Đạo: Ba kho báu - Tập 1 - (8) Đạt tới dửng dưng tuyệt đối

Đạo: Ba kho báu Tập 1
Bài nói về trích đoạn Đạo Đức Kinh của Lão Tử

8. Đạt tới dửng dưng tuyệt đối

Câu hỏi thứ nhất:

Thầy đã nói nhiều về sau về im lặng và trống rỗng bên trong. Sau hai năm làm đệ tử của thầy, nhiều lần, đặc biệt trong những buổi thiền tại thiền viện, tâm trí tôi dường như mất kiểm soát hơn bao giờ và làm việc giống như cái máy tính phát điên. Tôi cố gắng là nhân chứng cho toàn bộ cái ngớ ngẩn, nhưng con quỉ ấy cứ diễn ra mãi!

 

Cứ để con quỉ ấy diễn ra nữa và bạn đừng lo nghĩ. Chính lo nghĩ mới là vấn đề, không phải là con quỉ.

Toàn thế giới đang diễn ra mãi: sông cứ chảy, mây cứ trôi trên trời, chim chóc cứ ríu rít trên cây. Vậy sao bạn  chống tâm trí thế? Cứ để nó diễn ra - bạn không bị bận tâm.

Chứng kiến không phải là nỗ lực. Khi bạn không bận tâm thì chứng kiến nảy sinh. Dửng dưng với tâm trí; trong bầu không khí của dửng dưng, nhân chứng xuất hiện. Chính ý tưởng rằng bạn phải dừng nó lại mới là sai, rằng bạn phải tĩnh lặng mới là sai, rằng bạn phải làm điều gì đó về quá trình thường xuyên tiếp diễn này mới là sai. Bạn không bị yêu cầu phải làm gì cả. Nếu bạn làm bất kì điều gì thì sẽ chẳng có tác dụng - nó sẽ giúp cho điều rắc rối, không giúp cho bạn. Đó là lí do tại sao bạn thiền bạn cảm thấy tâm trí càng điên khùng hơn; khi bạn không thiền, nó không điên khùng thế. Khi bạn thiền, bạn quá bận tâm với tâm trí, cố gắng thật vất vả nhất để làm cho nó tĩnh lặng. Bạn là ai? Và sao bạn phải lo nghĩ về tâm trí? Điều gì sai với nó? Cho phép ý nghĩ, cứ để chúng trôi đi như đám mây.

Khi bạn dửng dưng, bỗng nhiên bạn quan sát. Chẳng cái gì còn lại để làm, bạn sẽ làm gì? Bạn chỉ có thể quan sát, bạn chỉ có thể chứng kiến - và trong chứng kiến thì tâm trí dừng lại. Không phải là bạn có thể dừng nó lại được. Không ai đã bao giờ có thể dừng tâm trí lại, bởi vì người dừng cũng là một phần của tâm trí. Cái ý tưởng rằng nếu bạn trở nên im lặng thì bạn sẽ đạt tới điều tối thượng cũng là của tâm trí. Cho nên đừng ngu xuẩn! Tâm trí không thể nào làm in lặng tâm trí được. Ai đang hỏi câu hỏi này, bạn hay tâm trí?

Bạn đang không nhận biết về bản thân mình chút nào; chính tâm trí đang giở thủ đoạn. Điều duy nhất có thể được làm, và là điều có thể, là dửng dưng và buông bỏ tâm trí. Khi bạn dửng dưng, bỗng nhiên một khoảng cách phát sinh giữa bạn và tâm trí. Bạn vẫn nghe nó bởi vì nó cứ gõ liên tục vào cửa bạn, nhưng bây giờ bạn dửng dưng. Bây giờ, bên trong, bạn không lo nghĩ liệu nó có tiếp tục hay dừng lại, bạn không chọn lựa. Bạn nói với tâm trí, "Nếu mày muốn đi, thì mày đi; nếu mày muốn dừng, mày có thể dừng. Đấy không phải là mối bận tâm của ta." Sự không quan tâm này là cần thiết. Trong bầu không khí không bận tâm và dửng dưng này nhân chứng nảy sinh. Bỗng nhiên bạn thấy rằng tâm trí chưa bao giờ thuộc vào bạn cả; nó là cái máy tính; nó là cái máy. Bạn hoàn toàn tách biệt với nó.

Vứt bỏ mọi nỗ lực làm tĩnh lặng nó và chỉ vẫn còn thụ động, nhìn vào bất kì cái gì đang xảy ra. Đừng chỉ hướng cho tâm trí; đừng nói, "Giống cái này." Đừng là người hướng dẫn cho tâm trí và đừng là người kiểm soát. Toàn bộ sự tồn tại này đang diễn ra, chẳng cái gì quấy rối bạn - tại sao chỉ tâm trí này, cái máy tính nhỏ này, cái máy nhỏ này là quấy rối? tận hưởng nó nếu bạn có thể, thế rồi dửng dưng. Và thế thì bỗng nhiên một ngày nào đó bạn thấy rằng cái gì đó ngủ say trong bạn đang thức dậy; một năng lượng mới đang tới trong bạn - một khoảng cách với tâm trí. Và thế rồi dần dần tâm trí tiếp tục - đi ra xa, ra xa, ra xa. Thế rồi nó vẫn cứ huyên thuyên nhưng bạn biết rằng ở đâu đó xa xăm, gần ngôi sao, nó đang huyên thuyên; bạn thậm chí không tạo ra ý nghĩa từ nó, nó đang nói gì. Và khoảng cách này cứ tiếp diễn mãi, rồi một hôm bỗng nhiên bạn không thể tìm thấy nơi tâm trí đã đi.

Im lặng này là khác về chất với im lặng mà bạn có thể thực hành. Im lặng thực tới một cách tự phát, nó không phải là cái gì đó được thực hành. Nếu bạn thực hành nó thì bạn có thể tạo ra im lặng giả. Tâm trí thủ đoạn thế, nó có thể cho bạn khái niệm giả về im lặng - và điều đó nữa sẽ thuộc vào tâm trí. Cho nên đừng cố gắng vất vả để làm tĩnh lặng nó. Thay vì thế, đứng sang bên, bên cạnh đường, và để cho giao thông chạy qua. Chỉ quan sát nó, chỉ nhìn vào nó với con mắt không quan tâm, dửng dưng, và điều bạn đang ham muốn sẽ xảy ra - nhưng không qua ham muốn. Bởi vì ham muốn sẽ không cho phép bạn dửng dưng. Phật đã dùng từ upeksha; từ này nghĩa là dửng dưng tuyệt đối. Và ông ấy nói rằng bạn không bao giờ có thể trở nên mang tính thiền được chừng nào bạn còn chưa đạt tới upeksha, đạt tới dửng dưng. Đó chính là mảnh đất. Trong mảnh đất đó hạt mầm của thiền nảy mầm - và không có cách khác.

Câu hỏi thứ hai:

Trong hàng nghìn năm các bậc thầy chứng ngộ đã từng giúp đỡ các đệ tử của họ để dùng lời ít đi và im lặng nhiều hơn. Lão Tử đã nói ít nhất. Nhưng thầy dường như là người đã nói nhiều hơn bất kì ai khác trên trái đất này! Sao  như vậy?

 

Họ đã cố gắng và họ đã thất bại với các bạn. Cho nên tôi nghĩ: mình thử theo cách khác vậy.

Câu hỏi thứ ba:

Tương truyền rằng tất cả các tri thức về trời và đất đều được chứa trong sáu mươi tư quẻ của Kinh Dịch. Có phải thế không? Nếu vậy, làm sao để dùng nó?

