TÌM HIỂU VỀ MẠN ĐÀ LA (MANDALA) - phần 3

PHƯƠNG TIỆN TU HỌC ĐẦY TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Mandala Yamantaka

    Yamantaka (Tibetan: Shinjeshe, གཤིན་རྗེ་གཤེད་; Wylie: Gshin-rje-gshed) hay còn viết trong Tạng ngữ là Pal Dorjee Jig-Je là một phương diện của Thánh hộ trì Phật giáo nhân cách hóa cho lý tưởng về trí huệ.  Vị này có thể được truyền chân trong nhiều dạng và nó là sự biểu thị xung nộ của Ngài Văn Thù (tượng trưng cho trí huệ). Hoa sen chưá mandala này có màu xanh lục.


alt Ngài Văn Thù Sư Lợi dạng hung nộ

alt

 Đại mãn nguyện   

Truyền thống Chakrasamvara

    Chakrasamvara (Tib. Korlo Demchog, Wylie: ’khor-lo bde-mchog) có nghĩa là "Bánh xe  đại mãn nguyện" đó là các trung tâm năng lực hay chakra của thân vi tế, và kinh nghiêm về đại mãn nguyện của trí huệ sẽ liên quan tới các chakra này.  Hệ thống Mật điển Chakrasamvara là Một tông du-già tối thượng đặc biệt nhấn mạnh đến lý tưởng giác ngộ theo giống cái.

    Mandala được cấu trúc bằng cát trên mặt bằng mô tả chỗ lưu trú của 62 Thánh hộ trì mà hình ảnh bổn tôn là Heruka Chakrasamvara, một phương diện của đức Phật A-súc-bệ (Akshobya), chung quanh là các Thánh hộ trì khác tất cả đều có cùng bản chất như Thánh bổn tôn hiển thị trong nhiều dạng.

    Có năm bánh xe trong mandala:  một cơ sở hình vuông của mandala nguyện ước, trong đó là vòng tán dương các mandala thân, khẩu, ý và đại mãn nguyện.  Hoa sen trung tâm có 8 cánh; tâm sen và 4 hướng chính biểu thị 5 vị Phật thuần khiết hóa các trạng thái tinh khiết của tâm.  Trong trung tâm màu xanh lam, Phật A-súc-bệ thuần hóa sân hận thành trí huệ của thực tại.  Ở phần hướng Đông, Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairochana) chuyển hóa vô minh thành gương trí huệ (mirror-like wisdom).  Tại phương Nam màu vàng Phật Bảo sinh (Ratnasambhava) tịnh hoá lòng kiêu ngạo và tham lam thành trí huệ về bình đẳng.  Ở phương Tây màu đỏ, đức Di-đà (Amitabha) chuyển hoá dục vọng và chấp trước thành trí huệ quán sát. Ở phương Bắc màu lục Phật Bất không thành tựu (Amoghasiddhi) chuyển ghen tỵ thành trí huệ viên mãn.  Các thánh nữ hộ trì gọi là dakini đúng trên 4 cánh sen còn lại.

    Mandala Guhyasamja

    Mật điển Guhyasamja (tib.:gSang-'dus rtsa-rgyud -còn đưọc gọi là Bí Mật tập hội tantra) nghiã là vua của các Mật điển. Mandala mô tả chỗ ngụ của 32 Thánh hộ trì, trong đó, thánh bổn tôn là Phật A-súc trong dạng Guhyasamja; mọi thánh hộ trì đều hiện thân khác với Thánh bổn tôn ở trung tâm. Mandala đặt trên hoa sen màu xanh lục chung quanh là làn biên của 64 cánh sen. Bên trong tường thành vuông, tại tâm của vòng tròn và bốn hướng biểu thị 5 vị Phật tương ứng với ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) . Các vị Phật thuần khiết hóa các trạng thái tinh khiết của tâm.

Phật A-súc-bệ ở trung tâm màu xanh dương thuần hóa sân hận thành trí huệ của thực tại. Ở phần hướng Đông màu trắng, Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairochana) chuyển hóa vô minh thành gương trí huệ (mirror-like wisdom). Tại phương Nam màu vàng Phật Bảo sinh (Ratnasambhava) tịnh hoá lòng kiêu ngạo và tham lam thành trí huệ về bình đẳng. Ở phương Tây màu đỏ, đức Di-đà (Amitabha) chuyển hoá dục vọng và chấp trước thành trí huệ quán sát. Ở phương Bắc Phật Bất không thành tựu (Amoghasiddhi) chuyển ghen tỵ thành trí huệ viên mãn.

alt

Guhyasamja Vajrakilaya

alt

Mandala Vajrakilaya

    Hệ thống Mật điển Vajrakilaya là một Mật điển du-già Åti thuộc truyền thống Ninh-mã (Nyingmapa) của Phật giáo Tây Tạng.

