TÌM HIỂU VỀ MẠN ĐÀ LA (MANDALA) - phần cuối

PHƯƠNG TIỆN TU HỌC ĐẦY TÍNH NGHỆ THUẬT CỦA MẬT TÔNG TÂY TẠNG

Ngoài các ý nghĩa đã nêu trong các phần trên ta còn thấy:

    Vành đai lửa ngoài cùng biểu tượng cho một tiến trình (tâm thức) mà hành giả phải chuyển hóa để có thể đi vào các vùng thiêng liêng bên trong. Lửa đốt đi vô minh. Các vành tiếp theo có đặc tính kim cương chùy (hay sấm sét) biểu thị cho sự bất khả phân hủy và sáng tỏ. Theo sau là 8 loại mồ chôn là 8 loại ý thức của con người trói buộc họ và vòng luân hồi.  Vòng hoa sen cuối (nếu có thường là 64 cánh) tượng trưng cho sự tái sinh có tính tôn giáo.

    Cấu trúc vuông là cung điện trú ngụ của các vị Thánh Hộ Trì. Bốn cổng có thể có ý nghĩa khác nhau như là:

    Bốn ý tưởng vô biên của lòng tốt, từ bi, thiện cảm và xã bỏ
    Bốn hướng chính
    Các cung điện vuông là hình ảnh của các Thánh Hộ Trì cho mỗi hướng Đông Tây Nam Bắc và Trung Tâm. Mỗi vị Thánh Hộ Trì có năng lực tinh tấn để vượt qua các tội lỗi khác nhau như là vô minh, sân hận, tham dục.

    Trung tâm của mạn-đà-la là hình ảnh của Thánh Hộ Trì chính thường được đặt trên tâm điểm. Tâm điểm này tiêu biểu cho hạt giống hay trung tâm của vũ trụ không có kích thước


alt

    Hai vòng mạn-đà-la trung tâm khác nhau


alt

    Để biểu thị đặc tính vô thường, sau nhiều ngày, cát tạo nên  mạn-đà-la sẽ bị quét thu dọn lại và thường theo truyền thống Tây Tạng là được đem đổ ra sông hay biển các lợi lạc sẽ phân tán cho mọi chúng sinh. Tuy nhiên, cũng có khi là cát thiêng liêng đó được phân nhỏ thành nhiều phần chia cho những người đã đến chiêm bái và làm lễ hủy mạn-đà-la.  Cát này đôi khi còn được đặt lên đầu người hay người vừa qua đời trong hòm trước khi địa táng hay hỏa táng, với lòng tin rằng sẽ đem đến siêu thoát.

    Ngoài các ý nghĩa biểu trưng như là việc hỗ trợ thiền định để đi đến giác ngộ, và là biểu tượng cho vũ trụ,  mạn-đà-la còn là một biểu tượng cho các giảng huấn Kim Cương thừa.

    ý nghĩa:

    Mỗi mạn-đà-la là một cung điện thiêng liêng, là chỗ ngụ của vị Thánh Hộ Trì (deity) thiền định, tức là người đại diện và là biểu hiện của các phẩm chất giác ngộ trong hàng loạt phẩm chất từ Lòng từ bi cho đến ý thức nâng cao và vui sướng.  Theo Phật giáo Tây Tạng, các mạn-đà-la được tạo ra trong các buổi lễ khởi tâm trong đó một người sư phụ đủ phẩm chất sẽ cho phép các đệ tử phát triển khởi thi các thực hành thiền định. Cả vị Thánh Hộ Trì ngụ trong trung tâm mạn-đà-la và chính mạn-đà-la được công nhận như là các biểu thị tinh khiết của tâm thức hoàn toàn giác ngộ của Phật.  Một cách biểu tượng thì vị Thánh Hộ Trì ban các sự khởi tâm và mạn-đà-la là nơi mà các khởi tâm này diễn ra. 

