.

Khó thuyết phục cây bởi vì con người đã đối xử với cây tồi tệ tới mức chúng đã trở nên sợ hãi tất cả con người. Khoảnh khắc bạn đi vào tất cả các cây đều nói: Con người đang tới kia - con vật nguy hiểm nhất trên trái đất. Nó có thể gây hại chẳng có nguyên nhân gì. Không con vật nào làm điều đó. Nếu con bò đói, nó sẽ ăn cỏ, nhưng con người có thể đơn giản ngồi và cứ bứt cỏ, chẳng có lí do nào cả. Người đó không đói, người đó không định ăn nó. Tại sao bạn bứt nó? Tại sao bạn phá huỷ nó? Tính phá huỷ bên trong của tâm trí, tâm trí phá huỷ bên trong, mang tính phá huỷ. Bạn đi qua cây, bạn bẻ cành nó - và thế rồi bạn quẳng cành đi. Bạn có hoàn toàn ngủ không đấy? Nếu bạn cần lấy làm thức ăn... thế thì nữa... Toàn bộ truyền thống trong mọi xã hội nguyên thuỷ, các tri thức truyền thống cổ ở Mexico, trong các bộ tộc thổ dân ở Ấn Độ, ở Thái Lan, ở nhiều nước, đều nói: Đi tới cây. Nếu bạn cần điều gì đó, xin cây. Nếu bạn cần vài cái lá, năm cái lá cho việc tôn thờ của mình, xin cây, xin phép, rồi bứt lá một cách cẩn thận hết sức. Đừng làm đau cây. Thế thì cây bao giờ cũng sẵn sàng cho và sẽ không có cảm giác đau để lại sau. Và cám ơn cây: Cây đã cho tôi năm cái lá khi tôi cần tới chúng. Bất kì khi nào cây cần cái gì đó, đừng xấu hổ, nói với tôi.

Đi ra cây, nói chuyện với cây, chạm vào cây, ôm lấy cây, cảm lấy cây. Chỉ ngồi bên cạnh cây, cứ để cho cây cảm thấy bạn, rằng bạn là người tốt và bạn không trong tâm trạng gây hại. Dần dần tình bạn nảy sinh và bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng khi bạn đi tới, đặc tính của cây lập tức thay đổi. Bạn sẽ cảm thấy điều đó. Trên vỏ cây bạn sẽ cảm thấy năng lượng mãnh liệt chuyển động khi bạn tới; khi bạn chạm vào cây, nó hạnh phúc như đứa trẻ, như người yêu; khi bạn ngồi bên cạnh cây, bạn sẽ cảm thấy nhiều điều. Chẳng mấy chốc bạn sẽ có khả năng nếu bạn buồn mà tới cây, và chỉ trong sự hiện diện của cây, nỗi buồn của bạn sẽ biến mất. Chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu rằng bạn mang tính tương thuộc - bạn có thể làm cho cây hạnh phúc và cây có thể làm cho bạn hạnh phúc. Và toàn thể cuộc sống là tương thuộc. Tương thuộc này tôi gọi là Thượng đế, Lão Tử gọi là Đạo - tương thuộc toàn thể này.

Thượng đế không phải là người ngồi ở đâu đó, toàn thể tương thuộc này là Thượng đế, Đạo, dharma. Kinh Vedas gọi nó là rit, luật. Dù bạn muốn gọi nó là bất kì cái gì, cứ gọi nó, nhưng tương thuộc này là cái toàn thể. Và nếu ở gần tôi bạn có thể học tương thuộc, bạn đã học được tất cả.

Trước hết độc lập của bạn sẽ bị vứt bỏ - điều đó không phải rất khó, bởi vì độc lập bạn cảm thấy đó nặng gánh thế, bạn bao giờ cũng sẵn sàng vứt bỏ gánh nặng đó. Điều đó không phải rất khó. Thế rồi bạn trở thành phụ thuộc. Điều đó có thể khó hơn, bởi vì khi gánh nặng được quẳng vào ai đó khác, bạn cảm thấy tốt, nhẹ gánh, vô trọng lượng. Thế rồi hoảng hốt tới: Nếu người này rời bỏ thế giới này, không còn nữa trong thân thể, thế thì cái gì sẽ xảy ra? Thế thì bạn sợ hãi, thế thì - kinh hoàng.

