TÌM HIỂU VỀ MẠN ĐÀ LA (MANDALA) - phần 2

Mạn-đà-la cúng dường cũng có thể được thực hiện một cách khác bằng thủ ấn (bắt ấn bằng các ngón tay). Các cách thức thực hiện mạn-đà-la ngoại vi thường dùng để đặc tả các đề tài được lưu tâm trong giảng huấn về Vi Diệu Pháp (Abhidhama). Nó hình tượng hóa hệ thống thế giới có dạng bốn châu lục bao quanh núi Tu-di (Meru) bao gồm Đông Thắng Thần Châu (Purva-Videha), Tây Ngưu Hóa châu (Aparagodana), Bắc Cu Lô Châu (Uttarakuru), và Nam Diệm Bộ châu (Jambudvipa). Mỗi châu lục như vậy lại có thêm hai đảo nhỏ bên sườn về phía ra xa khỏi núi Tu-di.

Đức Đạt-lai Lạt-ma (Nobel Hoà Bình 1998) thường gợi ý thêm rằng chúng ta có thể suy tưởng mạn-đà-la ngoại vi biểu thị cho địa cầu, cho Thái dương hệ, hay cho vũ trụ như là được khoa học hiện đại hiểu về chúng ngày nay. Điểm chính là một mạn-đà-la biểu thị cho việc cúng dường mọi thứ (hay tất cả các Pháp) trong vũ trụ (lên các vi Phật hay Bồ-tát) để nhận được các giảng huấn, các lời nguyện, hay các năng lực tinh tấn.

  Việc cúng dường một mạn-đà-la ngoại vi một trăm ngàn lần là một phần chuẩn mực của các tiền thực nghiệm đặc biệt (sngon-‘gro) được hoàn tất để tạo dựng đủ công đức (bsod-nams, merit)  để khởi đầu cho sự thực hành tantra nghiêm túc nhất với một vài thành tựu. 

Trong những trường hợp như thế, đối tượng mà mạn-đà-la cúng dường lên thường là hình tượng hóa của các đức Phật, các vị Bồ-tát, và các đại sư truyền thừa, đặc biệt là các sư phụ tinh thần của riêng cá nhân. Hiệu quả của mạn-đà-la trong việc kiến tạo công đức tùy thuộc vào sự thuần khiết của động lực tu hành, vào mức độ tập trung, vào độ sâu của hiểu biết về tính không của người cúng dường, vào các đối tượng của sự cúng dường, vào chính mạn-đà-la, và vào hành vi cúng dường. 

Việc tái lập cúng dường của một mạn-đà-la ngoại vi cũng tạo dựng nên sức mạnh tích cực cần thiết để bẻ gãy hiểu biết trong cấp độ hiện có của người tu hành để tiến bộ sang một mức sâu hơn. Ngài Tsongkhapa, người sáng lập ra bộ phái Gelug (Bộ phái Phật giáo lớn nhất Tây Tạng hiện nay) đã cúng dường mười tám bộ 100.000 mạn-đà-la, thêm vào đó là 100.000 hạ bái (lối lạy  nằm sát đất của Phật tử Tây Tạng) để tuần tự tạo đủ công đức nhận được một hiểu biết đúng đắn về tính không theo quan điểm của phái Trung Quán Cụ Duyên (Madhyamaka-Prasangika)

    Các Mạn-đà-la nội thể, mật và  có tính bản chất thâm diệu về thực tại :

    Mật thừa Du-già Tối thượng (Anuttarayoga tantra) là lớp cao nhất của các trường phái Mật tông hiện đại (bao gồm Kagyu, Sakya, và Gelug)  có bốn  mức độ cúng dường. Song song với chúng sẽ là bốn mức độ của madala cúng dường.  Bốn mức độ này quan hệ tương ứng với bốn năng lực tinh tấn của Mật thừa Du-già Tối thượng :

    Một cúng dường ngoại vi (phyi’i mchod-pa) có từ các vật liệu bên ngoài như nước, hoa, hương trầm (nhang) và  vân vân hay từ những đối tượng thanh cao của ngũ căn (năm giác quan bao gồm thấy, nghe, ngửi, nếm và cảm xúc). 

