Chiếc gương giết người hàng loạt - (P2)

2. Cuộc bàn cãi bất tận không hồi  kết


(Ảnh chỉ mang tính minh họa)

 

Cuộc bàn cãi bất tận - không hồi kết

Suốt một thời gian dài cả năm sau đó, xoay quanh chiếc gương soi hung thần này lại có thêm hơn 20 người nữa từ 22 tới 57 tuổi bị chết tức tưởi không rõ nguyên nhân, mà hầu hết trước khi đột tử đều rất khoẻ mạnh, không nghiện ngập thứ gì có hại cho sức khoẻ như rượu, thuốc lá v.v... họ đều chết chỉ trong vòng ba ngày tiếp xúc, sử dụng chiếc gương và nguyên nhân dẫn tới “bất đắc kỳ tử” là hoàn toàn giống nhau.

Trong số nạn nhân có một số người vì không biết sự tình nên mua phải chiếc gương “ma quỷ”, nhưng cũng có người xuất phát từ lòng hiếu kỳ và cả “cứng bóng vía”, không mê tín dị đoan, cố ý lấy thân mình ra kiểm nghiệm, kết quả là chuốc lấy bi kịch sát thân. Chẳng lẽ đây là chiếc gương có khả năng giết người hàng loạt? Dân tình bàn tán xôn xao, mỗi người nói một phách, nhưng tựu chung không một ai mạo hiểm lấy thân mình ra kiểm chứng lần nữa.

Người lâm nạn cuối cùng cũng là vị nạn nhân thứ 38 của chiếc gương ma quỷ: Tiến sĩ Smith. Là một nhà khoa học kỳ cựu, nên ông không tin trên đời này có tồn tại cái gọi là “yêu ma quỷ quái” (demons and ghosts), lại càng không tin có chiếc “gương ma quỷ”. Theo ông thì chắc chắn là trong chiếc gương này có chứa một điều bí ẩn gì đó chưa khám phá ra được, và ông quyết tâm nghiên cứu “tìm cho ra nhẽ”.

Tháng 5/1997, sau nhiều ngày truy tìm vất vả, cuối cùng tiến sĩ Smith mới tiếp cận được chiếc gương “Alvare 1743” nọ, đã từ lâu lắm nó được cất kỹ, gắn “xi” trong một chiếc tráp gỗ dầy, người chủ bán chiếc gương giấu trong tráp này cảnh báo vị Tiến sĩ khoa học rằng, tốt nhất là không nên sử dụng nó. Nghe xong tiến sĩ Smith cảm ơn lòng tốt của ông ta, nhưng vẫn làm theo ý mình.

Đem chiếc tráp về tới nhà, Smith nóng lòng muốn biết diện mạo chiếc gương ra sao, liền vội vã bật nắp tráp, cẩn thận nâng chiếc gương được bọc bằng vuông lụa hồng. Chiếc gương cổ tràn đầy màu sắc truyền kỳ, tới lúc này nó đã trải qua mấy trăm năm trầm luân, khung gỗ quý chạm khắc tinh xảo vốn sáng bóng màu sơn thì bây giờ đã ngả bạc, thậm chí có đôi chỗ đã bong tróc, mặt gương cũng đã hơi mờ, không còn bóng bẩy thần thái như xưa.

Xem ra đây chẳng qua chỉ là một chiếc gương cổ tầm thường. Tiến sĩ Smith quan sát, xăm soi rất kỹ và chẳng phát hiện ra điều gì khác lạ, ông lật mặt gương đưa lên soi, thấy hình ảnh mờ mờ, liền tìm mảnh vải mềm lau thật sạch mặt gương, rồi sao vào thấy khuôn mặt mình hiện lên rất rõ.

Smith xem với chiếc gương rất lâu cũng chẳng thấy cơ thể có biểu hiện gì khác, xem ra những lời đồn đại về chiếc gương chỉ là “xạo” mang tính hù doạ, nên Smith cảm thấy chẳng còn hứng thú tới việc nghiên cứu, khám phá sự bí ẩn của chiếc gương, chán nản thảy chiếc gương trên mặt bàn.

Nhưng chuyện không kết thúc đơn giản tại đó, vào buổi trưa ngày thứ ba, đang ngồi trong thư phòng bỗng Smith cảm thấy hoa mắt nhức đầu, đứng dậy định ra tủ với chai nước khoáng và chiếc cốc, liền bước chệnh choạng rồi ngã vật xuống mặt bàn, người nhà phát hiện vội quýnh quáng gọi xe cấp cứu đưa ông tới bệnh viện, nhưng ông xua tay ngăn lại.