    Mandala tuơng ứng có vành tròn ngoài cùng bao gồm tất cả các màu của mandala trộn lẫn nhau, biểu tượng cho bản chất vô biên, vôi giới hạn của mandala. Vajrakilaya là một thánh hộ trì hung nộ, là biểu tượng cho năng lực cần thiết để vượt qua và tịnh hoá các trạng thái tiêu cực của tâm thức;  Tất cả các Thánh hộ trì ngự phân bên ngoài của mandala là các thánh hộ trì bảo vệ nhằm ngăn ngừa các quấy nhiễu và phân tán có thể phá hại thiền giả.

    Chất liệu dùng làm mạn-đà-la và các thành tố hình học, màu sắc và ý nghĩa:

    Như đã đề cập, các mạn-đà-la có thể được làm từ các loại đá quý, hoa, gạo khô, đá màu hay cát màu.  Trường hợp cát, thường được tạo ra từ việc nghiền các viên đá quý và được xem như là vật liệu có hiệu lực nhất bởi vì có các chất liệu quý đòi hỏi kĩ năng rất khéo léo để tạo nên các mạn-đà-la có các chi tiết tuyệt hảo.  Do mỗi hạt cát được nạp bởi các phúc lành của tiến trình lễ nên toàn thể mạn-đà-la cát biểu hiện một kho chứa khổng lồ của năng lực tinh thần.

    Các thành phần hình học của mạn-đà-la cát thông thường:

    Dạng thông thường nhất là một cung điện vuông với 4 ngỏ vào và các vành tròn đồng tâm biểu thị cho hoa sen  mà trên đó mandala được đặt lên và các tia sáng giải thoát từ mandala. các mandala có mức phức tạp rất khác nhau. Nó có thể đơn giản như một vòng tròn hay một tam giác với chỉ một thánh hộ trì, hoặc có thể phức tạp ở mức rất cao bao quanh bởi nhiều mandala được lồng nhau mandala nhỏ bên trong mandala lớn hơn, và có đến hàng ngàn Thánh Hộ Trì. Về kích cở, nó có thể nhở như lòng bàn tay hay gồm những phần khổng lồ. 16

    Nhìn một cách tổng quát, người ta dể dàng nhận ra các mạn-đà-la cát đều được đặt trong các khuôn nền hình vuông.  Toàn bộ nội dung chính của nó lại giới hạn trong một hình tròn lớn, nội tiếp trong đó sẽ là các lớp dạng vuông hay tròn đồng tâm trên mỗi lớp sẽ có các hình biểu tượng khác nhau. Tùy theo đặc tính của từng mạn-đà-la sẽ có các biểu tượng đặc trưng riêng.
     
altalt

alt    alt


Sơ đồ tổng thể (trái) và sơ đồ trung tâm (phải) hay thấy của một mạn-đà-la
     

alt

 

alt

Hình chi tiết của một cổng (hướng Đông) và tường thành
của cung điện mạn-đà-la

    Tùy theo đặc tính các mạn-đà-la có thể khác nhau rất nhiều về chi tiết.  Riêng qua các sơ đồ và hình chụp một số mạn-đà-la phổ biến cho thấy:

    Mạn-đà-la có bốn cổng bao bọc bởi tường thành hình vuông.  Các cổng thường có hình thú giữ cổng.

    Các hướng đều có biểu thị bằng màu sắc riêng.

    Hình trung tâm là một hoa sen lớn với 8 cánh đi về 8 phương hướng chính. Mỗi cánh sen có thể biểu tượng cho một vị Thánh Hộ Trì thiền định. Có thể là hình hay các âm tiết chữ Phạn. Hoặc chỉ có 4 hướng Đông Tây Nam Bắc là có biểu tượng Phật.