 

Tất cả các tri thức về trời và đất đều được chứa trong mọi thứ, không chỉ trong sáu mươi tư quẻ của Kinh Dịch. Thậm chí trong một hạt cát nhỏ bé trên đường đi cũng chứa đựng tất cả tri thức về trời và đất; trong một nhành cỏ nhỏ mọi tri thức về trời và đất cũng được hàm chứa; trong mọi thứ - bởi vì mọi phần của sự tồn tại đều mang cái toàn thể trong nó. Thậm chí một giọt nước biển cũng là toàn thể biển - toàn thể tri thức, toàn thể sự hiện hữu của biển đều được chứa trong giọt nước này. Nó là biển. Nó có thể không là biển cụ thể, nhưng nó là biển.

Bạn cũng chứa cái toàn thể. Cho nên không cần phải đi tới Kinh Dịch và các quẻ; thay vì thế, đi vào trong, bởi vì chung cuộc Kinh Dịch không thể nào nói điều gì về bạn, cuối cùng bạn sẽ là người diễn giải. Nếu bạn đọc các con bài bói hay Kinh Dịch hay dùng các phương pháp khác, thì ai sẽ diễn giải? Bạn sẽ là người diễn giải. Cho nên cuối cùng mọi thứ phụ thuộc vào bạn.

Chừng nào bạn còn chưa thức tỉnh thì Kinh Dịch cũng chẳng ích gì. Và nếu bạn thức tỉnh thì mọi thứ đều là quẻ và mọi thứ đều là Kinh Dịch. Cho nên đừng phí thời gian của bạn với các thứ khác: trở nên thức tỉnh. Khi bạn thức tỉnh, bạn sẽ thấy toàn bộ vũ trụ được viết ở mọi nơi. Trong từng nhành cỏ bạn sẽ thấy dấu hiệu của điều thiêng liêng. Và nếu bạn có thể hiểu một nhành cỏ, bạn đã hiểu tất cả, gốc rễ và tất cả.

Cho nên đừng tự dối mình. Mọi người cứ tự dối mình theo cả triệu cách. Họ phí thời gian của mình theo cả triệu cách thức, cứ hi vọng rằng bằng cách nào đó họ có thể đi vào ngôi đền từ cửa sau nào đó. Chẳng có cửa sau nào cả. Không có cửa sau cho ngôi đền này, chỉ có cửa trước. Bạn sẽ thấy nhiều cửa sau nhưng chúng sẽ không đưa bạn tới điện thờ bên trong. Bạn sẽ bị kẻ bịp bợm hay ai đó khác bắt giữ.

Cửa sau không tồn tại trong sự tồn tại bởi vì sự tồn tại không tin và việc che giấu. nhìn! Mọi thứ đều để mở thế, bí mật để mở thế. Chẳng cái gì bị che giấu cả, mọi thứ đều để mở, bạn chỉ cần mắt để thấy nó, nhận biết để đọc nó, khả năng để tận hưởng nó. Tại mọi nơi mọi thứ đều là bí mật để mở, không cái gì, bất kì cái gì là bị dấu kín từ ngay chính ban đầu. Sự tồn tại là để mở, chỉ bạn là đóng. Và một tâm trí đóng làm việc với Kinh Dịch - bạn sẽ đạt được gì từ nó? Sự phản chiếu riêng của bạn, bạn sẽ thấy bản thân mình trong nó, vô thức riêng của bạn sẽ được phản ánh trong nó.

Những phương pháp này chỉ là tấm gương. Chúng phản xạ vô thức riêng của bạn - chẳng gì nhiều. Chúng chưa bao giờ cho bạn bất kì cái gì mới, chúng đơn giản phản xạ bạn. Nhưng bạn không biết bản thân mình, đó là lí do tại sao bạn nghĩ cái gì đó mới đã được thu lấy, tri thức mới nào đó đã được thu qua chúng.

Tôi đã từng nghe: nhà độc tài Nga, Khrushchev, tới Paris và đến thăm một phòng triển lãm tranh hiện đại. Ông ấy là người vô văn hoá, và không có óc thẩm mĩ theo bất kì cách nào - không có cảm giác về cái đẹp. Trong thực tế, ông ấy thiếu tế nhị. Nhưng ông ấy đã được mời và ông ấy phải đi.

Những bức tranh vĩ đại được trưng bầy trong phòng triển lãm. Ông ấy nhìn vào một bức tranh và ông ấy nói, "Tôi không hiểu. Bức tranh này trông xấu."

Người đang giới thiệu cho ông ấy về triển lãm, một nhà phê bình nghệ thuật lớn, nói, "Đây là Picasso và nó là một trong những điều đẹp nhất đã từng xảy ra trong thế kỉ này, nhưng nó cần sự hiểu biết. Nó không thông thường tới mức bất kì ai cũng có thể hiểu được nó. Ông phải nâng tầm mức cảm giác, nhạy cảm nghệ thuật của mình lên; chỉ thế thì ông mới có khả năng thấy nó là gì."

Họ đi tiếp. Khrushchev không cảm thấy thoải mái. Ông ấy chưa bao giờ hình dung ra... trong thực tế, tại nước Nga điều đó chưa hề xảy ra. Không nhà phê bình nào, không nghệ sĩ nào có đủ dũng cảm để nói rằng ông ấy thiếu hiểu biết.

Thế rồi tại bức tranh tiếp ông ấy đứng  vài phút, nhìn kĩ, và nói, "Tôi tưởng đây cũng là Picasso."

Nhà phê bình nói, "Rất tiếc thưa ông, đây chỉ là tấm gương. Ông đang nhìn vào bản thân mình trong nó."

Ông ấy là một người xấu xí - có thể điều đó trông giống Picasso với ông ấy, một bức tranh của Picasso, sự bóp méo.

Trong Kinh Dịch bạn sẽ thấy một tấm gương. Nếu vị phật đọc Kinh Dịch thì sự việc sẽ hoàn toàn khác, bởi vì tấm gương sẽ chiếu ra vị phật. Nếu Lão Tử đọc Kinh Dịch, thì nó sẽ chiếu ra Lão Tử. Nếu bạn đọc, tất nhiên bạn sẽ thấy bản thân mình. Bạn có thể thấy chỉ khuôn mặt mình.

Cho nên đừng bận tâm. Trở thành phật, thế thì điều đó sẽ đáng cho việc nhìn vào tấm gương. Nhưng không vị phật nào bận tâm tới việc nhìn vào gương cả. Đây là điều thách đố. Không vị phật nào bận tâm tới việc nhìn vào gương bởi vì sâu bên dưới ông ấy biết rõ bản thể riêng của mình, biết rõ ràng thế, rằng không có nhu cầu về tấm gương để biết nó. Bạn cần tấm gương - nhưng thế thì tấm gương đơn giản phơi bày bạn. Và bạn cứ tự phỉnh mình. Bất kì điều gì bạn muốn đọc thì bạn sẽ đọc, và bạn sẽ ném trách nhiệm lên Kinh Dịch.

Có lần Mulla Nasruddin đã không tới văn phòng. Buổi tối anh ta tới gặp tôi và anh ta rất hạnh phúc, bởi vì anh ta đã ngủ trong giường cả ngày - chẳng để ý gì tới thế giới.

Tôi hỏi, "Nasruddin, sao anh  lấy hôm nay làm ngày nghỉ thế?