Smith lấy hết hơi sức dặn dò người nhà, rằng hãy bọc thật kỹ chiếc gương, không để nó tiếp tục trôi nổi hại người ngoài xã hội, đúng là trong chiếc gương có chứa một bí mật nào đó.

Theo lời trăng trối của Tiến sĩ Smith, người nhà của ông đã niêm phong cất kỹ chiếc gương. Cái chết của tiến sĩ Smith đã đủ thúc giục Hiệp hội sưu tập đồ cổ nước Pháp khẩn cấp tổ chức buổi công bố báo chí gây chấn động dư luận lần ấy. Họ cho rằng cần phải thông báo cho nhiều người biết sự thật để tránh bị làm hại.

Chiếc gương này đã khiến rất nhiều nhà khoa học quan tâm đặc biệt, nhưng ám ảnh bởi lịch sử khủng khiếp của nó, nên không nhà khoa học nào cả gan giữ nó bên mình để tiến hành nghiên cứu. Họ đua nhau đưa ra những phán đoán của mình, nhưng đều vô phương chứng thực.

Ngay từ thời Trung cổ đã có rất nhiều học giả tin rằng gương soi giống như một tấm sắt từ (ferromagnet), có khả năng hấp thụ mọi hơi độc chung quanh và làm cho độc tố mỗi lúc một tích tụ càng dầy trên bề mặt. Có thể chính vì truyền thuyết này mà cho tới ngày nay không ít người châu Âu đều mê tín: Người ta khi ốm đau không nên soi gương, bởi hơi độc do người ốm thở ra sẽ bám chặt trên bề mặt gương rồi bốc hơi lên dần, sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của mọi người bình thường chung quanh.

Nhưng cách nói này rất thiếu chứng cứ khoa học, về căn bản không thể đứng vững. Bởi nếu đúng là mặt gương có khả năng hấp phụ hơi độc, thì chỉ cần xối rửa bằng nước lạnh là có thể hoà tan, làm sạch hết. Ngoài ra, tại sao chỉ có riêng chiếc gương này là có sức sát thương mạnh đến vậy, mà mấy trăm năm đã trôi qua, sức mạnh đáng nguyền rủa của nó vẫn không thuyên giảm?

Đối với câu hỏi này, các nhà khoa học Nga đã nêu ra cách giải thích mới mẻ: Họ cho rằng, chiếc gương này không chỉ có khả năng hấp phụ chất hoá học hữu hình, mà còn có thể hấp phụ các “Năng lượng thông tin” vô hình. Vật chất hữu hình có thể dễ dàng gột rửa, nhưng năng lượng vô hình thì vô phương rũ bỏ được.

Nói cách khác là chiếc gương này có “năng lực trí nhớ” nhất định, chính là loại năng lượng gì đó đã tích tụ trong gương mấy trăm năm qua, khi ở điều kiện đặc định nào đó chúng sẽ được giải phóng ra, nên làm nhiều người mất mạng đến vậy.

Còn về câu hỏi: Tại sao hàng vạn hàng triệu chiếc gương to nhỏ khác không có năng lượng giết người, mà chỉ riêng chiếc gương cổ này là có loại năng lượng đáng sợ đó, câu trả lời rất khác biệt nhau, không có sức thuyết phục.

Ngoài ra còn có rất nhiều cách đoán định khác, có người nêu ý kiến cần kiểm tra xem khi tráng gương người ta có thêm vào chất phụ gia độc hại nào không, nhưng không nhà khao học nào làm thí nghiệm xác minh cách nói đó.

Thời gian càng trôi đi thì bức màn bí mật bao trùm lên chiếc gương ma quỷ này càng dày thêm, nó kích phát sự kính nể và sợ hãi đối với cuộc sống tiềm ẩn trong lòng mọi người, họ không còn nhìn nhận chiếc gương soi này bằng con mắt của nhà khoa học nữa, mà tin rằng bên trong nó có chứa đựng một sức mạnh siêu nhiên đáng sợ nào đó, và đây là một chiếc “gương ma”, đích thực!

Câu chuyện này về sau còn được đạo diễn điện ảnh dàn dựng quay thành loại phim kinh dị đưa lên màn bạc, và để thoả mãn sự hiếu kỳ của khán giả, đạo diễn và ê kíp làm phim cố tình “thêm dấm thêm ớt”, “vẽ rắn, thêm chân”, khiến chiếc gương càng bị “ma quỷ hoá” đến đỉnh điểm.

Cuối cùng, câu chuyện kinh dị này vượt Đại Tây Dương lan truyền sang Mỹ, đã kích thích mạnh tính hiếu kỳ của giới khảo cổ học nước này, trong đó có tiến sĩ Waine. Và tháng 4/2005, ông ta đã thực hiện chuyến bay thẳng tới Paris.