Tác dụng chữa bệnh của đá quý (phần I)


KHÁI QUÁT

Mỗi loại đá quý khác nhau, nhất là những loại đá quý kết tinh (tức có dạng tinh thể nhất định khác với dạng thuỷ tinh) được ví như những cơ thể sống vô cơ chúng được sinh ra và lớn lên trong lòng đất và được kết tinh theo những quy luật rất chặt chẽ của vật lý, hoá học và tinh thể học. Chúng được ảnh hưởng bởi môi trường địa chất nơi chúng hình thành, kiểu nguồn gốc mà chúng được tạo nên. Trải qua nhiều triệu năm hình thành trong lòng đất ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, độ sâu lớn để có thể tồn tại chúng đã tích luỹ được những năng lượng tiềm tàng trong bản thân mỗi tinh thể. Do vậy, người ta tin rằng các loại đá quý đó có khả năng thu hút hoặc bù đắp năng lượng của con người. Đó chính là sự tương tác, trao đổi năng lượng giữa hai vật thể khác nhau vô cơ và hữu cơ, giữa đá và con người

Các bác sĩ chuyên về phương pháp chữa bệnh bằng đá cho rằng những viên đá có khả năng thu hút năng lượng từ suy nghĩ của con người, nên có tác dụng chữa bệnh. Người ta còn dùng những viên đá nhiều màu sắc, phản chiếu ánh sáng của thiên nhiên để làm tăng sức mạnh của cơ thể. Phương pháp này dựa trên sự hài hòa, trao đổi năng lượng giữa hai vật thể khác nhau, đó là đá và cơ thể con người. Dưới đây là một số loại đá quý và tính năng của chúng.


HỔ PHÁCH (AMBER)

Tính  chất  chung

Hổ  phách (còn gọi là huyết phách, minh phách) Hổ phách được người Trung Hoa sử dụng từ những năm 90 sau Công nguyên và được khai thác, buôn bán rộng rãi từ thế kỷ 13.

- Độ cứng: 2-2,5

- Mềm ở khoảng 1500C nóng chảy ở 250 - 3000C.                                                             

- Chiết suất: 1.54

- Tỷ trọng: 1.08

- Phát quang: trắng lục (sóng dài)

                    lục tươi (sóng ngắn)

- Bao thể: Thường là côn trùng bị bẫy, rêu, cành cây hoặc lá cây, ...Khối hổ phách trong suốt bọc côn trùng thường có giá rất cao, ngoài ý nghĩa sưu tập nó còn có ý nghĩa đối với các nhà sinh vật học và địa chất học. Ngoài ra có thể gặp các bao thể pyrit dạng tinh thể.


Tính chất chữa bệnh

Đông y cho rằng hổ phách có tác dụng an thần, định kinh, lợi tiểu..., đeo bên mình thường xuyên sẽ giúp tăng cường sức khỏe. Hổ phách thường được chế tác thành những đồ trang sức như nhẫn, vòng, hoa tai...

Căn phòng hổ phách nổi tiếng do vua nước Phổ là Friedrich Wilheim I tặng cho vua nước Nga Piere Đại đế được mệnh danh là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Nó được chạm trổ và dát toàn bằng hổ phách. Căn phòng được đặt trong Cung điện Mùa Đông, nhưng trong Chiến tranh thế giới thứ 2 đã bị phát xít Đức cướp đi. Số phận của căn phòng hổ phách ra sao hiện giờ vẫn là một bí mật.



Căn phòng hổ phách

THẠCH ANH (QUARTZ)

Tính chất chung

- Độ cứng :  7

- Tỷ trọng : 2,5 - 2,8

- Cát khai : Không có hoặc rất không hoàn toàn theo mặt thoi, vết vỡ vỏ sò.

- Chiết suất :  1,53 - 1,54

- Lưỡng chiết suất : 0,009

- Tính đa sắc : Thay đổi tuỳ thuộc vào màu của viên đá

- Tính phát quang : Loại rose quartz phát quang màu tím lam nhạt, các biến thể của thạch anh trơ dưới tia cực tím.

- Màu : Màu sắc của thạch anh rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là những thứ không màu, màu trắng sữa và màu xám và theo màu sắc thạch anh mang các tên khác nhau.