Thông qua lễ khởi tâm, hạt giống giác ngộ trong tâm thức mỗi hành giả được nuôi dưỡng bằng tiến trình động của việc hình tượng hóa và quán một mạn-đà-la.  Chủ yếu, buổi lễ có bao gồm sự chuyển vận của các cảm xúc quấy rối thành trực giác và trí huệ hữu ích.  Thường thì sự khởi tâm như thế được ban cho từ yêu cầu của cá nhân hay nhóm hành giả.  Động cơ vị tha của nghệ nhân và người bảo trợ là cốt lõi của sự kiến tạo một mạn-đà-la

    Cụ thể đối với mạn-đà-la Thời luân thì mọi chi tiết đều là biểu tượng một vài phương diện của Thánh Bổn tôn Kalachakra và của Thánh Hộ Trì của vũ trụ.  Tổng cộng có đến 722 vị Thánh Hộ Trì 1 trong mạn-đà-la được biểu tượng hóa nhiều hình ảnh về các phương diện đa dạng của ý thực và thực tại, về tất cả các bộ phận của trí huệ tối hậu của Thánh Hộ Trì Kalachakra.  Việc hiểu và diễn dịch được mọi biểu tượng có trong mạn-đà-la sẽ tương tự như là việc đọc các văn bản Thời luân, cái mà bao gồm một lượng phong phú các giảng huấn từ vũ trụ quan cho đến bản thể học và tâm lý học.

Như đã đề cập, Mật thừa Kalachakra được diễn dịch ở 3 cấp độ là ngoại vi, nội thể, và thay thế.  Cấp độ ngoại vi chú ý tới các luật về thời gian và không gian của thế giới vật lý và ứng theo với các nội dung thiên văn, chiêm tinh, và toán học (tên dịch việt là Thời luân có thể bắt nguồn từ điểm này).  Cấp nội thể tập trung về các thành tố và cấu trúc thân người bao gồm cả hệ thống năng lực. 

Cấp thay thế là một học thuyết về lộ trình và quả của Thánh Hộ Trì thiền định thực tế trên vành đai lưu trú mạn-đà-la.  Thánh bổn tôn Kalachakra ngụ trong trung tâm của mạn-đà-la. Cung điện của Ngài bao gồm các mạn-đà-la đồng tâm lồng vào nhau cái này bên trong cái kia:  mạn-đà-la về thân, mạn-đà-la về khẩu, mạn-đà-la về ý và trong trung tâm là trí huệ và đại mãn nguyện.

    Mandala Thời luân sẽ có có 5 tầng (lầu) có đủ nóc.  Các tầng này biểu tượng cho 5 cấp độ của thân, khẩu, ý, ý thức ban sơ (hay còn gọi là "ý thức vi tế" , "bản lai diện mục" - pristine consciousness), tầng cao nhất là đại mãn nguyện. Mặc dù mô tả ở đây trên mặt bằng nhưng mạn-đà-la thực tế có ba chiều không gian, là một cung điện siêu việt với năm tầng, ở trung tâm có một Thánh bổn tôn Thời luân biểu lộ trạng thái giác ngộ.

    Cũng như các mạn-đà-la khác, nó có chia làm 4 và các màu của bốn phần đều có ý nghĩa riêng:  màu đen  phía đông  liên hệ với gió thường nằm phía đáy (trước). Phiá nam màu đỏ đó là lửa (phải). Phía Tây màu vàng (sau) liên hệ tới đất, và phía bắc là trắng (trái) liên hệ tới nước.  Như vậy để phân biệt với các mạn-đà-la cát thông thường thì có thể dựa vào cách cho màu khác nhau của 4 phương hướng của 4 phần này. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm rằng trong mạn-đà-la Kalachakra đôi khi người ta dùng màu xanh dương có giá trị thay thế cho màu đen. Cung điện vuông có 722 vị Thánh Hộ Trì theo vành đai tròn đồng tâm đầu tiên. Các vành đai khác sẽ đại diện cho đất (màu vàng), nước (màu trắng), lửa (màu đỏ), gió (màu xám hay xanh dương), và không gian và ý thức mở rộng xa khỏi tường của cung điện. Các vành đai bên ngoài biểu hiện cho vũ trụ là nguồn của thiên văn học Tây Tạng. 