   Một mạn-đà-la bên ngoài là một cúng dường về  một hệ thống thế giới bên ngoài bao gồm mọi hiện tượng trong vũ trụ. Sự cúng dường ngoại vi và mạn-đà-la ngoại vi tương quan tới năng lực tinh tấn bình bát (vase empowerment -- bum-dbang).  Một năng lực tinh tấn bình bát  làm trong sạch thân để đạt tới Hóa Thân Phật (Nirmanakaya, Corpus of Emanations, Quả vị giải thoát-- sprul-sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành của giai đọan phát sinh (bskyed-rim), trong thời gian mà hành giả tự hình tượng hóa  như là các hình tượng Phật

    Tiện, cũng xin nhắc thêm rằng Tam Thân Phật bao gồm: Pháp thân tức là thể tính thực của một vị Phật hay chân như. Báo thân  là thân xuất hiện do các thiện nghiệp và sự giác ngộ thường mô tả với 32 tướng tốt. Báo thân Phật này thường thị hiện trong các thế giới tịnh độ. Và sau cùng là Ứng thân hay Hóa thân là thân Phật thị hiện trong thế giới ta bà của các vị Phật và Bồ tát vì lòng từ bi nhằm giáo hoá chúng sinh

    Trong Kim cương thừa thì Tam thân ứng với ba cấp của kinh nghiệm chứng ngộ. Chứng được Pháp Thân là tri kiến được bản chất sâu xa nhất của vạn vật, đó chính là tính Không. Báo Thân và Ứng Thân là thân của sắc giới, là phương tiện tạm thời giúp hành giả chứng ngộ được tính Không. Trong Phật giáo Tây Tạng, người ta xem Thân, Khẩu, Ý của một vị thiện xảo sư (guru) đồng nghĩa với ba thân nói trên. Như vậy, trong Kim cương thừa, Pháp Thân là tính Không, là Chân như, tự nó là Giác ngộ. Báo Thân và Ứng Thân là các thể có sắc tướng, được xem là phương tiện nhằm đạt tới kinh nghiệm về một cái tuyệt đối.

    Một cúng dường nội thể (nang-mchod) có từ các phương diện của thân thể. Nó có thể là các phương diện của thân thô thiển, cụ thể hơn là năm thành tố (bao gồm đất, nước, lửa, gió, và hư không). Trong Thời luân thì các phương diện này có nghĩa là thân vi tế, tức là các luồng khí lực (energy-winds). Một mạn-đà-la bên trong (nang-gi dkyil-‘khor) là một cúng dường về nhiều phần của thân thô với xương sống được tưởng tượng như núi Tu-di và tứ chi như là các châu lục.  Sự cúng dường nội thể và mạn-đà-la nội thể tương quan tới năng lực tinh tấn mật (gsang-dbang).

Một năng lực tinh tấn mật làm thuần khiết các luồng khí lực vi tế và ngôn ngữ (khẩu) để đạt tới Báo Thân Phật (Sambhogakaya, Corpus of Full Use - Quả vị toàn dụng -- longs-sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành trong giai đoạn hoàn tất (rdzogs-rim) về thân tưởng (sgyu-lus).  Một sự cúng dường mật hay ẩn là từ sự thức tỉnh về tính không với một tâm thức sáng tỏ.

    Một mạn-đà-la mật hay ẩn (gesang-ba'i dkyil-‘khor)  là một cúng dường về sự tỉnh thức vui sướng hay sự tỉnh thức vui sướng vô niệm của tính không cùng với một tâm thức sáng tỏ. Cúng dường mật hay ẩn và mạn-đà-la mật hay ẩn tương quan với năng lực tinh tấn thức tỉnh sáng suốt sâu (shes-rab ye-shes dbang). 

    Năng lực tinh tấn thức tỉnh sáng suốt sâu tăng gia làm trong sạch tâm thức (ý) để đạt tới Pháp Thân Jnana (Corpus of Deep Awareness Encompassing Everything - Quả vị hoàn thiện tỉnh thức sâu -- ye-shes chos-sku) Ở đây xin lưu ý thêm, trong thực hành Mật tông có thể chia Pháp Thân làm hai cấp Jnana-dharmakaya hay Pháp Thân Nhân Quả và Pháp Thân Svabhavikakaya hay Pháp Thân Bất Nhị. Một cúng dường về bản chất tối hậu của thực tại (de-kho-na-nyid mchod-pa) có từ nhận thức vô niệm của tính không.