Anh ta nói, "Tôi không thể đừng được điều đó. Tôi tung đồng tiền vào buổi sáng để xem liệu có tới văn phòng hay không - nếu nó sấp thì tôi phải đi, nếu nó ngửa thì tôi có thể hưởng một ngày nghỉ."

Thế là tôi hỏi, "Nó ngửa và anh hưởng ngày nghỉ sao?"

Anh ta nói, "Đúng, nhưng tôi phải tung mười lần, thế thì mới được lần ngửa."

Đây là điều đang xảy ra. Kinh Dịch, con bài bói, bất kì cái gì - đây là điều đang xảy ra. Bất kì cái gì bạn muốn làm, thì bạn làm nó, nhưng sao  đổ trách nhiệm lên Kinh Dịch đáng thương? Chịu trách nhiệm và làm nó. Đây là thủ đoạn.

Vâng, tôi nói mọi thứ đều được chứa trong mọi thứ. Ngay cả trong Kinh Dịch toàn bộ vũ trụ cũng được hàm chứa. Chẳng cái gì khác là có thể. Đây là cách thức sự tồn tại hiện hữu. Trong từng bộ phận đều chứa cái toàn bộ, đều chứa cái toàn thể. Dù bạn đi bất kì đâu, bạn cũng đi trong cái toàn thể, nhưng điều đó phụ thuộc vào hiểu biết của bạn về cách bạn sẽ đọc nó.

Cho nên tôi không quan tâm mấy tới Kinh Dịch, tôi quan tâm tới bạn và hiểu biết của bạn. Cố gắng trưởng thành trong nó đi. Đừng phí thời gian với bất kì cái gì khác. Cuộc sống thực sự là ngắn ngủi và nhiều điều phải được làm. Đừng làm những chuyện ngớ ngẩn.


Câu hỏi thứ tư:

Trưởng thành và duy linh có cùng nghĩa trong Đạo không?

 

Không cùng nghĩa theo bất kì cái gì - bởi vì Đạo là bất kì cái gì đang là hoàn cảnh ngay bây giờ. Đạo là hiện tại. Trưởng thành đem tương lai vào. Chính ý tưởng về trưởng thành đem tương lai vào, và thế thì mọi thứ bị bóp méo. Không phải là bạn không trưởng thành trong Đạo, trong thực tế bạn chỉ trưởng thành trong Đạo, nhưng cái ý tưởng về trưởng thành  hoàn toàn ngoại lai với thế giới của Đạo. Họ không nói về trưởng thành: họ chỉ nói về cách hiện hữu, không nói về cách trưởng thành.

Và nếu bạn biết cách hiện hữu, thì đấy là cách duy nhất để trưởng thành. Nếu bạn biết cách hiện hữu trong khoảnh khắc này thì bạn đang trên con đường trưởng thành. Bạn không cần nghĩ về nó, tự nó tới theo cách của nó, hệt như dòng sông tìm ra đường của nó ra biển mà chẳng tra cứu sách hướng dẫn nào, không hỏi bất kì ai trên đường, biển ở đâu. Nó tìm ra con đường. Không cố gắng tìm đường, nó vẫn tìm thấy. Nó cứ di chuyển, khoảnh khắc nọ tới khoảnh khắc kia nó cứ sống cuộc sống của mình.; cuối cùng nó đạt tới đại dương. Khoảnh khắc này được sống tốt và toàn bộ, thì khoảnh khắc tiếp sẽ tới theo cách của nó, bạn không phải lo nghĩ về điều đó. Bạn sống khoảnh khắc này trong sự toàn bộ, và khoảnh khắc tiếp được sinh ra từ khoảnh khắc này. Nếu bạn đã sống toàn bộ thế thì khả năng cho khoảnh khắc tiếp  được sinh ra với nó - nó cũng có thể được sống một cách toàn bộ.

Nếu bạn biết cách sống toàn bộ, thì bạn cũng sẽ sống khoảnh khắc tiếp một cách toàn bộ. Và mọi khoảnh khắc bạn sẽ trở thành ngày càng toàn bộ hơn và sự trưởng thành sẽ xảy ra theo cách của nó. Nhưng nếu bạn quá bận tâm về sự trưởng thành thì bạn bỏ lỡ khoảnh khắc này, và đó là thời điểm duy nhất mà người ta có thể trưởng thành lên.

Cho nên Lão Tử không nói về trưởng thành, bởi vì ông ấy biết rằng chính việc nói về trưởng thành sẽ trở thành việc trì hoãn. Thế thì người ta nghĩ, "Ngày mai mình sẽ trưởng thành. Hôm nay không phải là lúc cho mình. Nhiều điều khác phải được làm; việc trưởng thành có thể đợi chút ít. Không vội gì." Và thế thì bạn cứ trì hoãn và bạn cứ sống khoảnh khắc này theo cách bộ phận, manh mún. Và khoảnh khắc tiếp sẽ ra đời từ nó, và với từng khoảnh khắc, bạn sẽ trở nên bộ phận hơn, phân mảnh hơn, phân chia hơn, chia chẻ hơn. Thế thì ai sẽ trưởng thành và làm sao người ta trưởng thành?

Người ta phải trở thành cái mà người ta đã là. Người ta phải đạt tới cái mà người ta được sinh ra với nó. Bạn phải trở thành cái là chính sự hiện hữu của bạn, chính cơ sở của sự hiện hữu - cho nên công việc là ngay lúc này đây. Việc trải qua khoảnh khắc này phải được dùng một cách mãnh liệt thế, được hấp thu một cách mãnh liệt thế... thế thì điều đó trở thành sự trưởng thành. Trưởng thành không phải là lí tưởng trong Đạo, nó là một sản phẩm phụ.

Và về duy linh thì Đạo bản thân nó không quan tâm chút nào - nếu bạn hỏi Lão Tử, ông ấy sẽ cười. Nếu bạn nói về duy linh thì ông ấy có thể tát vào mặt bạn, ông ấy có thể tống cổ bạn ra và nói với bạn, "Đi chỗ khác chơi. Chớ có đem những điều ngu xuẩn như thế tới ta." Tại sao? Bởi vì khoảnh khắc bạn nói duy linh thì bạn đã chia cuộc sống thành vật chất và tâm linh - còn ông ấy ủng hộ cái toàn bộ, cái toàn thể. Khoảnh khắc bạn nói duy linh, bạn đã lên án cái gì đó trong vật chất, trong thân thể, trong thế giới. Chính từ "duy linh" mang nghĩa kết án trong nó, sự phân chia.

Bạn có thể thấy những người coi mình là duy linh; trong mắt họ bạn có thể thấy sự kết án. Đừng tới rất gần họ, họ mang tính độc; trong chính hơi thở của họ có sự nguy hiểm và tiêm nhiễm. Trốn thoát khỏi họ! Bất kì khi nào bạn thấy người duy linh tiến tới mình thì chạy nhanh hết sức, bởi vì người đó ốm yếu. Người đó loạn thần kinh sâu sắc, người đó tinh thần phân liệt, bởi vì người đó đã chia cuộc sống thành hai, mà cuộc sống thì là một toàn thể không phân chia; nó không thể bị phân chia được.