Mười vị Thánh Hộ Trì xung nộ ngụ tại một trong các vành đai tròn đồng tâm  phục vụ như các người bảo vệ của mạn-đà-la. Mạn-đà-la  Kalachakra cát được cúng dường cho sự cân bằng vật lý và hòa bình cho cả hai thực thể cá nhân và thế giới, nhờ vào  các Thánh Hộ Trì được biểu trưng qua hình ảnh người, thú, hoa, hình tượng, và các âm tiết Phạn ngữ trong mạn-đà-la.

    Có 8 loại mồ chôn biểu thị như các bánh xe pháp giữa các vành đai lửa và gió ở bên ngoài. Trên vành đai đất có đặt mặt trời lặn và mặt trăng mọc.  Toàn bộ được bao bọc bởi vòng rào các Kim cương chùy, và bên ngoài là ánh sáng chói rực.

alt

  Sơ đồ giản lược của mạn-đà-la Thời luân Thân, Khẩu, Ý

  Đặt chuột lên hình và di chuyển từ từ để đọc các giải thích


    Khi nhìn vào mạn-đà-la người ta cảm thấy an lạc trên nhiều cấp độ. Theo đức Đạt-lai Lạt-ma, các Thánh Hộ Trì Thời luân tạo ra một bầu không khí thiện chí, giảm căng thẳng và bạo lực trong thế giới.  Ngài giải thích "Nó là phương cách để gieo trồng một hạt giống và hạt giống đó sẽ có nghiệp quả. Người ta không cần có mặt tại buổi lễ Thời luân để nhận được các lợi ích của nó"

    Tạo dựng và phá hủy mạn-đà-la cát:

    Trước khi một vị sư có thể được phép tham gia xây dựng một mạn-đà-la, người đó phải học trong một thời gian dài về nghệ thuật và triết học. Tất cả các sư Phật giáo ở các tự viện Tây Tạng đều được yêu cầu học về cách dựng các mạn-đà-la như là một phần của việc rèn luyện.  Quá trình học có hai lớp bao gồm việc ghi nhớ các văn bản cho các tên, độ dài, và vị trí cửa các đường chuẩn dùng để xác định cấu trúc cơ bản của các mạn-đà-la cũng như là các kĩ thuật bằng tay để vẽ và rải dòng cát.  Các văn bản này tuy vậy không miêu tả từng đường nét và cũng không chỉ rõ từng chi tiết của mỗi mạn-đà-la, mà đúng hơn nó được dùng như một ghi nhớ hướng dẫn để hoàn thành các dạng mạn-đà-la. Nội dung mạn-đà-la đặc biệt đều dựa vào các lời kinh.  Việc thực hiện mạn-đà-la phải được thực tập lập đi lập lại để tạo dựng nó dưới sự hướng dẫn của các vị sư có kinh nghiệm.  Trường hợp của đức Đạt-lai Lạt-ma, tại tự viện riêng Namgyal chu kì học này kéo dài trong 3 năm.

    Tiến trình xây dựng mạn-đà-la sẽ đòi hỏi kiên trì làm việc trong nhiều ngày có khi nhiều tuần lễ. Theo truyền thống, có 4 sư làm việc chung nhau trên một mạn-đà-la. Mạn-đà-la được chia thành các góc tư với mỗi sư lo một góc.  Trong thời gian của tiến trình, mỗi sư nhận được hỗ trợ để cung cấp đủ cát màu trong khi sư trọng trách tiếp tục làm việc trên các chi tiết đã được kẻ khung trên phần của mình.