Một cách khác, nó đến từ sự không thể tách biệt của hai chân lý; hai chân lý đó là, sự trình hiện tinh khiết của hành giả như là Thánh Hộ Trì (yidam, "deity") và và sự tỉnh thức vô niệm của tính không với một tâm thức sáng rõ. Một mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại (de-kho-na-nyid-kyi dkyil-‘khor) là một sự cúng dường về nhận thức vô niệm của tính không hay về hai chân lý không thể tách rời được tạo thành như trên.

    Một mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại là một cúng dường về nhận thức vô niệm của tính không hay của hai chân lý không thể tách rời nhau. Hai chân lý đó là (1) sự trình hiện thuần khiết của hành giả như là hình ảnh các vị Thánh Hộ Trì và (2) sự tỉnh thức vui sướng vô niệm của tính không cùng với một tâm thức sáng tỏ   Sự cúng dường về bản chất tối hậu của thực tại và mạn-đà-la về bản chất tối hậu của thực tại tương quan đến cấp thứ tư năng lực tinh tấn (tshig-dbang). 

Cấp thứ tư này làm tinh khiết thân, khẩu, và ý một cách không tách rời (bất nhị) để đạt tới Pháp Thân Bất Nhị  (Svabhavakaya, ngo-bo-nyid sku). Nó tăng cường năng lực cho sự thực hành trong giai đoạn vui sướng qua sự thjống nhất cặp  (zung-‘jug) chân lý.

    Một số cách phân loại mạn-đà-la :

    Ở đây, các năng lực tinh tấn trình hiện dựa trên cơ sở của một mạn-đà-la. Năng lực tinh tấn bình bát, được tìm thấy trong cả bốn cấp của Mật thừa. Bốn cấp của Mật thừa bao gồm: kriya là những thực hành lễ đạo có tính hình thức như tắm gội, ăn kiêng, và ăn chay hay kiêng ăn làm trong sạch bên ngoài; charya (carya, hay upa) cảm nhận năng lực từ ứng xử bên ngoài và phương pháp nội tâm; yoga nhấn mạnh lên các phương pháp du-già; và anuttarayoga (du-già tối thượng) giảng dạy các phương tiện đặc biệt phát triển hơn của các thực hành nội tâm.  Các mạn-đà-la bình bát được trình hiện trên nền tảng biểu tượng của các hình ảnh phật hay bộ các hình ảnh sống động của các vị phật.  Một số dạng mạn-đà-la bao gồm:

    Mạn-đà-la hỗ trợ (rten-pa’i dkyil-‘khor) -- tức là một cung điện (palace) và môi trường quanh nó

    Mạn-đà-la được hỗ trợ (brten-pa’i dkyil-‘khor) -- tất cả các hình tượng bên trong

    Dựa trên cơ sở danh định và đặc tính của thế giới mạn-đà-la, biểu tượng trong lễ năng lực tinh tấn hay lễ khởi tâm, ta có năm kiểu mandala chính là:

    Mạn-đà-la tranh vẽ.  Thường là trên vải (ras-bris-kyi dkyil-‘khor) miêu tả hình ảnh hai chiều của cung điện và môi trường, có đôi nét giống các bản thiết kế kiến trúc, được vẽ trên vải hay giấy. Thường được căng trong một khung gỗ chạm khắc hình vuông.    

alt

    Đồ hình thiêng liêng của vũ trụ (mạn-đà-la of Hevajra)
    Xuất xứ Tây Tạng khoảng thế kỉ 15 -17
    mạn-đà-la vải Khổ 32x28 1/2 inch
    (Virginia Museum)

    Mạn-đà-la bột cát màu hay bột đá quý màu (rdul-phran-gyi dkyil-‘khor) miêu tả một cung điện và môi trường được tạo ra từ các lớp cát màu có thể đặt trên cùng một loại khung gỗ như mạn-đà-la vải hay được đặt trên một bià gỗ lớn.  Mạn-đà-la cát nổi tiếng và phổ biến nhất. Nổi tiếng nhất trong các loại này là mạn-đà-la Thời luân. Một số mô tả chi tiết thêm về nó về buổi lễ tạo dựng và hủy mạn-đà-la sẽ được trình bày phần sau

alt

 Mạn-đà-la được tăng đoàn Dzongkar Choede
 tạo thành tại Sanjosé California Hoa kì vào tháng 8 năm 2007

    Mandala hình dung hoá hay mandala tập trung tinh thần là loại mandala được tạo nên thông qua sự tập trung tinh thần của các đại sư Kim cương thừa, hay các đại sư khởi tâm. Mạn-đà-la tập trung tinh thần (bsam-gtan-gyi dkyil-‘khor) này không dựa trên một cơ sở vật chất.