    Vành đai hay vòng trong cùng của tâm là ảnh hình tượng của Phật hay của biểu tượng Phật

    Các vành đai hay vòng tròn ngoài cùng, có thể có nhiều vành đai khác nhau chẳng hạn như:

    Vành đai lớn nhất ngoài cùng thường thấy có 5 màu: Xanh dương, trắng, đỏ, vàng, và xanh lá cây được là các phần tử của  lửa trí huệ (Fire of wisdom), vành đai này còn được gọi là Vành Đai Bảo Vệ Vĩ Đại (Great Protective Cicrle)

    Vành đai tròn kế tiếp vào bên trong gọi là vành đai thành tố hư không có chứa một hàng rào kim cương chùy vàng (có nơi dịch là kim cương chử)  (golden vajra) đan cài vào nhau

    Vành đai thứ ba từ ngoài đếm vào được gọi là Vành Đai Nghĩa Địa làm từ các vành đai thành tố gió và vành đai thành tố lửa, có tài liệu 3 nói rằng có 8 loại mồ chôn biểu tượng cho 8 trạng thái của ý thức mà hành giả phải vượt qua bao gồm ý thức về nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý, bản ngã, và ý thức cơ sở.

    Vành đai hoa sen biểu tượng cho lời nguyện.  Nhiều mạn-đà-la không có vành đai các cánh sen này mà thay vào có thể là các vành đai thành tố nước, vành đai thành tố đất được cài đan với các biểu tượng khác.

    Các biểu tượng được cài đan vào có nhiều loại như là Bánh xe Pháp, các mẫu tự âm tiết Phạn hạt giống, sư tử 8 chân kéo cỗ xe với hai vị Thánh Hộ Trì,...

    Các kí hiệu biểu tượng khác một số trong chúng có thể là

    Kim cương:  Vật rắn không thể gãy bể, trong sáng và phát toả mọi màu sắc là biểu tượng cho bản chất của tâm thức

    Chuông: là vật giống cái,  biểu tượng cho tính Không - sự mở không biên giới tạo chỗ  cho trí huệ

    Kim cương chùy là vật giống đực, biểu tượng cho lòng từ bi vĩ đại, đem lại năng lực tỉnh thức không hư hoại. Biểu tượng này có thể có nguồn gốc từ thần sấm sét Ấn, sau đó chuyển sang dạng kim cương.

    Bánh xe Pháp: tượng trưng cho bát chính đạo bao gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh, Chính tinh tấn, Chính niệm, và Chính định

    Hoa sen: tượng trưng cho giáo huấn Phật hay Phật pháp có gốc rễ từ trong bùn nhưng toả lớn hướng về phía ánh sáng và không bi vấy bùn.

    Tùy theo chủ đề, mỗi mạn-đà-la có thể có các chi tiết biểu tượng khác như trong hình cấu trúc Mạn-đà-la về Lòng Từ Bi chẳng hạn.

alt

Cấu trúc cụ thể của Mạn-đà-la Từ Bi

alt

    Chuông và Kim cương chùy

    Nếu các hình và dạng hình học đều có biểu ý riêng thì màu sắc cũng có các ý nghĩa trong mạn-đà-la.  Trong một mạn-đà-la thông thường, các góc tư của cung điện mạn-đà-la được chia thành các dạng tam giác vuông cân mỗi tam giác có một màu trong năm màu trắng, vàng, đỏ, xanh lá cây và xanh dương đậm. Mỗi màu liên hệ đến một vi trong năm vi Phật huyền ảo, ý nghĩa xa hơn là 5 màu này liên hệ tới 5 ảo tưởng của con người tự nhiên. Các ảo tưởng này ngăn trở bản tính chân thực của chúng ta, nhưng xuyên qua thực hành đạo, chúng có thể được chuyển hóa thành trí huệ của 5 vị Phật tương ứng, đặc biệt là:

    Trắng - Phật Đại Nhật hay Tỳ-lô-giá-na (Vairocana):  Ảo tưởng của vô minh trở nên trí huệ về thực tại

    Vàng - Phật Bảo Sinh (Ratnasambhava): Ảo tưởng của danh vọng trở nên trí huệ về sự nhất thể

    Đỏ - Phật A-di-đà (Amitabha):  Ảo tưởng của chấp thủ trở nên trí huệ về sự thấu suốt

    Xanh lá cây - Phật Bất Không Thành Tựu  (Amoghasiddhi): Ảo tưởng của ghen tị trở nên trí huệ về sự thành tựu.

    Xanh dương - Phật Bất Động hay Phật A súc (Akshobhya): Ảo tưởng của sân hận trở nên tấm gương như là trí huệ

    Các Biểu Tượng từ mạn-đà-la

    Mạn-đà-la có nội dung phong phú về mặt biểu tượng liên quan tới nhiều khía cạnh của Phật Pháp và truyền thống. Một phần trong đó là nghệ thuật thiêng liêng nhằm truyền đạt các giảng huấn của đức Phật bởi các sư Tây Tạng....


http://www.tayphuongtinhdo.com/vs/images/stories/briaskthumb_footer_lotus.jpg