Cuộc sống không phải là linh hồn, cuộc sống không phải là thân thể, cuộc sống là cả hai. Bạn không là thân thể và linh hồn, bạn là thân thể linh hồn. Cái "và" đó là nguy hiểm, vứt nó đi. Tôi đã thấy những người đã vứt cái "và" đó đi nhưng dầu vậy khi họ nghĩ về thân thể linh hồn họ vẫn không thể làm cho nó thành một từ, họ đặt dấu gạch ngang nhỏ thay cho "và" giữa hai từ này. Ngay cả cái gạch ngang đó cũng nguy hiểm, vứt cả nó nữa đi. Làm thân thể linh hồn là một từ. Nó là một. Làm vật chất tâm trí là một; làm thế giới này và thế giới kia là một. Để cho Thượng đế của bạn ở đây, xuống trong vật chất, và để vật chất của bạn dâng lên cao và đi vào trong Thượng đế. Thế thì làm sao bạn có thể nói về duy linh được?

Tại Ấn Độ căn bệnh này là rất cổ, căn bệnh duy linh. Mọi người tới tôi, những người duy linh. Không biết tôi một cách đúng đắn, đôi khi, họ tới tôi nhầm chỗ. Họ nói về duy linh của mình và trong liền một hơi họ nói về chủ nghĩa duy vật của người khác. Chính việc nói sáo rỗng ở Ấn Độ là phương Tây duy vật còn phương Đông duy linh. Điều này là vô nghĩa. Đây chỉ là tâm trí mù quáng, phân liệt. Nó nảy sinh từ sự phân chia giữa thân thể và linh hồn - thế thì mọi thứ sẽ bị phân chia, thế thì cả cuộc sống bạn bao giờ cũng mang sự phân chia. Ngay cả thân thể cũng bị phân chia thành hai: thân thể cao hơn là cái gì đó cao thượng hơn, còn dưới rốn thân thể thấp hơn là cái thấp kém hơn thực sự - thấp kém như một đánh giá. Thân thể và linh hồn bị phân chia, thế rồi thân thể cũng bị phân chia: phần thấp hơn bằng cách nào đó là bẩn thỉu, phần cao hơn của thân thể là linh thiêng, thiêng liêng. Trong thực tế thân thể của bạn có phân chia bên trong nó ở đâu? Bạn có thể đánh dấu chỗ từ đó thân thể trở nên thấp kém không? Máu tuần hoàn khắp thân thể, cùng máu ấy. Toàn bộ thân thể là một mạng lưới, làm sao bạn có thể phân chia được nó? Và với những người phân chia, bảo họ, "Cắt bỏ thân thể thấp kém của anh đi và sống với phần cao thượng. Thế thì chúng ta sẽ thấy." Họ sẽ chết ngay lập tức.

Đó là điều xảy ra cho người duy linh, họ là những người chết. Điều này đã là quan sát của tôi: rằng thậm chí người duy vật cũng còn sống động hơn là người duy linh của bạn, bởi vì người duy vật sâu bên dưới cảm thấy rằng một ngày nào đó họ sẽ cố gắng trở thành người duy linh nữa. Họ không kết án. Thay vì thế, ngược lại, họ cảm thấy tự kết án bên trong mình, một mặc cảm, rằng họ không đi tới đền thờ mà tới nhà thổ; rằng họ không đi tới lời cầu nguyện mà họ  đi tới buổi ca hát, buổi nhảy. Họ biết rằng họ đang làm điều gì đó sai, họ cảm thấy xấu hổ. Cho nên có khả năng cho họ bởi vì bản ngã cảm thấy bị tổn thương. Nhưng người duy linh là người bản ngã. Trong thực tế, khái niệm Thượng đế đã do những người bản ngã lớn nhất thế giới tạo ra - để kết án người khác và để ca ngợi bản thân họ.

Thượng đế là toàn bộ, nhưng Thượng đế của cái gọi là những người duy linh thì  không toàn bộ. Thượng đế của họ chỉ là một trừu tượng, một tư tưởng, một tư tưởng thuần tuý không có cuộc sống trong nó.

Lão Tử không duy linh theo nghĩa đó, và ông ấy sẽ không cho phép bất kì tính duy linh nào trong chứng kiến của mình. Ông ấy đơn giản ủng hộ cái toàn thể; ông ấy đơn giản ủng hộ không phân chia. Tôi cũng ủng hộ không phân chia. Khi tôi điểm đạo cho bạn thành tâm linh, tôi điểm đạo bạn thành mang tính sannyas thì tôi không điểm đạo bạn thành duy linh, tôi điểm đạo bạn vào trong cuộc sống của cái toàn thể - tôi đang cố gắng làm cho bạn thành linh thiêng, chứ không duy linh. Và nhớ với linh thiêng tôi bao giờ cũng ngụ ý cái toàn thể, trong đó bạn sẽ sống một cuộc sống được tích hợp - một cuộc sống tích hợp hữu cơ của thân thể, linh hồn, thế giới, Thượng đế, bãi chợ và thiền; một cuộc sống tích hợp nơi phân chia không tồn tại; một năng lượng tuôn chảy, không đóng hộp. Tôi không muốn bất kì cái ngăn đóng kín không khí nào trong sự hiện hữu của bạn. Sự hiện hữu của bạn nên linh động. Bạn nên dũng cảm, dũng cảm tới mức thậm chí tội nhân cũng có thể tồn tại bên cạnh thánh nhân trong bạn, và thánh nhân thì không sợ còn tội nhân thì không cảm thấy bị kết án. Khi tội nhân và thánh nhân của bạn tới ngày một gần hơn rồi một hôm trở thành một, bạn đã trở thành linh thiêng. Thế thì bạn đã không chối bỏ điều gì, bạn không là người nói-không, bạn đã nói có với cái toàn thể của cuộc sống như nó hiện thế, không điều kiện nào kèm theo. Bạn đã nói có với toàn thể cuộc sống - điều này với tôi là con người tôn giáo là gì.

Và cùng điều đó cũng đúng cho Lão Tử: ông ấy không bận tâm tới trưởng thành, trưởng thành sẽ lấy quá trình riêng của nó - bạn chỉ sống khoảnh khắc này. Ông ấy không bận tâm về duy linh - bạn chỉ sống toàn bộ, và duy linh sẽ tự nó chăm nom. Nó sẽ tới - nó là việc nở hoa, không phải là kỉ luật.

Khi người ta là toàn bộ, cuộc sống nở hoa - và việc nở hoa đó là duy linh. Duy linh không phải là thái độ, nó không phải là kỉ luật. Nó là kết quả của một cuộc sống được sống một cách toàn bộ, vui vẻ, vui sướng; của một cuộc sống không phàn nàn; của một cuộc sống được sống dũng cảm, mãnh liệt. Thế thì việc nở hoa này xảy ra.

Câu hỏi thứ năm:

Thầy đã nói về quân bình, điểm gặp gỡ, sự pha trộn của các cái đối lập - nhưng dường như là một điểm vô thời gian và vô hình. Thế thì làm sao con là người của thời gian  có thể biết nó được?

 

Bạn vừa là thời gian và vô thời gian, bằng không thì quân bình đã không thể nào được đạt tới. Nhưng bạn đã biết chỉ mỗi phần của sự hiện hữu của mình - phần đó là thời gian. Nếu bạn biết toàn bộ sự hiện hữu của mình, bạn biết cả phần vô thời gian nữa. Với cái toàn thể không có thời gian. Thời gian là khái niệm tương đối, nó tồn tại chỉ cho những người không mang tính toàn thể. Điều này phải được hiểu - nó là điểm tinh tế và rất phức tạp. Thời gian là một trong những vấn đề uyên thâm nhất.