Đừng níu bám vào điều đó. Đây là một pha - cũng hệt như pha đầu tiên, đây cũng là một pha, đây là mặt đảo ngược của pha đầu. Cố cảm thấy ngày một tương thuộc nhiều hơn.

Tôi đang nói với bạn ở đây. Nếu bạn mà không ở đây và ai đó khác ở đây, nếu thậm chí một người khác mà ở đây, tôi sẽ không nói cùng một điều. Điều đó là không thể được, bởi vì tôi không có tâm trí để nói. Tôi đơn giản đáp ứng với bạn. Bạn tạo ra tình huống, bạn ở đây - và tôi nói. Nếu ai đó không hiện diện ở đây hôm nay mà đã từng hiện diện thì tôi sẽ không nói cùng điều. Điều đó sẽ là không thể được, bởi vì sự hiện diện của người đó sẽ tạo ra một tình huống khác. Tôi không nói trong chân không, tôi đang nói với bạn. Và tôi không nói từ tâm trí, bởi vì khi bạn nói từ tâm trí thì bạn không bận tâm ai có đó, bạn có điều gì đó để nói và bạn nói chúng.

Tôi có một thầy giáo, ông ấy thực sự là một triết gia. Và ông ấy là người khùng - như mọi triết gia đều thế - đến mức trong nhiều năm chẳng ai tham gia vào chủ đề của ông ấy. Ông ấy là người lập dị và không thể nào cho qua được chủ đề của ông ấy bởi vì ông ấy hoặc đưa ra một trăm phần trăm hoặc ông ấy sẽ cho số không. Không có nửa đường cho ông ấy - hoặc có hoặc không. Ông ấy hoàn toàn là người theo Aristote. "Hoặc anh đúng hoặc anh sai," ông ấy hay nói, "không có gì ở giữa." Cho nên sinh viên sợ lắm. Nhưng tôi thích con người này. Ông ấy thực đáng quan sát, và chỉ có một cách quan sát ông ấy: tham gia vào chủ đề của ông ấy. Cho nên tôi là sinh viên duy nhất.

Và đây là cách thức của ông ấy - ngày đầu tiên ông ấy bảo tôi, "Nhớ đấy, tôi có thể bắt đầu vào lúc chuông của trường đại học nhưng tôi không thể nào dừng  được. Chừng nào mà tôi chưa kết thúc bất kì điều gì tôi đang nói thì tôi không thể dừng  được. Cho nên thời gian học sẽ bắt đầu với tiếng chuông, nhưng chúng sẽ không bao giờ dừng với tiếng chuông. Đôi khi tôi sẽ nói chỉ hai mươi phút rồi kết thúc, đôi khi tôi nói hai hay ba tiếng. Cho nên nếu anh cảm thấy rất chán hay ngán, hay nếu anh muốn đi tắm hay làm cái gì đó thì anh có thể đi, nhưng đừng có quấy rầy tôi." Và tôi là sinh viên duy nhất! "Anh có thể đi và anh có thể tới, nhưng đi và tới theo cách mà tôi không bị quấy rối; tôi sẽ tiếp tục."

Ngày đầu tiên tôi thử. Tôi tò mò để xem liệu ông ấy có thực làm điều đó hay không. Ông ấy ngụ ý điều đó chăng? Ông ấy ngụ ý điều đó. Khi tôi rời khỏi phòng, ông ấy vẫn tiếp tục, khi tôi trở lại ông ấy vẫn tiếp tục.

Trong hai năm tôi ở cùng ông ấy. Đôi khi tôi đi hàng giờ, bởi vì tôi có thói quen ngủ. Sau mười một giờ ba mươi thì khó cho tôi mà không ngủ, cho nên đến mười một giờ ba mươi tôi sẽ về phòng kí túc xá của mình và tôi sẽ ngủ một giấc một tiếng, thế rồi tôi sẽ quay  và ông ấy vẫn cứ nói. Ông ấy đã hoàn toàn điên. Ông ấy mới thực là một triết gia.