    Công việc phải phải được tiến hành cực kì cẩn thận và chú tâm.  Khi tiến hành, các sư thực ra đang được truyền đạt các giảng huấn của Phật. Bởi vì mạn-đà-la chứa đựng các chỉ dạy của Phật để đạt tới giác ngộ, để thuần khiết hóa động cơ và để hoàn hảo hóa công việc của họ nhằm cho phép những người chiêm bái nó được hưởng tối đa phúc lợi

    Trước tiên, các sư cúng dường mạn-đà-la thông qua việc đọc kinh, chú với nhạc lễ.  Mạn-đà-la được xây dựng từ trung tâm mở rộng ra ngoài theo trình tự, bắt đầu từ 1 điểm ở tâm.  Với việc đặt điểm ở tâm, mạn-đà-la được cúng dường cho một vị Thánh Hộ Trì riêng biệt.  Vị Thánh Hộ Trì này thường được miêu tả trong một hình ảnh phía trên của tâm điểm, mặc dù vậy, một số mạn-đà-la chỉ đơn thuần có tính địa hình học.

    Trong các giai đoạn đầu của công việc, các sư ngồi bên ngoài của bệ (hay khung) vẽ mạn-đà-la và luôn đối mặt với tâm của mạn-đà-la.  Đối với các mạn-đà-la cở lớn, các sư sau đó sẽ phải đứng và cong người để rải cát màu.

    Các đường kẻ được vẽ qua tâm điểm đến 4 góc tạo ra  dạng thức tam giác vuông cân.  Các đường này được dùng để kiến trúc một cung điện với 4 cổng.   Mỗi cổng sẽ được trang hoàng với các chuông, vòng hoa, thú giữ cổng hay các vật biểu tượng khác. Hình dạng vuông mô tả theo kiến trúc là bốn mặt của cung điện hay của tự viện.  gọi là Cung điện là vì nó là nơi ngụ của các Thánh Hộ Trì,  gọi là tự viện vì nó bao gồm cốt lõi Phật.

    Từ hình vuông bên trong, các sư dựng một dãy các đường tròn đồng tâm. Ở đây những người tham gia làm việc theo lối tuần tự, tất cả di chuyển quanh mạn-đà-la.  Họ phải chờ cho đến khi mỗi phần chia được hoàn tất trước khi làm việc phần phía xa tâm hơn cùng nhau.  Điều này bảo đảm cho sự cân bằng công việc không ai nhanh hơn ai.

    Thường, cát màu được rải bởi một dụng cụ hình phểu (gần giống như các dụng cụ "bắt bông kem" trên các bánh bunche noel nhưng phểu bằng đồng thau và dài khoảng 30-50 cm). Trên phiểu có các khất nhỏ liền nhau, khi rải cát, người tham gia cà đi cà lại một thanh nhỏ lên các khất này tạo sự rung động làm cho dòng cát chảy ra được đều đặn và không bi tắc ách.

    Ở trung tâm đặt (vẽ cát) một vị Thánh Hộ Trì mà từ đó mạn-đà-la được định danh.  Thường thì vị Thánh Hộ Trì trung tâm này là một trong các dạng:

    Các Thánh Hộ Trì bình an:  Một Thánh Hộ Trì bình an làm biểu tượng cho tiếp cận tinh thần và tồn tại riêng của mạn-đà-la. Chẳng hạn như hình ảnh của Bồ tát Quán thế âm biểu trưng cho lòng từ bi ở trung tâm của việc tập trung về thể nghiệm tinh thần,  trong khi hình ảnh của Bồ tát Văn Thù Sư Lợi và của Kim cương thần (vị nữ giới tương ứng tinh thần) thì nhấn mạnh cho sự cần thiết của dũng khí và sức mạnh trong hành trình cho trí bát nhã thiên liêng.