Thánh Augustine nói, "Tôi biết thời gian là gì khi không ai hỏi tôi, nhưng khi ai đó hỏi thì tôi  không biết." Mọi người đều biết thời gian là gì nếu không ai hỏi; nếu ai đó cứ nài nỉ định nghĩa điều đó, giải thích thời gian là gì, thế thì bạn đâm ra lúng túng. Bạn đã dùng nó, mọi khoảnh khắc bạn đều nói về nó và bạn có một cảm giác tinh tế về nó, nó là gì, nhưng khi bạn muốn phát biểu nó ra bạn lại lúng túng.

Thời gian là một trong những vấn đề uyên thâm nhất. Cố hiểu đi. Thời gian là tương đối - điều đầu tiên cần được hiểu - nó không phải là gì cái tuyệt đối. Với toàn thể vũ trụ thì không có thời gian bởi vì nó không thể di chuyển từ điểm này sang điểm khác; cả hai điểm đều trong nó. Nó chứa tất cả - quá khứ, hiện tại, tương lai. Nếu nó không chứa tương lai, làm sao tương lai có thể tồn tại được? Cái toàn thể không thể đi vào trong thời gian bởi vì nó chứa cả thời gian nữa. Thời gian là một phần của sự tồn tại của nó. Đó là lí do tại sao chúng ta nói về cái toàn thể rằng nó sống trong vĩnh hằng: vĩnh hằng nghĩa là vô thời gian, không có thời gian trong nó. Quá khứ, tương lai, hiện tại - tất cả đều được bao hàm trong nó.

Thời gian tồn tại cho chúng ta bởi vì chúng ta sống như các bộ phận. Không gian tồn tại cho chúng ta bởi vì chúng ta sống như các bộ phận. Chúng là hiện tượng tương đối. Với cái toàn thể, không gian không tồn tại bởi vì nó được chứa trong cái toàn thể. Nó không thể đi đâu khác được, bởi vì chẳng có chỗ nào khác cả. Toàn thể không gian là trong cái toàn thể. Nó có thể đi đâu được? Nó tồn tại ở đây và bây giờ; bằng không thì đã chẳng bao giờ có hoàn cảnh này.

Và bạn là cả hai. Nếu bạn sống một cuộc sống bị phân chia, nếu bạn sống một cuộc sống bộ phận, nếu bạn sống nửa ngủ, gần như ngủ, thế thì bạn sống trong thời gian. Nếu bạn sống một cuộc sống thức tỉnh đầy đủ, thì bỗng nhiên bạn sống trong vĩnh hằng, vô thời gian. Bạn đã trở thành cái toàn thể; bây giờ không thời gian nào tồn tại cho bạn.

Một nhà huyền môn người Đức, Eckhart, đang trên giường chết.

Một đệ tử - một người hay hỏi, tò mò, một sinh viên triết học - hỏi ông ấy, "Thưa thầy, con biết rằng thầy đang chết, nhưng con muốn một câu hỏi được trả lời trước khi thầy rời khỏi thân thể, bằng không thì nó sẽ ám ảnh cả đời con."

Eckhart mở mắt ra và nói, "Câu hỏi của anh là gì?"

Người này nói, "Khi thầy chết, thầy sẽ đi đâu?"

Eckhart nói, "Không cần đi đâu cả." Và ông ấy nhắm mắt  và chết.

"Không cần đi đâu cả," ông ấy đã nói. Tôi cho rằng việc tìm hỏi của người này không được thoả mãn nhưng một câu trả lời hay đã được trao. Nó cần việc hiểu rất sâu. Eckhart đã nói, "Không cần đi đâu cả." Điều đó nghĩa là: bây giờ ta ở mọi nơi. Cần gì mà phải đi đâu nữa?

Phật đã được hỏi cùng câu hỏi đó lặp đi lặp  - khi vị phật chết, ông ấy đi đâu? Phật bao giờ cũng cười và giữ im lặng.

Vào khoảnh khắc cuối câu hỏi đó  được nêu ra và Phật nói, "Đem cây nến nhỏ lại đây."

Cây nến được đem tới và Phật nói, "Thắp nến lên."

Cây nên được thắp lên và thế rồi Phật nói, "Đem nó lại gần ta."

Cây nến được đem tới ngày một gần hơn và thế rồi bỗng nhiên ông ấy thổi tắt nó đi và nói, "Ta hỏi các ông ánh sáng của cây nến đã đi đâu rồi; ngọn lửa đã đi đâu rồi?" Các đệ tử đều lúng túng.

Trong tiếng Phạn việc dừng lại của ngọn lửa được gọi là niết bàn. Cho nên Phật đã nói, "Giống như thế này, khi Phật chết, ông ấy biến mất. Ông ấy trở thành một với cái toàn thể. Cho nên ông ấy đi đâu thành chẳng liên quan, bởi vì cái toàn thể còn có thể đi đâu được? Ngọn lửa này đã đi đâu? Nó đã trở thành một với cái toàn thể. Bây giờ nó không tồn tại như một ngọn lửa độc lập nữa, tính cá nhân đã bị loại bỏ."

Đó là lí do tại sao từ niết bàn lại trở thành quan trọng nhất trong thuật ngữ Phật giáo. Nó có nghĩa là việc dừng lại của ngọn lửa, việc dừng lại toàn bộ của ngọn lửa. Nó còn lại bởi vì bất kì cái gì cũng đều còn lại, nhưng bạn không thể tìm thấy nó. Bạn sẽ tìm thấy ngọn lửa không còn nữa đó ở đâu? Tính cá nhân đã bị mất, hình dạng bị mất. Bạn sẽ tìm thấy nó ở đâu? Nhưng bạn có thể nói được nó không còn nữa không? Nó hiện hữu, bởi vì làm sao một thứ mà lại không còn nữa được? Nó biến mất, tất nhiên; trở thành một với cái vô hình, tất nhiên; trở thành một với cái toàn thể, tất nhiên - nhưng nó hiện hữu. Bây giờ nó tồn tại như cái toàn thể.

Bạn có cả hai khả năng này. Bạn có thể sống trong thời gian, thế thì bạn sống như tâm trí. Tâm trí là thời gian. Bởi vì tâm trí phân chia cuộc sống thành quá khứ, hiện tại, tương lai. Tâm trí là nhân tố phân chia. Nó là người phân tích lớn lao, nhà giải phẫu lớn lao. Nó giải phẫu mọi thứ. Bạn có thể sống cuộc sống qua tâm trí, thế thì bạn sống trong thời gian. Nhưng bạn có thể sống cuộc sống một cách trực tiếp, bạn có thể sống cuộc sống ngay tức khắc, không tâm trí. Bạn có thể gạt tâm trí sang bên, thế thì bạn sống cuộc sống một cách vô thời gian, một cách vĩnh hằng. Nó bao giờ cũng có đó.

Quá khứ là cái mà hiện tại bạn không thể thấy được, còn tương lai là cái mà bạn chưa thể thấy được. Quá khứ là cái mà hiện tại đã trôi qua bên ngoài bạn, bên ngoài cảm nhận của bạn; tương lai là cái mà hiện tại còn chưa tới bên trong các giới hạn của nhận biết của bạn.

Nghĩ về một thí dụ nhỏ. Bạn đợi ai đó dưới gốc cây cao lớn. Bạn có thể nhìn ra con đường nhưng có giới hạn. Bạn có thể nhìn quãng hai trăm mét về phía này, hai trăm mét về phía kia, và thế rồi con đường biến mất. Người khác ngồi ở cây ấy, trên ngọn cây. Người đó có thể thấy xa hơn. Người đó có thể thấy một dặm theo hướng này, một dặm theo hướng kia.