Nhưng tôi không nói với bạn theo cách đó. Tôi không phải là triết gia chút nào. Tôi đang nói với bạn: đấy là sự tương - thuộc. Bất kì điều gì tôi nói, bạn đều có trách nhiệm cho nó cũng nhiều như tôi có trách nhiệm, bởi vì bạn gợi ra nó. Bạn và tôi, đây chỉ là các cực đối lập. Cái gì đó giữa chúng ta được tạo ra, đó là điều đang xảy ra. Khi tôi nói với bạn, đấy không phải là tôi đang nói với bạn đâu, không phải là bạn đang nghe tôi đâu; chúng ta đang nói cho chúng ta đấy. Chúng ta đang nói cho chúng ta đấy - đây là sự tương thuộc.

Bạn đang nói qua tôi, tôi đang nghe qua bạn - đây là sự tương thuộc.

Bạn đã vứt bỏ độc lập, bây giờ vứt bỏ nốt phụ thuộc nữa - trở thành tương thuộc. Và điều này là việc học ở đây, để cho sự tương thuộc của bạn lan toả ra toàn bộ sự tồn tại - cảm thấy sự tương thuộc ở mọi nơi. Và bạn hiện hữu! - đó là thực tại. Phụ thuộc là giả; độc lập là giả; chỉ tương thuộc mới là thật, chỉ Thượng đế mới là đúng. Thượng đế là sự tương thuộc.

Câu hỏi thứ tư:

Theo thầy, đàn bà gần với cái toàn thể hơn đàn ông. Thế thì làm sao ít đàn bà đạt tới chứng ngộ thế?

 

Cũng không ít đến thế đây. Đích xác cùng số đàn bà đạt tới chứng ngộ như đàn ông, nhưng họ đã không làm ồn ào về điều đó nhiều như đàn ông - có vậy thôi. Họ không quảng cáo điều đó nhiều như đàn ông. Họ tận hưởng điều đó. Đó là cách thức của đàn bà, hiện hữu nữ tính.

Đàn ông thích nói về chứng ngộ của mình hơn bản thân việc chứng ngộ. Anh ta quan tâm tới bao nhiêu người đã đi tới biết rằng anh ta đã trở nên chứng ngộ. Đàn bà không lo nghĩ. Họ không lo nghĩ chút nào. Nếu điều đó xảy ra, họ tận hưởng nó, họ nuôi dưỡng nó sâu bên dưới. Nó trở thành việc mang thai. Họ sống với nó; họ không nói về nó. Đó là lí do tại sao bạn không biết nhiều cái tên. Chỉ vài cái tên là được biết và đấy là những đàn bà có phẩm chất của đàn ông trong mình, đó là lí do tại sao bạn biết. Bằng không thì bạn sẽ không biết họ.

Tại Kashmir có một người đàn bà có tên Lalla. Tại Kashmir họ có câu ngạn ngữ: Chúng tôi chỉ biết tới hai cái tên - Allah và Lalla. Lalla là một người đàn bà hiếm hoi, vị phật, nhưng bà ấy phải đã không rất nữ tính; bà ấy phải có nhiều chút xíu tâm trí nam tính hơn tâm trí nữ tính. Bà ấy đã sống toàn bộ cuộc sống của mình ở trần. Bà ấy là người đàn bà duy nhất trên thế giới đã làm điều đó. Nhiều đàn ông đã sống ở trần: Mahavira, Diogenes, tất cả các tirthankaras của Jaina, và hàng nghìn người khác, nhưng chỉ một phụ nữ. Điều đó có vẻ rất không nữ tính, bởi vì chính bản chất của tâm trí nữ tính là che giấu, không biểu lộ - che giấu trong cái hang bên trong. Lalla được biết tới là người đàn bà chứng ngộ; vài phụ nữ khác cũng được biết tới là chứng ngộ.

Một phụ nữ, Maitreyi, được biết tới trong những ngày của Upanishads, nhưng bà ấy phải đã là một kiểu rất nam tính.

Tương truyền rằng vua Janak đã triệu tập một cuộc tranh luận lớn trong số tất cả những người có học của vương quốc mình để quyết định về câu hỏi tối thượng: Thực tại là gì? Nó sẽ là một cuộc thảo luận lớn và tất cả mọi người có học, tất cả mọi bác học của đất nước đều tụ hội lại. Và sẽ có một giải thưởng lớn cho người thắng cuộc - một nghìn con bò, những con tốt nhất của đất nước, với sừng bọc vàng, với đồ châu báu đeo quanh cổ chúng. Chúng đang đứng đó bên ngoài cung điện - một nghìn con bò. Bất kì ai chiến thắng cuộc tranh luận đều sẽ được số bò này.