    Các mandala thân thể được tạo nên bởi việc hình dung hoá các cơ quan của các kênh năng lực vi tế trên thân thể như là các luồng khí và các hạt vi tế như là cơ sở của mandala.  Một số trong một số thực hành tanta như Chakrasamvara, Vajrayogini, Hevajra, và Chittamani Tara, thì một mạn-đà-la thân thể (lus-kyi dkyil-‘khor, lus-dkyil) được một đạo sư Mật tông chuyển hóa nhiều phần thân vi tế như là các khía cạnh hỗ trợ và được hỗ trợ từ mạn-đà-la.

    Ngoài ra, người ta còn thấy mạn-đà-la ba chiều (blos-blangs), thường làm bằng gỗ hay kim loại đặc thù của loại Thời luân
     

alt

Mạn-đà-la Thời luân tại điện Potala Lhasa Tây Tạng

    Ngoài ra, ngày nay, người ta còn cấu trúc mạn-đà-la bằng computer. Tuy nhiên, nhiều trường hợp (nếu không nói là hầu hết) các mạn-đà-la này không còn mang đúng tầm vóc nghệ thuật và ý nghĩa tôn giáo của nó nữa. Loại này thường không được phân lớp

    Trong năm loại trên thì các mandala thân thể và mandala tập trung tinh thần được dùng cho những hành giả cao thâm. Các mandala cát màu được khuyến dụng để phục vụ như là cơ sở trong sự khởi tâm. Riêng truyền thống Thời luân bắt buộc dựng mandala cát màu cho lễ khởi tâm.  Các mandala tranh vẽ như các loại treo tường dùng như là các hỗ trợ hình dung cho thiền định nhưng không thể được sử dụng như là cơ sở khởi tâm, bởi vì chúng không thế được đặt nằm lên một khung nền.

    Có tài liệu cho rằng 9, các mạn-đà-la có thể được làm từ tranh vẽ,  từ các loại hạt (như cát), từ samadhi - một sự hình tượng hoá nội tâm vi tế hay từ việc tái cấu trúc hình ảnh của hệ thần kinh người. Hai dạng đầu là các đồ hình hai chiều, hai dạng sau là các mô hình bằng trí tưởng tượng về môi trường xoắn ốc là mạn-đà-la thực chất.

    Trong trường hợp đặc biệt về Thời luân , có thêm dạng thứ năm của mạn-đà-la đó là một dạng mạn-đà-la kiến trúc ba chiều làm từ gỗ quý, đất sét hay các vật liệu khác. Người ta tin rằng các mạn-đà-la hai chiều có một năng lực đáng kể để tăng cường sức mạnh tưởng tượng của người nhận thức nó nhằm kích thích sức sáng tạo chắc chắn cần thiết bởi người thực hành để hình tượng hóa mạn-đà-la 3 chiều. Việc quan sát các mạn-đà-la như thế, sẽ hữu ích vì chúng là các mô hình cho việc thực hành hình tượng hóa sự tu chứng. mạn-đà-la Kalachakra rất nổi tiếng và sẽ được đề cập nhiều trong bài.

    Các Mandala Đặc biệt:

    Các nét mô tả dù sơ lược ở đây sẽ tạo nên sự liên kết tích cực với Phật giáo Mật tông, và gieo các hạt giống tích cực vào dòng tâm thức của người chiêm bái tạo nên những quả chín mùi lợi ích trong tương lai như là các tiên đoán từ giáo pháp Thời luân về hệ thống thế giới của chúng ta.16.

    Mandala Thời Luân
    Chữ Thời Luân (Sanskrit: कालचक्र; IAST: Kālacakra; Tibetan: དུས་ཀྱི་འཁོར་ལོ།; Wylie:dus-kyi 'khor-lo) được dịch nghĩa từ chữ Kalachakra tức là chu kì của thời gian Mật Thừa Thời luân là  hệ thống Phật giáo thâm sâu về giáo pháp và thực hành nội dung gồm các khiá cạnh:

    Thời Luân Ngoại vi:là môi trường bên ngoài bao gồm vũ trụ và các chu kì của nó về sinh khởi và hoại diệt, hệ thống thế giới và các chu kì của nó về mặt trời sự sống trong vũ trụ.