Bạn đang đợi một người bạn. Người bạn xuất hiện - không phải cho bạn, mà cho người đang ngồi trên đỉnh cây. Khoảnh khắc người bạn đó xuất hiện trên đường thì người đó đã trở thành hiện tại cho người trên ngọn cây, nhưng với bạn thì người đó vẫn trong tương lai - người đó vẫn còn chưa xuất hiện trên đường. Chừng nào mà người đó còn chưa tới trong biên giới cảm nhận của bạn thì người đó vẫn không trong hiện tại. Người đó là tương lai. Quá khứ, tương lai và hiện tại là tương đối; nó phụ thuộc vào chiều cao của bạn và nơi bạn hiện hữu.

Đó là lí do tại sao người Jaina cứ khăng khăng rằng Mahavira biết tất cả ba thời của thời gian - bởi vì chiều cao của ông ấy. Ông ấy có thể thấy từ đầu nọ tới đầu kia, chẳng cái gì bị che khuất với ông ấy. Cho nên bất kì cái gì bạn nghĩ là quá khứ thì vẫn là hiện tại với ông ấy, và bất kì cái gì bạn nghĩ là tương lai thì cũng là hiện tại với ông ấy.

Thế rồi người bạn xuất hiện - bạn nói với người đó rồi người đó đi tiếp. Sau hai trăm mét người đó biến mất với bạn, người đó đã trở thành quá khứ. Nhưng với người ngồi trên ngọn cây thì người đó vẫn là một phần của hiện tại. Điều đó tuỳ thuộc vào tầm hiểu biết của bạn rộng thế nào. Nếu tầm của bạn là toàn bộ, thế thì không có thời gian. Thế thì bạn có thể thấy đầu nọ tới đầu kia. Thế thì mọi thứ của quá khứ cũng là hiện tại - ngay bây giờ. Thế thì mọi thứ sắp xảy ra trong tương lai cũng là hiện tại - ngay bây giờ. Thế thì không có quá khứ, không tương lai; chỉ hiện tại tồn tại. Chỉ một khoảnh khắc của hiện tại tồn tại - khoảnh khắc đó là vĩnh hằng.

Bạn có cả hai khả năng này. Bạn có thể tồn tại qua tâm trí, thế thì bạn bị hạn chế. Nó cũng hệt như bạn đang nhìn từ một cửa sổ hướng lên trời - thế thì cái khung cửa sổ trở thành khung bầu trời. Cái khung của tâm trí trở thành cái khung của thế giới của bạn. Thế rồi bạn nhảy ra khỏi cửa sổ đó; bạn bước ra dưới toàn thể bầu trời. Bây giờ không có khung nữa.

Trong hội hoạ Pháp một trường phái mới đang nảy sinh, trường phái hội hoạ không khung. Nó là một hiện tượng đẹp, bởi vì tất cả các khung đều là giả. Trong cuộc sống mọi thứ tồn tại mà không có khung, nhưng khi bạn vẽ bức tranh thì bạn đặt khung vào nó. Cái khung đó là cái giả dối nhất. Và điều kì cục là ở chỗ đôi khi mọi người  mua những cái khung đẹp và được trang trí đến mức thậm chí bức tranh cũng không đắt bằng cái khung. Cái khung còn đắt và quí giá hơn - và cái khung là giả. Cuộc sống tồn tại không có khung. Bạn có thấy cuộc sống ở nơi đâu có khung không? Nhưng bạn lấy một bức tranh; ngay lập tức cái khung đi vào sự tồn tại. Cái khung là giả. Mọi khung đều từ tâm trí; tâm trí đem khung tới mọi thứ vô khung, vô hình dạng.

Bạn có thể là cả hai, điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Trong thiền sâu, tâm trí không còn tham dự nữa. Nó vận hành lúc ban đầu nhưng dần dần, khi bạn không nghe nó, nó dừng việc huyên thuyên lại. Thấy rằng không ai bận tâm, thấy rằng không ai chú ý, nó dừng lại.

Tâm trí cũng giống như đứa trẻ. Bạn có thấy đứa trẻ làm điều này không? Nếu nó ngã, đầu tiên nó nhìn vào mẹ nó, để xem liệu mẹ nó có quanh quanh đâu đấy hay không. Nếu mẹ nó có đấy, nó khóc. Nếu mẹ nó không có đấy, phỏng có ích gì? Thế thì nó đơn giản đứng dậy, bắt đầu chơi  bởi vì phỏng có ích gì - chẳng ai để ý cả. Chẳng ai bận tâm trừ phi người mẹ có đó. Và đôi khi điều xảy ra là sau nửa giờ người mẹ xuất hiện và nó bắt đầu khóc. Bây giờ điều đó là ngớ ngẩn, nhưng theo một cách nào đó thì  logic. Bởi vì phỏng có ích gì mà kêu khóc khi mẹ không có đó? Thậm chí bạn có bị thương thì cũng chẳng ích gì. Khi mẹ tới bây giờ vết thương không còn nữa, nhưng kêu khóc vì vết thương không còn nữa vẫn có ý nghĩa bởi vì nó trông đợi sự chú ý!

Tâm trí giống như đứa trẻ nhỏ. Nếu bạn chú ý thì nó kêu. Nếu bạn chú ý thì nó tạo ra vấn đề. Nếu bạn chú ý thì nó cứ tiếp diễn mãi, không có sự chấm dứt cho nó. Nếu bạn không chú ý, thì bỗng nhiên đứa trẻ hiểu mẹ đi rồi, và thế thì nó dừng lại. Khi tâm trí dừng lại, bạn hiện hữu ngay lập tức, thế thì bạn đối diện trực tiếp với thực tại. Thế thì không có kẻ trung gian ở giữa, không ai tô mầu nó. Thế thì cảm nhận là trong trẻo, thuần khiết - và bạn là trong vĩnh hằng.

Câu hỏi thứ sáu:

Bản ngã có thể tự tử được không?

 

Không, bởi vì nó không có. Để tự tử thì nó cần phải có đó. Để tôi diễn đạt theo cách khác: cái bóng có thể tự tử được không? Cái bóng không thể tự tử được bởi vì cái bóng không tồn tại. Nếu bạn tự tử, nếu bạn chặt đầu mình, thế thì cái bóng sẽ không đầu. Nó đơn giản theo bạn. Bản ngã chỉ là cái bóng, nó không thể tự tử được. Nếu bạn chặt đầu mình, thì bản ngã tự tử - không phải nó tự tử, điều đó xảy ra.

Cố hiểu rằng bản ngã không thực chất; bản ngã chỉ như cái bóng. Thân thể di chuyển - cái bóng được tạo ra, cái bóng vật lí; tâm trí di chuyển - cái bóng tâm trí được tạo ra. Cái bóng tâm trí đó là bản ngã. Khi tâm trí dừng lại, không có bản ngã, khi tâm trí không vận hành, không có bản ngã. Khi tâm trí vận hành, bản ngã có đó; nếu tâm trí vận hành quá nhiều, bản ngã có đó quá nhiều. Đó là lí do tại sao bạn sẽ thấy: những người làm việc với cái đầu quá nhiều thường bản ngã hơn bất kì ai khác. Brahmins, học giả, giáo sư, cái gọi là giới trí thức - họ có bản ngã tinh vi nhất. Các trí thức, nhà văn, nhà thơ, triết gia - họ có bản ngã tinh vi nhất. Họ không là gì ngoài bản ngã - quá nhiều cái đầu.

Những người làm việc thủ công, người được gọi về mặt kĩ thuật là thủ công, là những người khiêm tốn. Đi thăm một làng nhỏ những nông dân, công nhân, người lao động, người làm việc thủ công mà xem. Họ là những người khiêm tốn.