Tính chất chữa bệnh

Thạch anh được con người phát hiện từ gần 300.000 năm trước, là loại khoáng vật với nhiều biến thể có màu khác nhau tím, vàng, hồng, lam, lục, đỏ,… Từ xa xưa, thạch anh đã được coi là một loại đá có khả năng chữa bệnh. Thạch anh tím có thể chữa bệnh mất ngủ, giúp con người giữ được niềm tin và lòng dũng cảm. Trang sức đá thạch anh hồng giúp con người tăng cường thể lực và tinh thần. Nhiều loại đá thạch anh được dùng trong các thiết bị massage để day vào các huyệt đạo giúp lưu thông khí huyết và điều tiết năng lượng. Người Hy Lạp cổ sử dụng những chiếc cốc làm bằng đá thạch anh đỏ hoặc tím và cho rằng nó sẽ giúp lọc chất độc, hoặc uống rượu mà không bị say.

Đọc thêm:

- Tác dụng của các loại đá họ thạch anh

- Thạch anh tóc và tác dụng của nó

- Thạch anh (quartz)


EMERALD (NGỌC LỤC BẢO)

Tính chất chung

- Tỷ trọng: 2,67 - 2,78.

- Các tính chất khác giống beril

- Màu sắc: Emơrôt thường có màu lục tới lục đậm. Màu lục của emơrôt không gì sánh được vì thế được gọi riêng là "lục emơrôt". Nguyên nhân tạo màu lục là do Cr2O3, đôi khi là vanadi (Va). Màu sắc rất ổn định dưới tác dụng của ánh sáng và nhiệt, chỉ biến đổi nhiệt độ 700 - 8000C. Màu được ưa chuộng nhất là màu lục thắm, còn màu lục nhạt, vàng lục, lục tối ít chuộng hơn. Màu sắc trong viên đá thường phân bố không đều, mà tạo thành các sọc hoặc đám màu. Sắt cũng thường xuyên có mặt trong emơrôt và làm giảm sự phát quang của đá.

- Chỉ số chiết suất: 1,576 - 1,582.

- Lưỡng chiết: 0,006.

- Phổ hấp thụ: 6835, 6896, 6620, 6460, 6370, 6300, 5800, 4774, 4725.

- Tính phát quang: Phát quang màu đỏ. Dưới kính lọc Chelsea cũng cho màu đỏ. Sự phát quang này có thể bị giảm đi khi có mặt củ Fe, và có thể không phát quang.

- Đặc tính quang học: một trục âm.




Tác dụng chữa bệnh

Từ khoảng 2.000 năm trước, con người đã sử dụng ngọc lục bảo như một thứ tiền tệ để trao đổi và làm đồ trang sức. Những nhà tiên tri thường sử dụng ngọc lục bảo như một vật giúp họ tiên đoán được tương lai. Người ta cho rằng ngọc lục bảo có khả năng dự báo bệnh tật (màu sắc của ngọc lục bảo thay đổi tùy theo tình trạng sức khỏe của người đeo). Ó


SAPHIA (SAPPHIRE)

Tính chất chung

- Tỷ trọng: Saphia: 3,95 - 4,03 , thường là 3,99.
- Độ trong suốt: Từ trong suốt đến đục
- Ánh: Mặt vỡ thường có ánh thuỷ tinh; mặt mài bóng thường có ánh từ thuỷ tinh đến gần ánh lửa.
- Tính đa sắc: Saphia: mạnh; lam phớt tím/ lam phớt lục
Saphia vàng: yếu đến rõ; vàng/ vàng nhạt.
Saphia lục: mạnh; lục/ vàng lục
Saphia tím: mạnh; tím/ da cam

- Cát khai: Saphia không có cát khai, nhưng có thể tách theo một số hướng nhất định.
- Vết vỡ: vỏ sò.
- Độ cứng: Saphia có độ cứng tương đối là 9 (theo thang Mohs), chỉ đứng sau kim cương. Độ cứng của ruby, saphia cũng biến đổi theo các hướng khác nhau.
- Màu vết vạch: trắng

- Chiết suất: 1,766 - 1,774
- Lưỡng chiết suất: 0,008
- Độ tán sắc: 0,018
- Phổ hấp thụ: Saphia lam: màu lam: 4701, 4600, 4550, 4500, 3790.
- Các hiệu ứng quang học: Hiện tượng ánh sao là đặc trưng nhất, hiện tượng mắt mèo thì ít gặp hơn. Ngoài ra còn gặp hiệu ứng đổi màu (hiệu ứng Alexandrit), màu viên đá thay đổi từ lam đến tía hoặc hiếm hơn từ lục đến nâu phớt đỏ.