    Các Thánh Hộ Trì xung nộ:  Nói lên sự đấu tranh dữ dội để vượt qua các trạng thái tâm lý xa lạ của một người.  Họ nhấn mạnh các đau khổ nội tâm mà làm cho thân, khẩu, ý của chúng ta bị tối tăm và do đó cản ngăn thành tựu mục tiêu của Phật tử là để giác ngộ hoàn toàn. Theo truyền thống thì các Thánh Hộ Trì xung nộ được hiểu là các khía cạnh của các nguyên lý nhân từ.

    Hình ảnh tính dục: nói lên tiến trình dung hợp nằm bên trong trái tim của mạn-đà-la. Hai thành tố đực và cái không có ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa tượng trưng cho vô hạn các cặp đối kháng (chẳng hạn yêu và ghét, tốt và xấu, ...) khi mà một người kinh nghiệm trong sự tồn tại thế tục. Hình ảnh tính dục cũng có thể được hiểu như là ẩn dụ cho giác ngộ với các phẩm chất của sự vui sướng, mãn nguyện, thống nhất và hoàn tất.

    Sau khi hoàn tất, các sư dâng hiến công đức cho lợi ích của tha nhân qua các lễ cầu nguyện.


alt

Lễ phá hủy mạn-đà-la   

alt
   
   Mạn-đà-la vũ trụ

alt

    Một loại mạn-đà-la không có các vòng tròn


alt

Mandala không có các tường thành vuông

    Ngoại trừ một ít mạn-đà-la được vẽ và dùng như là các đối tượng quán tưởng, các mạn-đà-la truyền thống Tây Tạng sau khi hoàn tất thường bị hủy và được đem đổ ra sông hay biển gần đó để phân bổ công đức mà nó có hoặc có khi được đem phân phát cho những người chiêm bái.  Lễ này để nhắc nhở việc kiến trúc mạn-đà-la đầy gian nan này là việc làm vô thường

    Thưởng thức và chiêm bái trong thực tế:

    Đối với những ai không có điều kiện xem thực hiện và chiêm bái mạn-đà-la có thể tìm trên trang youtube chẳng hạn. Tuy nhiên, những thấy biết này sẽ bị hạn chế rất nhiều so với những gì có thể tai nghe mắt thấy tường tận

   Trong trường hợp bạn hay các Phật tử thực sự muốn tìm hiểu chiêm bái nghiêm túc về nghệ thuật  thiêng liêng được tin là đem đến nhiều phúc lạc cho những người đến ngắm nhìn đồng thời có dịp cúng dường Tam bảo  thì ở đây xin bàn thêm vài điều kiện cụ thể để thỉnh một tăng đoàn Tây Tạng từ Ấn Độ đến viếng điạ phương (thường 1 cuộc viếng thăm như vậy trong một lãnh thổ, một tăng đoàn sẽ có thể đến nhiều thành phố để dựng, hủy và ban các lễ an lạc). 

Việc đầu tiên là phải có một tự viện hay một viện đại học Phật giáo đứng ra lo chỗ trú ngụ và nơi đặt mạn-đà-la (thường là sảnh đường chính của chùa hay nơi rộng rãi nghiêm trang của khuôn viên đại học). Sau khi đã có dự tính đầy đủ phương tiện thì người đại diện (có thể chỉ là một Phật tử đại điện không nhất thiết phải là sư) sẽ liện lạc chính thức để thỉnh. Dĩ nhiên, cần phải dự định trước là tùy theo kế hoạch và tiện lợi về hoằng hóa của tăng đoàn mà lời thỉnh nguyện có thể có thể được chấp nhận hay không. Tuy nhiên, sự nhẫn nại kiên trì thường sẽ đạt kết quả mong đợi.