Có một câu chuyện về Khổng Tử. Câu chuyện này cũng cổ như Lão Tử vậy.

Khổng Tử du hành, đi qua một làng, và ông ấy thấy một ông già, một người rất già, đang kéo nước giếng lên và tưới cho cánh đồng. Đấy là công việc nặng nhọc và mặt trời thì thiêu đốt nóng bỏng. Tưởng rằng ông già này dường như không nghe nói bây giờ có máy móc có thể kéo được nước lên - bạn có thể dùng ngựa hay bò thay cho người để kéo nước lên dễ dàng hơn - cho nên Khổng Tử đi tới ông già này và nói, "Ông không nghe nói rằng bây giờ có máy rồi à? Nước có thể được kéo lên từ giếng rất dễ dàng và công việc mà ông làm trong mười hai giờ thì có thể được làm trong nửa giờ. Ngựa có thể làm điều đó. Tại sao ông  làm việc quá sức không cần thiết nhiều thế? Ông là một ông già." Ông ấy phải đã chín mươi tuổi rồi.

Người này nói, "Làm việc thủ công bao giờ cũng tốt bởi vì bất kì khi nào các thiết bị tinh ranh được dùng thì tâm trí tinh ranh  nảy sinh. Trong thực tế chỉ tâm trí tinh ranh mới dùng thiết bị tinh ranh. Ông đừng làm hư ta. Ta là người già, để ta chết hồn nhiên như ta đã được sinh ra. Làm việc thủ công là tốt. Người ta vẫn còn khiêm tốn."

Khổng Tử quay  với các đệ tử của mình. Các đệ tử hỏi, "Thầy nói gì với ông già đó thế?"

Khổng Tử nói, "Dường như ông ta là đệ tử của Lão Tử. Ông ta đập ta tới số, và luận cứ của ông ta dường như có vẻ đúng."

Khi bạn làm việc thủ công, không cái bóng nào của cái đầu phát sinh, con người vẫn còn khiêm tốn, hồn nhiên, tự nhiên. Khi bạn bắt đầu dùng các thiết bị tinh ranh, cái đầu bước vào. Những người làm việc với cái đầu về mặt kĩ thuật được gọi là trưởng: thư kí trưởng, hiệu trưởng - họ được gọi là trưởng. Đừng là trưởng. Ngay cả là một thư kí cũng quá tồi, còn là thư kí trưởng ... thì hết mức. Là thầy cũng đủ là địa ngục, nhưng là hiệu trưởng... cố làm việc thủ công đi. Và việc thủ công thì bị kết án bởi vì chúng không tinh ranh, không đủ cạnh tranh; chúng dường như nguyên thuỷ. Cố làm nhiều việc thủ công và bạn sẽ thấy rằng càng ít cái bóng nảy sinh.

Bản ngã không thể tự tử được bởi vì nó không có. Nếu bạn tự tử, đó là điều tôi gọi là samadhi, đó là điều tôi gọi là thiền cuối cùng. Nếu bạn tự tử - điều đó có nghĩa là nếu bạn biến mất, bạn trở thành không ai cả - thì không tạo ra cái bóng nào.

Ngày xưa đã có tin đồn rằng bất kì khi nào một người trở thành vị phật thì không có cái bóng nào từ thân thể người đó. Điều này phải là biểu tượng. Nó rất có ý nghĩa. Nó không ngụ ý rằng khi vị phật bước đi trên đất thì không tạo ra cái bóng nào - bóng vẫn được tạo ra, nhưng bên trong không có cái bóng nào cả. Ông ấy di chuyển, ông ấy làm việc, ông ấy làm mọi việc, nhưng người làm không nảy sinh. Đấy là cách cái bóng không tạo ra. Nếu cần ông ấy thậm chí vẫn nghĩ, nhưng người nghĩ không nảy sinh; đấy là cách cái bóng không tạo ra. Ông ấy sống, nhưng ông ấy không phải là người thao túng, người kiểm soát. Ông ấy tuôn chảy, cuộc sống của ông ấy là tự phát. Ông ấy thậm chí không bơi, ông ấy đơn giản trôi nổi với dòng sông. Ông ấy không thúc ép dòng sông, ông ấy đơn giản để bản thân mình trong việc buông bỏ. Ông ấy là việc để cho sự hiện hữu có đó. Ông ấy nổi. Ông ấy để cho dòng sông làm mọi việc, thế thì cái bóng không được tạo ra; bản ngã biến mất.

Đừng đánh nhau trực tiếp với bản ngã. Nếu bạn làm điều đó thì bạn sẽ thất bại, bởi vì không ai có thể đánh nhau trực tiếp với cái bóng được. Nếu bạn phải làm điều gì đó với cái bóng thì bạn sẽ phải làm điều gì đó với sự hiện hữu của mình. Cái gì đó là sai, một khái niệm sai. Bạn là vô hiện hữu bên trong - nhận ra ngày càng nhiều tính hổng bên trong, cái trống rỗng, và bỗng nhiên một ngày nào đó bạn sẽ thấy bản ngã đã rời bỏ bạn. Trong thực tế bạn sẽ thấy nó chưa bao giờ có đó cả, bạn có một quan niệm sai, bạn trong ảo tưởng. Nó là ảo ảnh. Nó không có đó, nó chỉ dường như có đó thôi; nó không phải là thực tại, nó là giấc mơ - trong thực tế, là cơn ác mộng.

Câu hỏi thứ bẩy:

Một người sống các trạng thái giận dữ và từ bi thì có thể cũng sống trạng thái của yêu và ghét được không?

 

Được. Khi một người là toàn bộ, người đó là toàn bộ - vô điều kiện. Nhưng cái ghét của người đó có phẩm chất khác, cái ghét của người đó thậm chí còn đáng yêu hơn cái yêu của bạn và cái giận của người đó thậm chí còn từ bi hơn từ bi của bạn. Bởi vì người đó sống một cách toàn bộ nên mọi thứ đều mang phẩm chất mới. Bất kì điều gì người đó làm, nó đều khác. Bạn không thể phán xét người đó từ phía mình bởi vì bạn không biết tính toàn bộ nghĩa là gì. Bạn biết ghét, bạn biết yêu - đôi khi bạn đã yêu, bạn có thoáng nhìn về nó, đôi khi bạn đã ghét, bạn có thoáng nhìn về nó - nhưng bạn chưa bao giờ toàn bộ cả. Nếu bạn toàn bộ thì yêu của bạn khác: yêu của bạn có mãnh liệt của ghét. Bạn đã bao giờ quan sát sự kiện rằng yêu của bạn chưa bao giờ có mãnh liệt của cái ghét không? Khi bạn ghét một người thì bạn ghét thật sự. Khi bạn yêu, bạn yêu vừa vừa. Khi bạn yêu bạn chưa bao giờ đặt bản thân mình vào nó một cách hoàn toàn. Nhưng khi bạn ghét, bạn ghét thực sự mãnh liệt - bạn đã bao giờ quan sát sự kiện rằng từ bi của bạn là bất lực, có thể chỉ là mẽ ngoài, mặt nạ, nhưng giận dữ của bạn thì thật không?

Tất cả những cái sai thì dường như thực và tất cả những cái đẹp dường như giả. Khi một người là toàn bộ thì yêu của người đó cũng mãnh liệt như ghét. Và khi một người của toàn bộ mà ghét, cái ghét của người đó cũng mang cái yêu toàn bộ trong nó - người đó có thể ghét chỉ bởi vì người đó yêu, và người đó có thể giận dữ chỉ bởi vì người đó có từ bi.