Tính chất chữa bệnh

Saphia có nhiều màu sắc được con người sử dụng từ 800 năm trước Công nguyên. Đá saphia có nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Himalaya. Áp suất và nhiệt độ lòng đất làm cho ôxit nhôm kết tinh thành những viên đá saphia đẹp màu trắng. Một lượng nhỏ các khoáng chất khác, chẳng hạn sắt và crôm, làm cho saphia có sắc xanh, đỏ, vàng, hồng, tím, da cam hoặc lục nhạt. Người xưa quan niệm đeo đá saphia sẽ ngăn được ma quỷ. Có thời kỳ các thầy thuốc cổ đại dùng saphia để chữa các chứng bệnh liên quan đến cơ, xương khớp, đau đầu, đau bụng, chảy máu cam...

Đọc thêm

- Ruby và saphia


TOPAZ

Tính chất chung

- Độ cứng: 8 thang theo Mohs.

- Tỷ trọng:  3,52 - 3,57 (trung bình 3,53 ± 0,04).

- Cát khai, vết vỡ: Hoàn toàn theo mặt cơ sở [001], vết vỡ vỏ sò.

- Màu sắc: Topaz thường không màu, màu lam, lam-lục giống màu aquamarin, màu vàng, còn hồng và đỏ thì hiếm.

- Chiết suất: Np=1,607-1,629; Ng=1,610-1,638; Nm=1.61-1.649.

- Lưỡng chiết: 0,008 - 0,01

- Ánh: topaz có ánh thuỷ tinh và có đặc tính trơn, nhưng có một chút ánh lửa.

- Độ tán sắc:  0,014.

- Đặc tính quang học : hai trục, quang dương.

- Topaz luôn luôn trong suốt, trừ những trường hợp có nhiều bao thể tạo hiện tượng đám mây.

- Tính đa sắc : Rõ nhưng không mạnh, trừ tường hợp màu hồng có ánh lửa: màu hồng và không màu.

Những viên màu đỏ vàng (màu Sherry) cho 3 màu: vàng mật ong, vàng đỏ, vàng hồng nhạt.

Màu lam: màu lam, hồng nhạt, xanh lam.

- Dưới kính lọc Chelsea những viên màu lam cho màu lam phớt lục.

- Phổ hấp thụ: Phổ hấp thụ của topaz không thể quan sát để giám định trừ màu Sherry; màu này do nguyên tố Cr, nhưng nó không cho phổ hấp thụ. Tuy nhiên khi chúng được xử lý nhiệt sẽ có vạch kép tại 6828, và có thể nhìn thấy tốt hơn nếu ánh sáng đi vào viên đá được lọc bằng CuSO4.

- Tính phát quang: Thay đổi tuỳ theo 2 loại giầu hydroxyl (OH) và loại giầu F: Topaz màu xanh lam và không màu phát quang màu vàng nhạt, lục nhạt yếu dưới sóng dài, còn dưới sóng ngắn thì cường độ yếu hơn nhiều.



Tính chất chữa bệnh

Theo truyền thuyết, topaz là một trong những viên đá che chở con người chống lại các dịch bệnh, vết thương, đột tử, những phép thuật tiêu cực, sự đố kỵ và những ý nghĩ điên rồ. Topaz còn được đeo để giúp giảm cân, chữa các bệnh về hệ tiêu hóa. Topaz vàng (hoàng ngọc) là loại đá thích hợp cho những người sinh vào tháng 11.



TS. Phạm Văn Long
Các bài viết khác
  Berin (Beryl) (03/07/2011)
  chrysoberin, đá mắt mèo (03/07/2011)
  SPINEN (SPINEL) (03/07/2011)
  AQUAMARIN (AQUAMARINE) (03/07/2011)
  PERIDOT (03/07/2011)
  Canxedon (Chalcedony) (03/07/2011)
  Corindon (Ruby và Saphia) (03/07/2011)