    Các tổ chức hay cá nhân có thể tự tìm đến và liên lạc với bất kì tăng đoàn Tây Tạng nào có khả năng thực hiện mạn-đà-la. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể liên lạc ở đâu hơn thì hãy thử liên lạc với tăng đoàn của tự viện Zongkar Choede hay của Gaden Jangtse. Trước đây,tự viện Zongkar Choede là một trong những tự viện cổ nhất và lớn nhất Tây Tạng.  Tự viện này đã tạm thời dời sang Ấn độ từ 1959.  Đặc biệt Tự viện còn lưu giữ một bảo vật có một không hai đó là tôn tượng Phật A-Di-Đà cổ nhất Tây Tạng bằng đồng thường được Tăng đoàn dùng để ban phép cho người bệnh khi tiến hành các lễ lạc với một mạn-đà-la.

    Địa chỉ liên lạc:

    Zongkar Choede Monastery,
          Tibetan Settlement,
          Post GURUPURA-571 188,
          Hunsur Taluk,
          Dist Mysore,
          K.S. South India.
    Các Số gọi và fax đến văn phòng:
    Fax:       +91 8222 246021, 246055
    0091 8222 246396, 246058
    0091- 8222 - 246131

    Để liên lạc Anh ngữ có thể hỏi trực tiếp  thông dịch viên chính của tự viện là Ngài Ven.Jampa Kalsang
    Liên lạc với tăng đoàn Gaden Jangtse qua địa chỉ WEB site 

 http://www.gadenmonks.org hay email bằng Anh ngữ về người thông dịch là:

    nimanedup@yahoo.com

    Tài Liệu Tham Khảo chính:

    The Kalachakra mandala. http://www.tibet.com/Buddhism/kala1.htmll
    The mandala - Sacred Geometry and Art -- Article of the Month - September 2000. Nitin Kumar. http://www.exoticindiaart.com/mandala.htm
    Mandala. Jytte Hansen. 1996-2003 http://www.jyh.dk/indengl.htmm
    Exploring the mandala. http://www.graphics.cornell.edu/online/mandala/
    Mandala. http://en.wikipedia.org/wiki/mandala
    Mandala Projects -- what is mandala http://www.mandalaproject.org/What/Index.html
    Free mandala http://www.free-mandala.com/en/start.html
    The Sacred Art of Sand mandalas http://www.gomang.org/mandala.html
    Dharmapala Thangka Center. School of Thangka Painting.  Explanation of Kalachakra mandala http://www2.bremen.de/info/nepal////Gallery-2/Wrathful/5-15/Kalachak.htmm
    The Meaning and Use of mandala. Alexander Berzin. Dec 2003

    KALACHAKRA SYMBOLS http://www.omplace.com/omsites/Buddhism/kcsymbols.html

    The Kalachakra mandala http://kalachakranet.org/mandala_kalachakra.html

    Buddhist Art and Architecture - symbolism of mandala http://www.buddhanet.net/mandalas.htm

    Hình minh họa lấy từ các trang The Berzin Archives, Wikipedia, School Art Science Computing, International Kalachakra Network, của tác giả bài viết, và của Don Ngo

    Namyal Monastery Institute. http://www.namgyal.org/mandalas/background.cfm.  Các dữ liệu về mạn-đà-la của học viện Namgyal. Ithaca, New York Hoa Kì

    Tự Viện Namgyal. http://namgyalmonastery.org/mandala/.  Các dữ liệu về mạn-đà-la của tự viện Namgyal tại Ấn Độ

    "The Tibetan Book of the Dead - The Great Liberation Through Hearing in The Bardo" của Guru Rinpoche theo Karma Lingpa ISBN 0877736758. Bản dịch của Kiến Không http://www.thuvienhoasen.org/tuthutaytang-00.htm#loi%20noidau

Xin hồi hướng mọi công đức về Tam Bảo và tất cả chúng sinh hữu tình
 Ngày 29 tháng 8 năm 2007


http://www.tayphuongtinhdo.com/vs/images/stories/briaskthumb_footer_lotus.jpg