Không, điều đó là khó. Nó sẽ tạo ra lẫn lộn sâu sắc trong bạn bởi vì ngay bây giờ bạn không thể hiểu được nó, ngay bây giờ hiểu biết của bạn không chín muồi cho nó. Bạn sẽ phải thử nó.

Vứt bỏ hờ hững. Điều đó cần dũng cảm. Dũng cảm lớn nhất là cần tới để sống một cuộc sống của tính toàn bộ bởi vì thế thì người ta chẳng bao giờ biết cái gì sắp xảy ra. Và bạn bao giờ cũng sợ. Bạn yêu một người; bạn sợ giận dữ với người đó bởi vì bạn không biết thực sự liệu bạn có yêu hay không. Bạn không biết thực sự liệu tình yêu sẽ có khả năng chịu đựng giận dữ không. Liệu có khả năng tình yêu sẽ tồn tại qua giận dữ không? Cho nên bạn phải kìm nén giận dữ, bởi vì bạn sợ. Bạn không thật chắc chắn rằng tình yêu của bạn có đó. Bạn có cảm giác nào đó - có thể nó có, có thể nó không - một cảm giác mơ hồ. Bạn sống trong làn sương mờ, bao giờ cũng bị bao quanh bởi khói; chẳng cái gì là rõ ràng, cảm nhận của bạn bao giờ cũng bị u ám. Cho nên bạn sợ: giận dữ thế này có thể làm tan biến toàn bộ mối quan hệ, có thể phá huỷ toàn bộ mối quan hệ. Không được! Phải kìm nén cơn giận! Thế rồi bạn kìm nén giận dữ; giận dữ trở thành một phần của bạn - thế thì khi bạn yêu; trong yêu của bạn giận dữ cũng bước vào.

Quan sát hai người yêu làm tình mà xem. Bạn sẽ thấy rằng có bạo hành. Hành động yêu không duyên dáng. Nhìn mặt người đàn ông đang làm tình mà xem - dường như anh ta sắp giết người đàn bà. Có thể đó là lí do tại sao đàn bà bao giờ cũng nhắm mắt trong khi bạn làm tình với họ: tốt hơn cả là không nhìn vào điều người đàn ông này đang sắp là hay sắp làm. Toàn bộ sự việc dường như xấu xí. Méo mó hiện lên khuôn mặt - duyên dáng đáng phải tới, nhưng méo mó  hiện lên khuôn mặt. Những khuôn mặt trông thường thì đẹp lại trở thành xấu, dường như người ta đang trải qua khổ nào đó, dường như đấy không phải là niềm cực lạc mà là khổ. Nhìn mặt người đàn bà: mặt trở nên méo mó, tất cả mọi trang điểm của cô ấy đều đi đâu mất. Khuôn mặt này dường như không còn đẹp nữa. Và cô ấy dường như trong một loại đau đớn nào đó - đang kìm nén nó.

Thậm chí trong khi làm tình, mọi người cũng sợ rằng nếu họ thực sự toàn bộ thì có điểm nguy hiểm. Toàn bộ tâm trí của họ bật đèn đỏ: Dừng lại! Đừng đi thêm nữa! Bởi vì tất cả những cái họ đã kìm nén có thể bật ra bất kì lúc nào, nó có đó đang gõ cửa của họ: Cho phép chúng tôi! Cho nên họ không thể thảnh thơi cả trong yêu, bởi vì thảnh thơi có thể có chỉ khi vô điều kiện. Không có thảnh thơi có điều kiện.

Nếu bạn thảnh thơi, bạn thảnh thơi cho yêu, bạn thảnh thơi cho giận, bạn thảnh thơi cho ghét. Điều đó cũng giống như khi bạn mở cửa, bạn mở nó cho kẻ thù cũng nhiều như bạn mở cho bạn bè. Nếu bạn để cửa mở trong đêm, có mọi khả năng bạn bè có thể tới - kẻ thù cũng vậy. Cho nên bạn đóng cửa. Nhưng cửa đóng là đóng cho cả hai, đóng cả với bạn lẫn thù.

Bạn chưa bao giờ có khả năng giận dữ thật sự, đích thực. Bạn không thể yêu một cách đích thực. Khi bạn là toàn bộ, bạn làm mọi thứ một cách đích thực dù bất kì hậu quả gì, đừng bao giờ nghĩ tới hậu quả.

Đây là toán học của tôi về cuộc sống - nếu bạn sống một cách toàn bộ, dù bất kì hậu quả gì, nó bao giờ cũng tốt. Dù bất kì cái gì! Nó bao giờ cũng tốt. Còn nếu bạn sống cuộc sống manh mún, dù bất kì hậu quả gì, nó bao giờ cũng xấu.

Bạn có thể thấy từ cuộc sống của mình rằng bạn đã sống một cuộc sống rất lịch sự, một hiện tượng hờ hững, không lạnh cũng chẳng nồng. Điều gì đã xảy ra? Chẳng cái gì cả, gần như không cái gì. Bạn đã phí hoài bản thân mình. Bạn đừng phí hoài thêm nữa. Chân thực đi. Có nguy cơ nguy hiểm trong việc chân thực, bằng không thì mọi người đã trở thành đích thực. Có nguy hiểm, bằng không thì tại sao  nhiều người không chân thực thế? - hèn nhát, sợ hãi, cố gắng thao túng bằng cách nào đó.

Một cuộc sống thoải mái chút ít... Nếu bạn muốn sống thoải mái, thế thì tốt hơn cả là kẻ hèn nhát đi. Nhưng sống thoải mái chẳng là gì ngoài chết thoải mái. Sống thực thiêu cháy cả hai đầu. Nó là ngọn lửa - bao giờ cũng được bao quanh bởi nguy hiểm, nguy hiểm bao quanh bạn. Khi cái chết bao quanh bạn, thì nguy hiểm bao quanh bạn. Chỉ trong hoàn cảnh đó sống mới đi tới đỉnh của nó.

Câu hỏi cuối cùng:

Mấy ngày trước đây một con chim đã chết dưới chân thầy. Chúng tôi có thể, khi thời điểm của chúng tôi tới, đến và chết dưới chân thầy được không?

Sẽ không có nhu cầu để tới, tôi sẽ có đó. Nếu bạn thực sự yêu tôi và tin cậy vào tôi thì tôi sẽ có đó. Nhưng đừng chờ đợi cái chết. Nếu tôi đang cùng với bạn trong sống, chỉ thế thì tôi mới có thể cùng với bạn trong chết.

Sống là tiêu chuẩn. Chết là tột đỉnh. Bất kì cái gì trong cuộc sống đều lên tới đỉnh điểm trong cái chết, nó đi tới cao trào. Nếu bạn cảm thấy tôi trong cuộc sống của bạn, gần trái tim bạn, thế thì bạn sẽ thấy tôi hoàn toàn hiện diện trong cái chết của bạn. Sẽ không cần bạn phải tới, tôi sẽ tới.

Nhưng đừng đợi cái chết. Trước hết nó phải xảy ra trong cuộc sống. Tất cả những điều bạn muốn xảy ra trong chết thì bạn phải cho phép xảy ra trong sống, bởi vì sống là sự chuẩn bị cho cái chết. Và chết không bao giờ chống lại sống, nó đơn giản là sự hoàn thành. Tất cả những điều đã từng có trong cuộc sống đều đi tới đỉnh trong cái chết.


http://www.osho.com