Yagnavalkya tới - một trong những người đàn ông có học vĩ đại của thời đó - và vào lúc đó ông ấy phải chưa chứng ngộ, về sau ông ấy mới trở thành hiền nhân chứng ngộ. Ông ấy tới với các đệ tử của mình - ông ấy là một thầy giáo lớn - và ông ấy kiêu ngạo, như mọi học giả đến mức ông ấy bảo đệ tử của mình, "Các con lấy những con bò này đi. Ta sẽ quyết định vấn đề sau, nhưng trước hết các con lấy những con bò này đi bởi vì trời quá nóng và bò đang phải chịu nóng." Ông ta phải rất kiêu căng - chắc chắn thế.

Chỉ người dốt nát mới chắc chắn như vậy. Người trí huệ bao giờ cũng ngần ngại bởi vì vấn đề bao la thế - và làm sao quyết định được bản chất tối thượng của thực tại? Ai có thể quyết định được nó?

Tất cả các học giả khác đều thấy bực mình nhưng họ không thể nói được điều gì bởi vì họ biết rằng họ không thể đánh bại con người này bằng lập luận. Trong biện luận ông ấy là siêu phàm. Và ông ấy biện minh, và ông ấy đánh bại tất cả.

Nhưng một phụ nữ ngồi đó; bà ấy là người phụ nữ duy nhất, và bà ấy chẳng nói gì. Bà ấy là Maitreyi. Và thế rồi bà ấy đứng dậy vào lúc cuối, khi cuộc tranh cãi gần như đã chấm dứt và ông ta đang sắp được công bố là người chiến thắng. Bà ấy nói, "Đợi đấy. Ta phải hỏi vài câu hỏi." Và bà ấy hỏi những câu hỏi đơn giản; nhưng trong thực tế những câu hỏi đơn giản  không thể được trả lời.

Bà ấy hỏi, "Đất này dựa lên cái gì? Ai đỡ cho đất này?"

Truyền thống Ấn Độ cổ nói đất được tám con voi đỡ, những con voi trắng to lớn. Cho nên Yagnavalkya đã lặp  truyền thống cổ đó, rằng đất được tám con voi đỡ: "Bà có hoàn toàn vô học vấn không, bà không biết tới cả điều này nữa sao?"

Người phụ nữ này hỏi, "Thế thì những con voi này dựa trên ai?"

Bây giờ Yagnavalkya nghi ngờ có rắc rối. Cho nên ông ấy nói, "Dựa vào Brahma, vào Thượng đế." Và ông ấy nghĩ rằng bây giờ bà ấy phải dừng.

Nhưng bà ấy nói, "Tôi muốn hỏi Thượng đế của ông dựa vào ai, dựa vào cái gì?"

Yagnavalkya trở nên giận dữ, và ông ấy nói "Cái bà này! Dừng ngay! Bằng không thì đầu bà sẽ rơi đấy. Bà sẽ bị giết!"

Người phụ nữ này về sau đã trở nên chứng ngộ. Nhưng bà ấy phải đã là một kiểu rất đàn ông. Bà ấy biện minh và thậm chí đẩy Yagnavalkya vào rắc rối và trong thực tế bà ấy vẫn còn im lặng nhưng bà ấy không thất bại - bất kì ai cũng có thể thấy điều đó. Trong thực tế Yagnavalkya đã bị thất bại. Nếu như tôi mà là giám khảo, thì bà ấy đã thắng và bò đáng đã phải được trao cho bà ấy. Bởi vì đây không phải là biện luận, việc nói rằng đầu bạn sẽ bị rơi. Đây không phải là biện luận. Giận dữ không là biện luận, bạo hành không là biện luận; theo cách này bạn có thể kìm ai đó im lặng nhưng bạn đã không thắng được cuộc tranh luận.

Người phụ nữ này đã trở nên chứng ngộ nhưng bà ấy phải đã là một kiểu đàn ông. Bằng không thì không phụ nữ nào bận tâm tới tranh luận về những điều như vậy.

Có lần tôi hỏi Mulla Nasruddin, "Mọi sự xảy ra giữa anh và vợ anh thế nào? Tôi chưa bao giờ thấy bất kì biện luận nào cả."

Anh ta nói, "Ngày đầu tiên chúng tôi đã quyết định một điều và chúng tôi đã tuân theo nó cho nên mọi sự đều diễn ra rất rất tốt."