    Thời Luân Nội thể: bao gồm chu kì sinh tử và các dòng vận hành bên trong thân thể của hơi thở và năng lực

    Thời Luân Thay thế: các thực hành về sự thuần khiết hóa được tiến hành bởi cá nhân để chuyển hóa các trạng thái thường là không kiểm soát được của sinh, tử và sự biểu thị của các trạng thái này trong cả hai mức độ cá nhân và vũ trụ trở thành trạng thái hoàn toàn giác ngộ của Phật quả.

    Mật Thừa Thời Luân được giảng dạy bởi đức Phật Thích-ca theo yêu cầu của quốc vương Shambala (nơi được xem là một cõi Tịnh Độ có sự liên hệ mật thiết với thế giới của chúng ta) Nhiều tiên đoán chú trọng đến Shambala quan hệ tới các sự kiện của thế giới ngày nay đặc biệt về hoà bình có thể so sánh với các bài tiên tri của các tôn giáo khác.  Mật Thừa thời Luân là một lớp Mật tông Du già Tối thượng, là đặc trưng giáo Pháp Phật giáo cao nhất. Chỉ  ở Tây Tạng giáo Pháp này còn được lưu truyền và thực hành như là một truyền thống sống động sau khi Phật giáo bị suy tàn ở Ấn Độ (vào thế kỉ 11)

    Mandala Thời Luân trong dạng hạt màu (như cát hay bột đá quý chẳng hạn) biểu tượng chỗ lưu trú của Thánh bổn tôn Thời Luân và các Thánh Hộ Trì tháp tùng ở xung quanh, tất cả biểu thị các thành tố của một cá nhân trong dạng đã thuần khiết -- tức là một chúng sinh đã giác ngộ hoàn toàn.

    Giải thích chi tiết về ý nghĩa mandala Thời Luân sẽ trình bày trong phần ý nghiã.

    Người ta có thể đi vào mandala thông qua một trong các cổng ở cấp thấp nhất (của mandala thân) bộ hành vào bên trong qua các bức tường trong suốt và có năm lớp từ bên ngoài đến bên trong theo các thứ tự màu sắc vàng trắng đỏ đen và lục, bước xa hơn vào trong và leo lên từng bước  để đạt  cấp thứ nhì (mandala khẩu). Cấp này cũng được bao bọc bởi các bức tường có năm màu trong suốt. Lên thêm một tầng kế của các bước bộ hành là cấp mandala ý, bao gồm các bức tường với 3 màu trong suốt.

Bên trong của tầng này có thể thấy được bệ nền (platform) của tầng thứ tư mandala ý thức ban sơ (hay bản lai diện mục). Bên trên bệ nền này là một bệ nền của cấp độ thứ năm  mandala đại mãn nguyện là nơi Thánh bổn tôn Thời Luân đứng trên hoa sen 8 cánh.

    Sự biểu thị của mandala này được hành giả sử dụng trong Mật thừa Thời Luân nhằm mụch đích hình dung hóa trong thiền định. Như là một phần của việc rèn luyện, hành giả phát triển năng lực tập trung thiền định để khả dĩ hình dung hoá không chỉ mỗi chi tiết của mandala mà cả các thánh hộ trì hiện diện bên trong.
     
    Các mandala khác dù được mô hình trong bề mặt hai chiều nhưng  thực sự là một cung điện 3 chiều. Cung điện thường có dạng vuông với 4 cổng dẫn vào trung tâm. Mandala được đặt trên hoa sen, chung quanh là làn biên các cánh sen màu . Một hàng rào bảo vệ của các chùy Kim cương bao bọc làn biên này. Vòng rào ngoài cùng là các ngọn lửa biểu thị cho lửa trí huệ. Bên ngoài đó là 8 loại mồ chôn đại diện cho sự buông xã và vô thường.

    Khi thực hành Mật điển tương ứng với các mandala này, hành giả sẽ tự thông thuộc mọi chi tiết trên mandala và các Thánh hộ trì trong đó, tiến hành thục tập nhiều lần dựa trên cơ sở hình dung hóa các chúng sinh và môi trường đã thuần khiết đó là sự hình tượng hoá chính mình và môi truờng của mình trong một dạng thuần khiết và tinh tế. Những luyện tập như thế được thực thi trong khuôn khổ giáo pháp về việc phát triển trí huệ và từ bi đem lại sự chuyển hoá sâu sắc của tâm

http://www.tayphuongtinhdo.com/vs/images/stories/briaskthumb_footer_lotus.jpg