Tôi nói, "Anh nói cho tôi, bởi vì nhiều người tới tôi hỏi xin lời khuyên về các vấn đề, cho nên tôi có thể gợi ý điều đó cho họ."

Anh ta nói, "Đấy là luật đơn giản. Chúng tôi đã quyết định rằng về những câu hỏi tối thượng, câu hỏi cuối cùng, những vấn đề lớn, thì lời khuyên của tôi sẽ là cuối cùng. Còn trên những việc nhỏ mọn, việc lặt vặt, thì lời khuyên của cô ấy sẽ là cuối cùng."

Thế là tôi nói, "Đây là một quyết định rất tốt. Thế thì vấn đề gì anh gọi là lặt vặt và vấn đề gì anh gọi là lớn lao?"

Anh ta nói, "Chẳng hạn, chúng tôi nên đi xem phim gì, chúng tôi nên ăn kiểu thức ăn gì, chúng tôi nên đến nhà hàng nào, chúng tôi nên gửi con tới đâu, tới trường cao đẳng nào hay đại học nào, nên trao cho chúng kiểu giáo dục nào, nên mua kiểu quần áo nào, kiểu nhà và ô tô nào - những cái này đều là điều lặt vặt. Cô ấy quyết định."

Thế là tôi hỏi, "Thế thì những vấn đề lớn lao là gì?"

Anh ta nói, "Liệu Thượng đế có tồn tại hay không. Những vấn đề lớn thì tôi quyết định!"

Đàn bà thực sự chẳng bao giờ quan tâm tới những vấn đề lớn lao bởi vì họ biết sâu bên dưới chúng là ngu xuẩn. Bạn có thể quyết định liệu Thượng đế có tồn tại hay không, hay bao nhiêu thiên thần có thể nhảy múa trên đầu ghim - bạn có thể quyết định.

Và Nasruddin bảo tôi, "Việc thu xếp này đã tốt đến mức không một sự tranh biện nào nảy sinh - tôi bao giờ cũng quyết định những vấn đề lớn lao, cô ấy bao giờ cũng quyết định những vấn đề nhỏ bé. Và mọi sự diễn ra trôi chảy."

Dần dần mọi người chồng đều đi tới biết rằng mình được tự do chỉ để quyết định các vấn đề siêu hình - thế giới khác. Không đàn bà nào quan tâm tới việc viết kinh sách. Họ chưa bao giờ viết ra cái gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là đàn bà đã không trở nên chứng ngộ - cùng số lượng người chứng ngộ là như nhau. Cuộc sống tuân theo một tỉ lệ. Nó phải là như vậy, bằng không thì quân bình sẽ bị mất. Cuộc sống hoàn toàn tuân theo một tỉ lệ.

Tôi muốn bảo bạn một điều; có thể điều đó sẽ gợi ý ra cái gì đó cho bạn. Cứ một trăm con gái, thì  có một trăm mười lăm con trai được sinh ra. Và điều này đã là vấn đề cho các nhà sinh học. Sao điều này  xảy ra? Bao giờ cũng vậy - với một trăm con gái thì một trăm mười lăm con trai được sinh ra, và đến tuổi hôn nhân mười lăm con trai đã chết đi. Cho nên tỉ lệ vẫn còn như nhau, bởi vì con trai yếu hơn con gái và nhiều con gái sống sót hơn. Cho nên tự nhiên có sự quân bình: từ ngay ban đầu đã có thêm mười lăm con trai, dự phòng, bởi vì chúng sẽ chết. Vào lúc mùa hôn nhân tới, một trăm con gái sẽ có đó, và nếu chỉ một trăm con trai được sinh ra thế thì chỉ tám mươi nhăm con trai là còn lại, và hai mươi con gái sẽ bị bỏ lại không có chồng. Điều đó không phải là sự sắp xếp tốt.

Một trăm mười lăm con trai được sinh ra để cho vào lúc tuổi hôn nhân tới thì con số là như nhau. Điều này không thể nào được giải quyết - cách thức tự nhiên thu xếp điều này, bằng phương pháp nào, làm sao ra tỉ lệ này.

Và thế rồi, trong hai cuộc chiến tranh thế giới một vấn đề khác  nảy sinh, bởi vì trong chiến tranh tỉ lệ này trở nên rất không tỉ lệ. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và sau mọi cuộc chiến tranh thì nhiều trẻ con lại được sinh ra hơn. Điều đó nữa cũng là cái gì đó. Trong chiến tranh nhiều người chết; ngay lập tức tự nhiên phải làm việc thu xếp. Một lực không biết nào đó, một lực vô ý thức nào đó cứ làm việc. Sau chiến tranh nhiều trẻ con được sinh ra, nhưng điều đó nữa cũng không khó hiểu bởi vì điều đó có thể được giải thích theo cách khác - có thể lính tráng trở về nhà rất thèm khát dục và họ làm tình nhiều hơn. Đấy có thể là nguyên nhân cho điều đó. Nếu đấy là điều duy nhất, thì điều đó có thể đã được giải thích - nhưng nhiều con trai hơn  được sinh ra, và ít con gái được sinh ra, bởi vì trong chiến tranh đàn ông chết, đàn bà còn lại. Nhiều đàn ông chết trong chiến tranh hơn đàn bà, bởi vì tất cả lính tráng đều là đàn ông, cho nên tỉ lệ thông thường về một trăm so với một trăm mười lăm thay đổi đi. Với một trăm con gái gần ba trăm con trai được sinh ra.

Có quân bình tinh tế ở đâu đó. Trong thực tế, với mỗi đàn ông một đàn bà tồn tại; với mỗi đàn bà một đàn ông tồn tại - họ là bộ phận của một toàn thể. Bất kì khi nào một đàn ông trở nên chứng ngộ, thì một đàn bà cũng phải trở nên chứng ngộ. Bởi vì một đàn ông được giải phóng khỏi sự tồn tại, bây giờ người đó sẽ không quay lại; người đó sẽ không còn đi vào bụng mẹ, vào thế giới nữa. Tại đâu đó một đàn bà phải được thoát khỏi tù túng. Cho nên đây là hiểu biết của tôi: cùng số đàn ông và đàn bà, cùng số lượng, đã trở nên chứng ngộ, nhưng đàn bà không được biết tới bởi vì họ không làm ồn ào về điều đó. Họ tận hưởng nó.


Câu hỏi cuối cùng:

Thầy bao giờ cũng nói đợi và thấy. Đợi, tôi có thể hiểu được. Nhưng làm sao để thấy?

 

Bạn không cần phải lo nghĩ về điều đó. Bạn đơn giản chờ đợi và việc thấy sẽ tới với bạn. Không cần lo nghĩ về nó. Chờ đợi cho bạn sự sáng suốt. Khi tôi nói, "Đợi và thấy" tôi không ngụ ý rằng bạn phải làm cả hai. Tôi đơn giản nói đợi và bạn sẽ thấy. Trong thực tế, chờ đợi và việc thấy sẽ tới với bạn.

Chờ đợi tạo ra việc thấy. Kiên nhẫn tạo ra khả năng. Kiên nhẫn tuyệt đối tạo ra khả năng tuyệt đối để thấy. Trong tâm trí căng thẳng, nóng vội, mắt bị khép kín, đầy khói - chúng không thể thấy được. Khi bạn im lặng chờ đợi, dần dần mây biến mất khỏi mắt, bởi vì chúng do nóng vội tạo ra. Khi bạn kiên nhẫn chờ đợi, chúng biến mất. Tầm nhìn trở nên rõ ràng, sáng tỏ được đạt tới. Bạn có thể thấy. Đợi và thấy - khi tôi nói điều này tôi không ngụ ý rằng bạn phải làm cả hai, tôi ngụ ý đợi, và bạn sẽ thấy. Việc thấy sẽ tự nó tới, theo cách của nó. Bạn đơn giản đợi. Bạn có hiểu tôi không?

Nếu bạn có thể chờ đợi, điều đó nghĩa là bạn đã vứt bỏ được tâm trí đạt tới, tâm trí thành đạt; bạn đã vứt bỏ được tâm trí ham muốn. Chỉ thế thì bạn mới có thể chờ đợi được. Chờ đợi có nghĩa là bây giờ bạn ở đây và bây giờ, khoảnh khắc này là đủ, khoảnh khắc này là tất cả - và bỗng nhiên mắt sáng tỏ. Không đám mây nào lang thang trong mắt - không khói. Ngọn lửa cháy sáng mà không khói. Và bạn thấy.


http://www.osho.com